Chương IV Nghị định 108/2008/NĐ-CP: Khoảng cách an toàn
Số hiệu: | 108/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/10/2007 | Ngày hiệu lực: | 05/11/2008 |
Ngày công báo: | 21/10/2008 | Số công báo: | Từ số 579 đến số 580 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/11/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải thiết lập khoảng cách an toàn từ khu vực sản xuất, cất giữ tới các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân địa phương xử lý các cơ sở sản xuất hóa chất đang tồn tại có các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định của Nghị định này hoặc khoảng cách an toàn bị vi phạm phải thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, cất giữ các loại hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải xác định khoảng cách an toàn sao cho tại địa điểm, vị trí cần bảo vệ theo quy định của pháp luật các yếu tố nguy hiểm nằm dưới ngưỡng định lượng.
a) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí độc hoặc tạo thành hơi, khí độc, ngưỡng định lượng là nồng độ chất độc trong không khí (miligam/m3) mà tại đó người tiếp xúc trong vòng 60 phút không bị ảnh hưởng khó hồi phục hoặc tổn thương đến mức phải sử dụng các phương tiện hoặc hành động bảo vệ tương ứng;
b) Trường hợp hóa chất nguy hiểm thoát ra từ các sự cố ở dạng hơi, khí dễ cháy, nổ hoặc tạo thành hơi, khí dễ cháy; nổ; ngưỡng định lượng là khối lượng chất dễ cháy, nổ trong không khí quy ra phần trăm (%) thể tích hoặc mg/l có giá trị thấp hơn giới hạn dưới của nồng độ cháy hoặc thấp hơn giới hạn nổ dưới;
c) Trường hợp sóng nổ lan truyền từ sự cố hóa chất nguy hiểm, ngưỡng định lượng là mức tăng áp suất không khí do lan truyền sóng nổ gây ra bằng 6,9 kPa.
2. Việc xác định khoảng cách an toàn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về khí tượng thủy văn, địa hình địa vật của nơi đặt cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm và các điều kiện công nghệ của quá trình sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm.
3. Đối với hóa chất vừa có tính nguy hiểm cháy, nổ, vừa có tính độc, khoảng cách an toàn trong trường hợp sự cố được xác định riêng cho từng tính chất nguy hiểm và được lấy giá trị lớn nhất để áp dụng.
4. Trong cơ sở có nhiều loại hóa chất nguy hiểm, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng loại hóa chất và lấy khoảng cách an toàn lớn nhất để áp dụng.
5. Trong cơ sở có nhiều thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm đặt tại các vị trí khác nhau, khoảng cách an toàn được xác định riêng cho từng thiết bị sản xuất, chứa đựng; khoảng cách an toàn áp dụng chung cho toàn bộ cụm thiết bị phải bao gồm khoảng cách an toàn riêng của từng thiết bị sản xuất, chứa đựng hóa chất nguy hiểm.
6. Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
Khoảng cách an toàn phải được thay đổi phù hợp trong trường hợp sau:
1. Cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm có sự thay đổi về công nghệ, khối lượng sản xuất, cất giữ hoặc có sự thay đổi bất kỳ dẫn đến thay đổi về khoảng cách an toàn.
2. Số liệu thống kê về sự cố hóa chất nguy hiểm trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy khoảng cách an toàn dự đoán có sự khác biệt lớn so với thực tế.
3. Trường hợp khoảng cách an toàn từ nơi đặt thiết bị đến vị trí, địa điểm cần bảo vệ không đạt yêu cầu về ngưỡng định lượng cho phép, cơ sở sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định, cụ thể:
a) Giảm khối lượng sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Bổ sung các biện pháp che chắn hoặc sử dụng các phương tiện giảm nhẹ sự thoát ra của hóa chất nguy hiểm;
c) Thay đổi điều kiện công nghệ sản xuất, cất giữ hóa chất nguy hiểm để có kết quả theo hướng giảm khối lượng, áp suất, nhiệt độ sản xuất, cất giữ hóa chất.
Article 13.- Responsibility to establish safety distances
1. Investment projects on the production of or trading in chemicals on the list specified in Appendix IV to this Decree shall establish safety distances between chemical-producing,or -storing facilities and residential areas, public works, historical or cultural relics, scenic places, beauty spots, natural reserves, national parks, biosphere reserves, species-habitat conservation areas, marine conservation areas and daily-life water sources.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with line ministries and local People's Committees in. handling existing chemical production establishments which fail to ensure safety distance conditions under this Decree or have their safety distances encroached upon and urging them to establish new safety distances before December 31, 2010.
Article 14.- Determination of safety distances
1. Organizations and individuals with establishments producing or storing hazardous chemicals specified in Appendix IV to this Decree shall determine safety distances to ensure that hazardous elements in places or positions protected by law are below quantitative limits.
a/ In ease a hazardous chemical leaked from an incident is a toxic vapor or gas or emits a toxic vapor or gas, the quantitative limit is the toxic chemical concentration in the air (miligram/m3) at which a person exposed to that vapor or gas for up to 60 minutes does not suffer from an irrecoverable effect or an injury of a degree requiring the use of protection devices or corresponding protection actions;
b/ In case a hazardous chemical leaked from an incident is a flammable or explosive vapor or gas or emits a flammable or explosive vapor or gas, the quantitative limit is the weight of that vapor or gas in the air expressed as percentage (%) of volume or in mg/l, which is below the lower limit of flammable concentration or the lower explosive limit;
c/ In case of blast wave spreading from a hazardous chemical explosion, the quantitative limit is the level of air pressure surge caused by the spreading blast wave and equal to 6.9 kPa.
2. The determination of safety distances must be based on specific hydrometeorological and topographical conditions at the locations of hazardous chemicals-producing or -storing establishments and technological conditions of the hazardous chemical production or storing process.
3. For hazardous chemicals which are both flammable or explosive and toxic, safety distances in case of incident occurrence shall be determined separately tor each hazardous property and the maximum determined value will be applicable.
4. For an establishment with many kinds of hazardous chemicals, its safety distance shall be determined separately for each kind of chemical and the maximum safety distance will be applicable.
5. For an establishment with many equipment for hazardous chemical production or storage installed in different places, its safety distance shall be determined separately for each kind of equipment. The safety distance applicable to all of these equipment must cover the specific safety distance for each equipment.
6. The Ministry of Industry and Trade shall elaborate and promulgate technical regulations on safety distances applicable to establishments producing or trading in hazardous chemicals specified in Appendix IV to this Decree.
Article 15.- Change in safety distances
A safety distance must be changed as appropriate in the following cases:
1. A hazardous chemical -producing or -storing establishment makes a change in production or storing technology or volume or experiences any change leading to a change in the safety distance.
2. Statistics on hazardous chemical incidents for the last five years show that the estimated safety distance is greatly different from reality.
3. In case the safety distance from a place
where an equipment is installed to places or positions under protection does not satisfy the permissible quantitative limit, the hazardous chemical-producing or -storing establishment shall apply measures to assure the prescribed safety distance as specified below:
a/ Reducing the volume of produced or stored hazardous chemicals;
b/ Applying additional measures of sheltering and covering or using devices to reduce the leakage of hazardous chemicals;
c/ Changing the technology for producing or storing hazardous chemicals in order to reduce the production or storing volume, pressure or temperature of hazardous chemicals.