Chương 1 Nghị định 109/2008/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 109/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/10/2008 | Ngày hiệu lực: | 07/11/2008 |
Ngày công báo: | 23/10/2008 | Số công báo: | Từ số 581 đến số 582 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập và bán đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập.
1. Bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập không phụ thuộc vào quy mô vốn nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Thuộc diện bán doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
b) Thuộc diện cổ phần hóa trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không thực hiện cổ phần hóa được.
2. Bán đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, áp dụng đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc các trường hợp sau:
a) Thuộc diện bán bộ phận doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bộ phận doanh nghiệp còn lại;
b) Thuộc diện cổ phần hóa bộ phận doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng không thực hiện cổ phần hóa được.
3. Giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập (sau đây gọi chung là giao doanh nghiệp) khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giá trị tổng tài sản ghi trên sổ kế toán dưới 15 tỷ đồng;
b) Không có lợi thế về đất đai;
c) Thuộc diện giao doanh nghiệp trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đã tiến hành bán nhưng không bán được.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bán doanh nghiệp”, bao gồm: bán toàn bộ hoặc bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập quy định tại khoản 1 và bán đơn vị phụ thuộc quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này là việc chuyển sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.
2. “Giao doanh nghiệp” là việc chuyển sở hữu không thu tiền đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập thành sở hữu của tập thể người lao động trong doanh nghiệp có phân định rõ sở hữu của từng người.
3. “Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước” bao gồm: công ty nhà nước độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đại diện chủ sở hữu.
4. “Công ty thành viên hạch toán độc lập” bao gồm: công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con là chủ sở hữu.
5. “Công ty mẹ” bao gồm: công ty mẹ thuộc tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
6. “Người mua doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp” là tập thể người lao động trong doanh nghiệp, pháp nhân, nhóm người hoặc cá nhân mua doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp.
7. “Người nhận giao doanh nghiệp” là tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhận giao doanh nghiệp.
8. “Người giao, người bán doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp” là cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp.
9. “Bán theo phương thức trực tiếp” là phương thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một tổ chức hoặc tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc một nhóm người hoặc một cá nhân đăng ký mua (sau đây gọi tắt là người đăng ký mua).
10. “Bán theo phương thức đấu giá” là phương thức lựa chọn người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp khi có từ hai người đăng ký mua trở lên thông qua trả giá cạnh tranh công khai tại phiên đấu giá.
11. “Tập thể người lao động trong doanh nghiệp” là những người lao động hiện có trong danh sách làm việc thường xuyên của doanh nghiệp tự nguyện thực hiện nghị quyết Đại hội công nhân viên chức doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp về nhận giao, mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp tại thời điểm có hiệu lực của quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lao động. Tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Công đoàn doanh nghiệp hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời làm đại diện hoặc người được Đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp bầu làm đại diện để thực hiện việc nhận giao, mua doanh nghiệp hoặc mua bộ phận doanh nghiệp.
12. “Ban Đổi mới tại doanh nghiệp” là tổ chức được thành lập tại doanh nghiệp thực hiện bán, giao doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ quyết định thành lập.
13. “Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp” là tổ chức thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định này khi bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp hoặc giao doanh nghiệp.
14. “Doanh nghiệp không cổ phần hóa được” là doanh nghiệp mà theo Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc danh mục cổ phần hóa, sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa nhưng vẫn không cổ phần hóa được hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để cổ phần hóa.
15. “Doanh nghiệp không có lợi thế về đất đai” là doanh nghiệp:
a) Có quyền sử dụng đất đối với diện tích dưới 200 m2;
b) Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giá thuê đất trên thị trường trong điều kiện bình thường không vượt quá 20% so với giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp không xác định được giá thì sử dụng giá chuyển nhượng hoặc giá thuê đất của khu đất có vị trí và điều kiện tương đương để xác định.
1. Đối tượng có quyền mua doanh nghiệp, bao gồm:
a) Tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
b) Cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;
c) Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trừ tổ chức tài chính trung gian thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp;
d) Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp, thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các cá nhân thuộc tổ chức tài chính trung gian thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp;
đ) Tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài, trừ tổ chức kinh tế tài chính trung gian và cá nhân thuộc tổ chức kinh tế tài chính trung gian thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điểm c và các đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này theo quy định pháp luật được xác định là nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cùng với các doanh nghiệp, công dân Việt Nam khác mua một phần của doanh nghiệp theo tỷ lệ không vượt quá mức cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam có cam kết; đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác, nhà đầu tư nước ngoài được mua toàn bộ doanh nghiệp.
3. Đối tượng được giao doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
1. Người mua, người nhận giao không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
2. Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đã được kiểm toán.
3. Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
a) Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
b) Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
c) Bán thỏa thuận trực tiếp có kế thừa công nợ;
d) Bán thỏa thuận trực tiếp không kế thừa công nợ;
Ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp mua nếu trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
4. Thực hiện việc công bố công khai theo quy định tại Điều 15 và Điều 23 Nghị định này.
5. Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toán trong việc mua doanh nghiệp thông qua tài khoản này.
6. Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bán, giao doanh nghiệp được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ bán doanh nghiệp, nếu không đủ thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí bán, giao doanh nghiệp.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người mua, người nhận giao doanh nghiệp; quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các bên liên quan theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Decree provides for the sale or assignment of enterprises with 100% state capital and independent cost-accounting member companies, and the sale of dependent units of enterprises with 100% state capital and independent cost-accountins member companies.
Article 2.- Subjects of and conditions for application
1. Enterprises with 100% state capital and independent cost-accounting member companies may be sold, regardless of their state capital amounts, in the following cases:
a/ They are subject to sale approved by the Prime Minister in the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital;
b/ They are subject to equitization in the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital but cannot be equitized.
2. The sale of dependent units of enterprises with 100% state capital applies to dependent cost- accounting units of state corporations, parent companies, enterprises with 100% state capital or independent cost-accounting member companies in the following cases:
a/ They are subject to sale of enterprise divisions as approved by the Prime Minister in the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital and such sale does not affect the operation of other enterprise divisions and their capability to fulfill their debt payment obligation:
b/They are subject to equitization of enterprise divisions in the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital but cannot be equitized.
3. The assignment of an enterprise with 100% state capital or an independent cost-accounting member company (below referred to as enterprise assignment) mav be conducted when the following conditions are satisfied:
a/ Its total book asset value is under VND 15 billion;
b/ It has no land advantage;
c/ It is subject to enterprise assignment in the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital approved by the Prime Minister, or had been put for sale but could not be sold.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below shall be construed as follows:
1. "Enterprise sale," which covers the sale of the whole or a division of an enterprise with 100% state capital or an independent cost-accounting member company specified in Clause 1, or the sale of a dependent unit specified in Clause 2, Article 2 of this Decree, means the transfer of ownership, with collection of sale proceeds, of the whole or a division of the enterprise to another collective, individual or legal entity.
2. "Enterprise assignment" means the transfer of Ownership, without collection of a sum of money, of an enterprise with 100% state capital or an independent cost-accounting member company to the labor collective in the enterprise with clear definition of ownership of each individual laborer.
3. "Enterprise with 100% state capital" means an independent state company or a one-member limited liability company with 100% state capital and under a ministry, ministerial-level agency, government-attached agency (below collectively referred to as ministry) or People's Committee of a province or centrally run city (below collectively referred to as provincial-level People's Committee) as its owner's representative.
4. "Independent cost-accounting member company" means an independent cost-accounting member company or one-member limited liability company owned by a state corporation, a parent company in a state corporation or economic group or a parent company in the parent company-affiliate company model.
5. "Parent company" means a parent company in a state corporation or economic group or parent company in the parent company-affiliate company model.
6. “Enterprise or enterprise division purchaser" means the labor collective in an enterprise, a legal entity, a group of persons or an individual that purchases an enterprise or a division of an enterprise.
7. "Enterprise assignee" means the labor collective in an enterprise which is assigned the enterprise.
8. "Enterprise or enterprise division assignor or seller" means an agency or organization acting as the enterprise owner's representative.
9. "Sale by direct mode" means a mode of negotiation, agreement and conclusion of a contract directly between the seller and the purchaser of an enterprise or enterprise division in case only one organization or the labor collective in the enterprise or a group of persons or an individual registers for the purchase (below referred to as purchase registrant).
10. "Sale by mode of auction" means a mode of selecting an enterprise or enterprise division purchaser in case there are two or more purchase registrants to otter competitive bids at a public auction.
11. "Labor collective in an enterprise" means the collective of laborers currently on the list of regular employees of an enterprise who voluntarily implement a resolution of the General Meeting of employees of the enterprise or enterprise division on acceptance of the enterprise or enterprise division assignment or purchase at the effective time of the decision approving a scheme on labor arrangement. The labor collective in an enterprise is represented by the enterprise's Trade Union Executive Committee or Provisional Trade Union Executive Committee or a person elected as its representative by the General Meeting of the enterprise's employees for acceptance of the enterprise or enterprise division assignment or purchase.
12. "Renewal Board at an enterprise" means an organization set up at an enterprise to conduct the enterprise sale or assignment under a decision of the concerned ministry, provincial-level People's Committee, state corporation or parent company.
13. "Enterprise Renewal and Development Board" means an organization set up under a decision of the concerned ministry, provincial-level People's Committee, stale corporation, parent company in an economic group or corporation established by the Prime Minister to perform the tasks and exercise the powers specified in this Decree in the course of enterprise or enterprise division sale or assignment.
14. "Enterprise which cannot be equitized" means an enterprises which, according to the general scheme on reorganization of enterprises with 100% state capital approved by the Prime Minister, is on the list of those to be equitized. but. after the application of all equitizing measures provided for by law. could not be equitized or fails to satisfy the conditions on equitization.
15. "Enterprise without land advantage" means an enterprise which:
a/ has land use rights to a land area of under 200 m2:
b/ has the transfers price of its land use rights or the lease rate of its land on the market under normal conditions not higher by 20% than the price or rate set by the provincial-level People's Committee. If it is impossible to determine the transfer price or lease rate, the transfer price or lease rate of a land lot with similar location and conditions may be referred to.
Article 4.- Subjects entitled to purchase or be assigned an enterprise
1. Subjects entitled to purchase a, enterprise include:
a/The labor collective in the enterprise;
b/ Individual laborers in the enterprise;
c/ Enterprises with 100% state capital and enterprises of all economic sectors including foreign-invested enterprises in Vietnam, other than intermediary financial institutions providing enterprise price appraisal or auction consultancy:
d/ Vietnamese citizens who have the full civil act capacity, except those who are not allowed to establish and manage enterprises defined at Points b. c, d, e. f and g. Cause 2. and Point b. Clause 4. .Article 13 of the Enterprise Law. members of the
Enterprise Renewal and Development Board, individuals of intermediary financial institutions providing enterprise price appraisal or auction consultancy:
e/ Economic or financial institutions established under foreign laws and conducting business activities overseas or in Vietnam and foreigners, except intermediary economic or financial institutions and individuals of these institutions providing enterprise price appraisal or auction consultancy.
2. Foreign-invested enterprises specified at Point c and entities specified at Point e, Clause 1 of this Article that are specified by law as foreign investors may join other Vietnamese enterprises and citizens in purchasing part of enterprises at a ratio not exceeding that provided in Vietnam's international commitments on business-rights of foreign investors in specified domains or sectors. Foreign investors may purchase whole enterprises operating in other domains or sectors.
3. Entitled to be assigned an enterprise is the labor collective in the enterprise satisfying the conditions specified in Article 2! of this Decree.
Article 5.- Principles for enterprise sale or assignment
1. The purchaser or assignee of an enterprise may not resell the enterprise within the period stated in the contract.
2. Upon sale or assignment of an enterprise, its assets shall be calculated in value. The value of an enterprise to be sold shall be calculated at actual market prices. The value of an enterprise
to be assignee shall be calculated according to its audited book value.
3. The priority order for selection of the mode of enterprise sale:
a/Auction with inheritance of debts;
b/ Auction without inheritance of debts;
c/ Sale under direct agreement with inheritance of debts;
d/ Sale under direct agreement without bequeathal of debts.
The labor collective in an enterprise is given priority to purchase the enterprise if they offer a bid equal to other purchasers' bids in the last auction call.
4. To publicize the enterprise sale or assignment under Articles 15 and 23 of this Decree.
5. Enterprise purchases shall be paid in Vietnam dong. Foreign investors wishing to purchase enterprises shall open deposit accounts at payment service providers operating in the Vietnamese territory and effect the payment for enterprise purchases via these accounts.
6. Actual, reasonable and necessary expenses for the enterprise sale or assignment may be deducted from state capital in enterprises or proceeds from enterprise sale. Deficit shall be made up for with supports from the Enterprise Reorganization Support Fund. The Ministry of Finance shall guide enterprise sale or assignment expense items and levels.
Article 6.- Assurance by the State
The State recognizes and protects the property ownership and use rights, other lawful rights and interests of enterprise purchasers or assignees: lawful rights and interests of laborers and related parties under law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực