Chương 3 Nghị định 109/2008/NĐ-CP: Giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
Số hiệu: | 109/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/10/2008 | Ngày hiệu lực: | 07/11/2008 |
Ngày công báo: | 23/10/2008 | Số công báo: | Từ số 581 đến số 582 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được xem xét giao doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp.
2. Cam kết duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên kể từ ngày nhận giao doanh nghiệp, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Kế thừa công nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp sau khi đã xử lý theo các quy định của Nghị định này. Kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Không được bán, cho thuê, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi nhận giao, trừ trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
1. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán bộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản, xử lý tài sản và các khoản nợ.
2. Nguyên tắc xử lý tài sản:
a) Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì các bên giao, nhận giao doanh nghiệp và chủ sở hữu tài sản thỏa thuận việc kế thừa và ký lại hợp đồng mới hoặc thanh lý hợp đồng;
b) Đối với tài sản chiếm dụng, doanh nghiệp xác định chủ sở hữu để hoàn trả hoặc ký hợp đồng thuê mượn lại tài sản. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu, doanh nghiệp hạch toán tăng vốn nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản;
c) Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi, gồm: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác hình thành từ Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chuyển giao cho doanh nghiệp mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Đối với nhà ở của cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
d) Đối với tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp thì chuyển giao cho doanh nghiệp tiếp tục sử dụng trong sản xuất kinh doanh;
đ) Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc theo số năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp trước khi giao doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ:
a) Đối với các khoản nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; khoản vay Ngân hàng Thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam mà doanh nghiệp đã huy động các nguồn vốn để trả nợ nhưng không đủ thì được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động mà doanh nghiệp đã thu thì trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thanh toán. Trường hợp không còn vốn nhà nước thì được hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Người nhận giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp sau khi được xử lý.
4. Giá trị tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc giao doanh nghiệp, được chuyển giao toàn bộ cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
5. Trường hợp Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp không tham gia nhận giao doanh nghiệp thì được cấp quyết định giao doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.
1. Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức quyết định giao doanh nghiệp thông báo cho doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện giao doanh nghiệp.
2. Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Đại hội công nhân, viên chức để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyện nhận giao doanh nghiệp; xây dựng và thông qua phương án nhận giao doanh nghiệp bao gồm cả phương án sản xuất kinh doanh và phương án sắp xếp lại lao động; thực hiện các điều kiện nhận giao doanh nghiệp, trong đó cam kết sử dụng hết lao động trong doanh nghiệp (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động); cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn thì Ban Đổi mới tại doanh nghiệp phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp.
3. Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản, xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính; dự kiến chi phí tổ chức thực hiện giao doanh nghiệp. Căn cứ số liệu trên sổ kế toán, kết quả kiểm kê, phân loại, xử lý tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 22 Nghị định này, Giám đốc doanh nghiệp và Ban Đổi mới tại doanh nghiệp lập phương án xác định giá trị doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động. Trường hợp chi phí tổ chức thực hiện giao doanh nghiệp theo dự kiến lớn hơn giá trị phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp thì phải chuyển sang hình thức giải thể, phá sản.
4. Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Đại hội công nhân, viên chức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ liên quan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và cam kết nhận giao doanh nghiệp.
5. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Phương án sử dụng, đào tạo lại lao động;
d) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
đ) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
6. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp và ra quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan: Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư; Lao động – Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
7. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; Tổng giám đốc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp gồm các nội dung chính sau và được thông báo tại doanh nghiệp, trên một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp:
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể người lao động được giao doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp hoặc người do Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan, tổ chức quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
9. Sau khi nhận giao, đại diện tập thể người lao động tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên hoặc Đại hội xã viên, tùy theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mà tập thể người lao động nhận giao đã lựa chọn, thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải bao gồm quyết định giao doanh nghiệp, hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động.
10. Đại diện của doanh nghiệp thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc giao doanh nghiệp và thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Toàn bộ giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã được xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định này thuộc sở hữu tập thể người lao động và chia thành các cổ phần hoặc các phần vốn góp để giao cho từng người lao động tham gia nhận giao doanh nghiệp.
Mỗi người lao động nhận giao doanh nghiệp được giao quyền sở hữu một phần giá trị tài sản còn lại này bằng cổ phần hoặc phần vốn góp tương ứng với số năm đã làm việc cho khu vực nhà nước; được hưởng cổ tức, phần lợi nhuận; có quyền để thừa kế nhưng không được chuyển nhượng số cổ phần hoặc phần vốn được giao trong thời hạn 3 năm sau khi nhận giao doanh nghiệp.
1. Đăng ký kinh doanh theo hình thức pháp lý đã lựa chọn.
2. Được sử dụng tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân bối thu nhập theo điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
3. Được kế thừa quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũ theo thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn kế thừa hình thức thuê đất hoặc chuyển sang hình thức giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Được hỗ trợ kinh phí tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Có trách nhiệm thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
ASSIGNMENT OF ENTERPRISES TO THEIR LABOR COLLECTIVES
Article 21.- Conditions on labor collectives to be assigned their enterprises
The labor collective in an enterprise may be considered for assignment of the enterprise when fully satisfying the following conditions:
1. They voluntarily register to accept the enterprise assignment.
2. They pledge to maintain and develop production and business, ensure minimum jobs for three years or more from the date of acceptance of the enterprise, and fully pay insurance premiums for laborers who continue working in the enterprise under law.
3. They inherit debts and property obligations of the enterprise after these debts and obligations are handled under this Decree; and inherit rights and obligations towards laborers as provided for in the labor law.
4. They may not sell, lease or dissolve the enterprise at their own will within a minimum period of three years after the assignment, except when the enterprise goes bankrupt.
Article 22.- Principles for handling of assets, finance and debts upon enterprise assignment
1. The Renewal Board at the enterprise shall inventory and determine the quantity and actual conditions of all assets; long-term and short-term investments; assets which are rented, borrowed, kept or sold for others, consigned, appropriated, leased or lent; compare and classify debts; draw up a list of creditors and payable debts and a list of debtors and receivable debts divided into recoverable debts and irrecoverable debts; classify assets, handle assets and debts.
2. Principles for asset handling:
a/ For assets contributed or received as joint-venture capital; assets rented from outside or financially leased; assets borrowed, kept for others or other assets not belonging to the enterprise: the enterprise assignor and assignee and the asset owners shall negotiate on inheritance or liquidation of previously signed contracts or signing of new contracts;
b/ For appropriated assets, the enterprise shall identify their owners for returning them or entering into contracts to rent or borrow them. In case asset owners are unidentifiable, the enterprise shall account the actual value of these assets as an increase in its state capital;
c/ Assets being welfare facilities, including creches, kindergartens, infirmaries and other welfare assets formed from reward or welfare funds, shall be transferred to the new enterprise for management and use in service of the labor collective in the enterprise. Residential houses of employees, including those invested with state budget allocations, shall be transferred to the local house and land management agency for management or sale to current users under current regulations;
d/ Assets used in production and business which are invested with reward or welfare funds of the enterprise shall be transferred to the enterprise for further use in production and business;
el Cash balances of reward and welfare funds shall be divided to laborers currently working in the enterprise according to the number of working years at the enterprise before the enterprise assignment.
3. Principles for debt handling:
a/ Tax debts, other remittances into the state budget and debts borrowed by the enterprise from state-run commercial banks or the Development Bank of Vietnam, which cannot be fully paid though the enterprise has mobilized all capital sources, shall be handled under the Finance Ministry's guidance;
b/ Social insurance premium debts payable by the enterprise and social insurance premiums of laborers which were already collected by the enterprise shall, before the enterprise assignment, be paid from the value of its suite capital amount. In case no state capital amount is left, payment supports will be provided from the enterprise reorganization support fund under the Finance Ministry's guidance;
c/ The enterprise assignee shall take over receivable and payable debts of the enterprise after they are handled.
4. The remaining asset value, after payment of necessary expenses for enterprise assignment, shall be fully transferred to the labor collective in the enterprise as its owner.
5. In case the director, deputy directors and chief accountant of an enterprise do not take part in the enterprise handover acceptance, they may be considered on a case-by-case basis by the authority that has decided on enterprise assignment to be arranged to other jobs or handled under the Government's payroll streamlining policy.
Article 23.- Order of and procedures for enterprise assignment
1. Based on the approved general scheme on reorganization of enterprises with 100 % state capital, the agency or organization having decided on the assignment of an enterprise shall notify the assignment to the enterprise and publicize the enterprise assignment on the mass media.
2. The Trade Union Executive Committee or the Provisional Trade Union Executive Committee shall join the enterprise director in organizing a General Meeting of Employees to vote by majority on the voluntary acceptance of the enterprise assignment; elaborating and adopting plans on the acceptance of the enterprise assignment, including a production and business plan and a plan on labor rearrangement; complying with the conditions on the acceptance of the enterprise assignment, including the commitment to employ all laborers in the enterprise (excluding those who voluntarily terminate their labor contracts); nominating representatives to carry out procedures for acceptance of the enterprise assignment. For enterprises without trade unions, the Renewal Board at the enterprise shall coordinate with the enterprise director in organizing a General Meeting of Employees.
3. The Renewal Board at an enterprise shall classify assets; determine and classify debts; make financial statements; and estimate expenses for organizing the enterprise assignment. Based on figures on accounting books and results of inventory, classification and handling of assets, finance and debts on the principles for handling assets, finance and debts specified in Article 22 of this Decree, the enterprise director and the Renewal Board at the enterprise shall work out a plan on determination of the value of the enterprise to be assigned to the labor collective. In case estimated expenses for organizing the assignment of an enterprise are higher than the value of the remaining state capital amount in the enterprise, the enterprise shall be subjected to dissolution or bankruptcy instead of assignment.
4. The Trade Union Executive Committee of the enterprise or the Provisional Trade Union Executive Committee or a person elected by the
General Meeting of Employees as their representative shall list and classify laborers and compile their dossiers; and work out a production and business plan and the commitments to accept the enterprise assignment.
5. The representative of the labor collective shall send to the Enterprise Renewal and Development Board a dossier of application for acceptance of enterprise assignment, which comprises:
a/An application for acceptance of enterprise assignment;
b/ A production and business plan;
c/ A plan on employment and retraining of laborers;
d/ Projected form of organization of the new enterprise;
e/ Commitments of the labor collective.
6. The competent authority shall approve the dossier of application for acceptance of enterprise assignment and issue a decision to assign the enterprise to the labor collective. This decision shall be sent to the following agencies: Enterprise Finance Office; Tax Department; Business Registration Office; Planning and Investment Service; Labor, War Invalids and Social Affairs Service; and Statistics Office of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered; and the Enterprise Renewal and Development Steering Committee.
7. To organize the conclusion of the contract for enterprise assignment and acceptance between a representative of the labor collective and a person authorized by the minister or the president of the provinciai-level People's Committee: the director general of the state corporation or the parent company. This contract shall be notified to the enterprise and published on a printed or online newspaper for three consecutive issues and contains the following principal details:
a/Name and address of the enterprise assigned to the labor collective;
b/Full name and address of the representative of the labor collective;
c/ Value of the assigned enterprise, and mode of assignment and acceptance;
d/ Commitments of the labor collective at the enterprise;
e/ Rights and obligations of the labor collective accepting the enterprise assignment.
Enclosed with the contract are a list of assigned assets already valued and a list of laborers in the collective receiving the assigned enterprise.
8. The Enterprise Renewal and Development Board shall join the enterprise director in organizing the enterprise handover according to the approved plan to the labor collective represented by the Trade Union president or by a person elected by the General Meeting of Employees to receive and manage the enterprise, to the witness of representatives of the agency or organization having decided on the enterprise assignment and the enterprise finance office.
9. After accepting the assignment, the labor collective's representative shall organize a General Meeting of Shareholders or Cooperative Members, and make business registration for the enterprise in the form of joint-stock company, limited liability company or cooperative as selected by the labor collective under the business registration law. The business registration dossier must comprise the enterprise assignment decision, the assignment and acceptance contract and the written record of handover of the enterprise to the labor collective.
10. Within 30 days after being granted a business registration certificate, the enterprise's representative shall publicize the enterprise assignment and change in the legal form of the enterprise on the mass media under law.
Article 24.- Ownership of enterprises after assignment
The whole remaining asset value of the enterprise, after being handled under Article 22 of this Decree, shall come under the ownership of the labor collective and divided into shares or contributed capital portions to be assigned to each laborer participating in the acceptance of the enterprise assignment.
Each laborer participating in the acceptance of the enterprise assignment may be given the right to own a part of the remaining asset value in Shares or contributed capital portions corresponding to the number of years working in the state sector; enjoy dividends and profits; may bequeath but may not transfer his/her assigned shares or capital portion within three years after the acceptance of the enterprise assignment.
Article 25.- Rights and obligations of the enterprise assignee
1. To make business registration in the selected legal form.
2. To use assigned assets, organize production and business, and distribute incomes according to the organization and operation charter of the enterprise.
3. To inherit lawful rights and interests of the former enterprise as agreed upon in the enterprise assignment and acceptance contract; inherit contracts on land rent, power and water supply of the former enterprise under law. The enterprise may choose to continue die current form of land rent or shift to land allocation under the land law.
4. To be provided with financial assistance from the Enterprise Reorganization Support Fund for organizing the retraining of laborers in order to employ them under the guidance of the Ministry of Finance.
5. To be responsible for fulfilling the commitments in the enterprise assignment and acceptance contract and obligations towards the State under law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực