Chương 2 Nghị định 108/2007/NĐ-CP: Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm hiv
Số hiệu: | 108/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 07/08/2007 |
Ngày công báo: | 23/07/2007 | Số công báo: | Từ số 492 đến số 493 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
2. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng sau:
1. Người mua dâm, bán dâm;
2. Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
3. Người nhiễm HIV;
4. Người có quan hệ tình dục đồng giới;
5. Người thuộc nhóm người di biến động;
6. Người có quan hệ tình dục với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.
2. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động từ hai tỉnh trở lên;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có chức năng liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt các chương trình, dự án có quy mô hoạt động trong phạm vi địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
3. Thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:
a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn tiêu chuẩn của người được cấp thẻ; mẫu thẻ; việc cấp, phát, quản lý và sử dụng thẻ thống nhất trong cả nước khi tham gia chương trình, dự án về thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
1. Bao cao su được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí hoặc bán trợ giá cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bao cao su cung cấp miễn phí quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
3. Người phụ trách các chương trình, dự án có quyền:
a) Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su miễn phí, đặt các máy bán bao cao su tự động, bố trí các điểm bán lẻ bao cao su tại các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác;
b) Đẩy mạnh hoạt động cung cấp bao cao su miễn phí, bán bao cao su đã được trợ giá cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
4. Người phụ trách các chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách;
b) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.
5. Người phụ trách các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ lưu trú khác có trách nhiệm phối hợp với các chương trình, dự án trong việc cung cấp bao cao su miễn phí hoặc đặt máy bán bao cao su tự động tại cơ sở của mình.
6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
1. Bơm kim tiêm sạch được các chương trình, dự án cung cấp miễn phí cho người nghiện chích ma túy thông qua các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp thẻ hoặc qua mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Bơm kim tiêm quy định tại khoản 1 Điều này phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán".
3. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm an toàn;
b) Phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp, đồng thời thu gom các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyển về địa điểm quy định để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
4. Người nghiện chích ma tuý có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Các chương trình, dự án được phép phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định hoặc di động tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh và cấp huyện, các nhà thuốc, các phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện và các địa điểm thích hợp khác.
6. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình, dự án hoạt động, phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
1. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
3. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
4. Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế.
5. Trong quá trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người nghiện các chất dạng thuốc phiện không bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp sử dụng ma tuý trái phép.
6. Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Thuốc thay thế sử dụng trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện cụ thể đối với cơ sở y tế được chỉ định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; quy trình, phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
1. Nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của chương trình, dự án trong quá trình triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động thực tế của nhân viên tiếp cận cộng đồng của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của các chương trình, dự án theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát:
a) Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện chương trình, dự án không tuân thủ đúng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không đủ năng lực quản lý hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế - đơn vị đã phê duyệt chương trình, dự án đó để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
HARM REDUCTION INTERVENTION MEASURES IN THE PREVENTION OF HIV TRANSMISSION
Article 4.- Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission
1. Provision of condoms and guidance on condom use.
2. Provision of clean needles and syringes and guidance on their use.
3. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs.
Article 5.- Target groups of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission
Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission are applied to the following groups:
1. Sex workers and their customers;
2. Addicts to opiate substances;
3. HIV-infected persons;
4. Persons having homosexual relations;
5. Mobile population group;
6. Persons having sexual relations with those specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.
Article 6.- Competence to decide on implementation of harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission
1. Harm reduction intervention measures in the prevention of HIV transmission are implemented under programs and projects approved by competent state agencies defined in Clause 2 of this Article.
2. Competence to approve programs and projects funded with capital from the state budget or other sources is prescribed as follows:
a/ The Minister of Health approves those programs and projects to operate in two or more provinces;
b/ Ministers or heads of ministerial-level agencies with functions related to HIV/AIDS prevention and control approve programs and projects to operate within the scope under their respective management;
c/ Presidents of People’s Committees of provinces or centrally run cities approve programs and projects to operate in their respective localities.
3. Competence to approve programs and projects funded with official development assistance complies with the Government’s Decree No 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on management and use of official development assistance.
Article 7.- Rights and responsibilities of outreach workers who participate
in implementing programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission
1. Outreach workers who participate in programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission are entitled to:
a/ Benefits and allowances from these programs and projects;
b/ Protection by law when providing condoms, clean needles and syringes or treatment of addition to opiate substances with substitution drugs for those stated in Article 5 of this Decree;
2. Outreach workers who participate in programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission have the following responsibilities:
a/ To notify the commune-level People’s Committee and police before implementing harm reduction intervention measures in localities;
b/ Use their cards in performing their assigned tasks.
3. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, guiding criteria for card holders; the form of the card; the issuance, management and use of cards nationwide when implementing programs or projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission.
Article 8.- Provision of condoms and guidance on condom use
1. Condoms are provided free of charge or sold at subsidized price under programs or projects to those stated in Article 5 of this Decree by outreach workers holding cards or through the network of condom distribution points stated in Clause 3 of this Article..
2. Condoms provided free of charge as stipulated in Clause 1 of this Article must have the phrase “For free distribution only, not for sale” on their packings or supplementary labels.
3. Managers of programs or projects may:
a/ Expand the network of free-of-charge condom distribution points, install condom vending machines and arrange condom retail points in entertainment centers, railway or bus stations, hotels, guest houses, restaurants and other accommodation service facilities;
b/ Promote the free-of-charge provision of condoms and the sale of condoms at subsidized price to users.
4. Managers of programs and projects shall:
a/ Provide guidance on proper condom use;
b/ Notify the commune-level People’s Committee and police before providing condoms and guidance on condom use.
5. Owners of entertainment centers, railway and bus stations, hotels, guest houses, inns, restaurants and accommodation service facilities are responsible for collaborating with programs and projects in providing condoms free of charge or installing condom vending machines within their establishments.
6. The People Committees at all levels and police offices at the same level are responsible for creating favorable conditions for programs and projects to operate and develop the network of condom distribution points in their localities.
Article 9.- Provision and guidance for use of clean needles and syringes
1. Clean needles and syringes are provided free of charge under programs and projects to injecting drug users by outreach workers holding cards or through the network of clean needles and syringes distribution points stated in Clause 5 of this Article.
2. Needles and syringes stated in Clause 1 of this Article must have the phrase “For free distribution only, not for sale” on their packings or supplementary labels.
3. When distributing clean needles and syringes to injecting drug users, outreach workers shall:
a/ Instruct the safe use of needles and syringes;
b/ Distribute correct quantities of clean needles and syringes provided by the program or project, and collect all used ones in safe hard-shell containers and carry them to prescribed places for destruction in accordance with the law on waste disposal;
4. Injecting drug users shall collect used needles and syringes and hand them to outreach workers according to Point b, Clause 3 of this Article.
5. Programs and projects may expand their fixed or mobile networks of providing clean needles and syringes at HIV/AIDS prevention and control centers, provincial- and district-level preventive medicine centers, drug stores, voluntary counselling and testing centers and other appropriate sites.
6. People’s Committees at all levels and polices of the same level are responsible for creating favorable conditions for programs and projects to operate and develop clean needle and syringe distribution points in their localities.
Article 10.- Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs
1. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs is provided at medical establishments which have adequate physical facilities, equipment and personnel and are designated by provincial or municipal-level Health Services through programs or projects approved by competent state agencies defined in Clause 2, Article 6 of this Decree. Treatment of addition to opiate substances with substitution drugs is not permitted at medical treatment establishments set up under the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Treatment of addiction to opiate substances with substitution drugs is provided only to addicts of opiate substances who voluntarily and commit in writing to adhere to the treatment guidelines. For addicts aged under 16 years, their parents or lawful guardians shall express their consent and commit in writing to adhere to the treatment guidelines.
3. Substitution drugs must be granted registration numbers by the Ministry of Health for circulation.
4. Addicts to opiate substances shall use substitution drugs under the supervision of health workers.
5. During the process of treatment of addition to opiate substances with substitution drugs, addicts to opiate substances will not be confined to medical treatment establishments set up under the Ordinance on Handling of Administrative Violations, unless they illegally use narcotics.
6. Only medical doctors and assistant doctors who have completed training in treatment of addiction to opiate substances with substitute drugs according to regulations of the Minister of Health and are assigned by the medical establishments stated in Clause 1 of this Article can prescribe substitution drugs for addicts to opiate substances who are on the list for such treatment under the program or project approved by a competent state agency.
7. Substitution drugs used in the treatment of addition to opiate substances shall be managed in accordance with the law on management of habit-forming drugs and psychotropics.
8. The Minister of Health shall issue specific guidance on the conditions of medical establishments designated to provide treatment of addition to opiate substances with substitution drugs, and procedures and guidelines for treatment of addition to opiate substances with substitution drugs.
Article 11.- Supervision and monitoring of harm-reduction interventions in the prevention of HIV transmission
1. Contents of supervision and monitoring:
a/ Supervising and monitoring the compliance with the laws and the programs’ or projects’ rules in the implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission by outreach workers;
b/ Supervising and monitoring the performance of practical activities by outreach workers of programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission;
c/ Supervising and monitoring the programs’ and projects’ implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission according to the approved program and project activities.
2. Supervising and monitoring responsibilities:
a/ Directors of projects and programs and persons in charge of outreach workers shall monitor and supervise the implementation of harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission by outreach workers. When detecting any outreach worker who fails to comply with the program’s or project’s rules or commit a law-breaking act, to immediately stop the worker’s act, withdraw his/her card and report to competent state agencies for consideration and handling in accordance with law;
b/ Provincial-level agencies in charge of coordinating HIV/AIDS prevention and control shall collaborate with police offices and social evil prevention and combat agencies in supervising and monitoring activities of programs and projects on harm reduction interventions in the prevention of HIV transmission in the provinces. If detecting activities beyond the program or project contents already approved by competent authorities or poor management of outreach workers, to immediately report it to the provincial-level People’s Committee president or the Ministry of Health, which has approved the program or project concerned, for timely handling in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực