Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
Số hiệu: | 107/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2018 |
Ngày công báo: | 29/08/2018 | Số công báo: | Từ số 887 đến số 888 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảm mức dự trữ lưu thông tối thiểu đối với DN xuất khẩu gạo
Từ ngày 01/10/2018, Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó (giảm 5% so với trước đây).
Qua đó, vừa bảo đảm cung cấp kịp thời nhu cầu tiêu dùng gạo tại từng thời điểm cụ thể, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế - xã hội; vừa tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi kinh doanh.
Đồng thời, Nghị định 107 quy định thương nhân được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc thuê của tổ chức, cá nhân khác có hợp đồng thuê bằng văn bản với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Nghị định 107/2018/NĐ-CP bãi bỏ Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là gạo).
2. Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
1. Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
3. Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm quy định tại khoản 2 Điều này và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
6. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
a) Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Công Thương;
b) Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
1. Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
2. Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
4. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
e) Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
g) Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương chỉ xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi đã hết thời hạn tối thiểu sau đây:
a) Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ hoặc vi phạm lần đầu quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này, thời hạn này là 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi;
b) Trường hợp thương nhân đã bị thu hồi Giấy chứng nhận do vi phạm quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều này mà tái phạm, thời hạn này là 24 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi gần nhất.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và chỉ được thực hiện khi đã hết thời hạn tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này.
Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí.
Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
1. Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
2. Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
3. Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
1. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm.
2. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó.
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua, niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa và mùa vụ thu hoạch để người nông dân biết và trực tiếp giao dịch.
2. Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định, hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất thóc hàng hóa để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn tỉnh, thành phố ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm.
2. Trên cơ sở giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.
3. Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Khuyến khích thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết với người sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu (sau đây gọi chung là vùng nguyên liệu) theo các phương thức sau:
a) Xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
c) Ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo với hộ nông dân trồng lúa hoặc đại diện của nông dân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật;
d) Các hình thức khác theo quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thương nhân xây dựng vùng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên trong các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước;
b) Phân bổ chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung;
c) Tham gia chương trình mua thóc, gạo tạm trữ của Nhà nước.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu.
1. Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan đàm phán mở cửa thị trường gạo, tháo gỡ khó khăn, rào cản của các thị trường; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin thị trường, thực hiện các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo, thiết lập, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đàm phán, ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài ở cấp bộ. Trường hợp quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài yêu cầu ký ở cấp Chính phủ hoặc doanh nghiệp, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo dõi, đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, kiểm dịch thực vật của các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng đối với thóc, gạo nhập khẩu; đàm phán, ký kết các hiệp định về kiểm dịch thực vật, quy định kỹ thuật về chất lượng thóc, gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài.
4. Bộ Tài chính bố trí kinh phí hàng năm cho việc triển khai thực hiện các chương trình, hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (sau đây viết tắt là hợp đồng tập trung) là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo Bản ghi nhớ, thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Công Thương tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan và chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung theo các tiêu chí sau:
a) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất vào thị trường dự kiến giao dịch hợp đồng tập trung;
b) Thành tích xuất khẩu gạo của thương nhân trong 02 năm gần nhất;
c) Giao dịch với đối tác nước ngoài được chỉ định hoặc dự kiến được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu gạo.
Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.
3. Trường hợp từ 02 thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên.
4. Trách nhiệm của thương nhân đầu mối trong giao dịch, đàm phán hoặc dự thầu và ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
a) Chủ động theo dõi tình hình thị trường, kịp thời nắm thông tin nhu cầu giao dịch, ký kết hợp đồng nhập khẩu gạo hoặc tổ chức các đợt đấu thầu nhập khẩu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
b) Trên cơ sở cân đối cung cầu và khả năng, thương nhân chủ động xây dựng phương án giao dịch, dự thầu, tự quyết định mức giá chào đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và tự chịu trách nhiệm về hợp đồng ký kết;
c) Báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về khả năng giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu, khả năng cân đối nguồn hàng và các vấn đề khác có liên quan để bảo đảm thực hiện hợp đồng; kết quả giao dịch, ký kết hợp đồng hoặc kết quả dự thầu và phương án tổ chức thực hiện hợp đồng;
d) Bảo đảm việc thực hiện hợp đồng tập trung đã ký kết; thực hiện chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu được trả lại hoặc không thực hiện hoặc không có thương nhân nào nhận ủy thác xuất khẩu.
5. Thương nhân đầu mối ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng. Trường hợp thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Công Thương quy định việc phân bổ 20% lượng gạo trong hợp đồng cho các thương nhân đầu mối.
Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 6 Điều này và quy định do Bộ Công Thương ban hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ số lượng gạo 80% còn lại của hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác để thực hiện ủy thác xuất khẩu.
6. Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 tháng trước đó của thương nhân;
b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung được giao;
c) Kết quả xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân;
d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân theo các tiêu chí quy định tại khoản 6 Điều này; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.
Sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu, thương nhân được phân bổ chỉ tiêu và thương nhân đầu mối phải ký hợp đồng về việc thực hiện hợp đồng tập trung, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Các tranh chấp hợp đồng phát sinh giữa các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật.
8. Thương nhân không được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung theo quy định tại Điều này trong các trường hợp sau:
a) Dự thầu, giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Giả mạo chứng từ hoặc có gian lận khác để được chỉ định đầu mối hợp đồng tập trung, phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung hoặc để được chấp thuận trả lại chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác đã được phân bổ mà không thuộc trường hợp bất khả kháng và không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Thời hạn áp dụng biện pháp không phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung quy định tại khoản này là 06 tháng.
Trường hợp thương nhân vi phạm nhiều điểm quy định tại khoản này hoặc đang trong thời gian bị áp dụng mà tái phạm thì thời hạn bị áp dụng biện pháp quy định tại khoản này được xác định bằng tổng thời hạn bị áp dụng đối với từng trường hợp vi phạm bị xử lý.
9. Trường hợp các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài tổ chức đấu thầu rộng rãi, mở cho các thương nhân không phải thương nhân đầu mối hợp đồng tập trung được tham gia, trên cơ sở thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài, Bộ Công Thương thông báo để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được biết và giao dịch dự thầu, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.
10. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chí chỉ định thương nhân đầu mối, việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thống nhất nội dung thông tin, dữ liệu thông báo hợp đồng xuất khẩu gạo và cơ chế hồi báo thông tin về tình hình thực hiện giao hàng theo hợp đồng đã thông báo để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thống kê, cập nhật gửi Bộ Công Thương theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình xuất khẩu gạo theo các tiêu chí: Số lượng, trị giá, chủng loại thóc, gạo, thị trường, khách hàng nhập khẩu, thương nhân xuất khẩu; cửa khẩu xuất khẩu; số liệu về xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Để đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, căn cứ tình hình thị trường và yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo, áp dụng giá sàn gạo xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính.
Ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan còn có trách nhiệm sau:
1. Bộ Công Thương
a) Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo cơ chế đặc thù, chú trọng các thị trường trọng điểm, truyền thống và thị trường mới, thị trường tiềm năng, các chủng loại gạo xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.
Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, đàm phán, ký kết các bản thỏa thuận về thương mại gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu;
b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân và các cơ quan, tổ chức liên quan; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được công khai, minh bạch và theo đúng các quy định tại Nghị định này;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với thương nhân đầu tư sản xuất, chế biến thóc, gạo công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo sạch, gạo hữu cơ, gạo có chất lượng, giá trị gia tăng cao hoặc chế biến phế phẩm, phụ phẩm từ thóc, gạo;
d) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo; nâng cao năng lực tổ chức đại diện của nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách liên quan;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn tiêu chí, phương pháp xác định sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đồ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; ban hành quy trình sản xuất lúa, quy trình chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng sản phẩm thóc, gạo xuất khẩu; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc, gạo xuất khẩu; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của thương nhân, người sản xuất và các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn tiêu chí, phương pháp xác định sản phẩm gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; ban hành quy định về dư lượng tối đa hóa chất đối với sản phẩm gạo; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với bao bì sản phẩm gạo xuất khẩu theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của thương nhân, người sản xuất và các tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, gửi Bộ Công Thương báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu về xuất khẩu gạo.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thương nhân đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo, cơ sở sấy thóc tại vùng nguyên liệu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo xây dựng vùng nguyên liệu, người sản xuất lúa trong vùng nguyên liệu, người sản xuất lúa có liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất lúa, chỉ đạo việc cung ứng vật tư, cơ cấu giống, thực hiện kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu thị trường; kiểm tra hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thóc, gạo trên địa bàn; quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo trên địa bàn; chỉ đạo việc mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn;
b) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch thóc, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ sản xuất trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo;
c) Chỉ đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa từng vụ theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này; tổ chức triển khai hiệu quả chính sách về xây dựng vùng nguyên liệu trên địa bàn; kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn;
d) Chỉ đạo Sở Công Thương và cơ quan liên quan của tỉnh trong việc tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân địa phương thực hiện sản xuất lúa theo quy hoạch và định hướng của Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thóc, gạo; tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của ngành nông nghiệp về quy trình sản xuất, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ; sản xuất theo nhu cầu thị trường và đặt hàng của thương nhân, liên kết, hợp tác với thương nhân để xây dựng vùng lúa nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam còn có các trách nhiệm cụ thể sau:
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên Hiệp hội thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
2. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
3. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn hội viên Hiệp hội mua thóc, gạo hàng hóa, duy trì mức dự trữ lưu thông bắt buộc, bình ổn thị trường theo quy định tại Nghị định này.
4. Xây dựng và duy trì hoạt động của trang thông tin điện tử về tình hình cung - cầu gạo, thị trường trong và ngoài nước, khách hàng nhập khẩu, giá cả và dự báo thương mại gạo, thông tin về xuất khẩu và tiêu thụ thóc, gạo.
5. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo; hướng dẫn hội viên Hiệp hội nâng cao năng lực thị trường, chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.
6. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diễn biến tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn kho của hội viên Hiệp hội.
7. Kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất biện pháp xử lý.
1. Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã kê khai để được cấp Giấy chứng nhận khi không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh hoặc khi có thay đổi về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo trong kỳ báo cáo.
3. Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
4. Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc xây dựng vùng nguyên liệu. Báo cáo định kỳ thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của Nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình triển khai xây dựng vùng nguyên liệu với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan theo quy định.
6. Thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không được hưởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm.
7. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo của thương nhân quy định tại Điều này theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo thuận lợi cho thương nhân thực hiện.
1. Thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP được tiếp tục hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp, không cần đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định Nghị định này, trừ trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trước khi Nghị định số 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực tiếp tục được hoạt động theo giấy phép đã được cấp.
3. Thương nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Công Thương xem xét, cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP.
Thời điểm nộp hồ sơ của thương nhân được tính theo ngày gửi hồ sơ thể hiện trên dấu bưu điện (đối với trường hợp thương nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện), ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến hoặc ngày thể hiện trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Công Thương đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.
2. Bãi bỏ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
1. Căn cứ quy định của Nghị định này, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc xác định các loại gạo theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này để thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực; ban hành quy định về tiêu chí, phương pháp xác định đối với các loại gạo này trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN |
* Lưu ý: Trường hợp để đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 6 Nghị định này thì thương nhân chỉ gửi báo cáo này về Bộ Công Thương. Trường hợp đề nghị cấp mới thì thương nhân báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo từ khi được cấp Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 107/2018/ND-CP |
Hanoi, August 15, 2018 |
Pursuant to the Law on Organizing the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates the Decree on Rice Export Business.
1. This Decree provides for the commercial export of paddies and rice of all categories (below collectively referred to as “rice”)
2. This Decree does not govern the import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, merchanting trade and transit of rice and subcontract production of rice for foreign parties and non-commercial export, donation and giving as gift of rice.
This Decree applies to traders prescribed in Commercial Law; agencies and organizations in charge of rice export management and other relevant organizations and individuals.
Article 3. Rights to rice export business
1. If Vietnamese traders of all economic sectors satisfy the conditions specified in Article 4 hereof and obtain a certificate of eligibility for rice export business (hereinafter referred to as “Certificate”), they may conduct rice export business in accordance with this Decree and relevant laws.
2. Traders being foreign-invested enterprises shall obtain the Certificate and conduct rice export business in accordance with this Decree, other relevant laws of Vietnam and commitments of the Socialist Republic of Vietnam under international treaties to which Vietnam is a signatory.
RICE EXPORT BUSINESS CONDITIONS AND CERTIFICATE
Article 4. Rice export business conditions
1. A trader that is being incorporated and registers for business under law shall be allowed to conduct rice export business if it satisfies the following conditions:
a. Have at least 01 rice warehouse that satisfies the national technical standards and regulations promulgated by a competent authority in accordance with the Law on Technical Standards and Regulations.
b. Have at least 01 rice mill or rice processer that satisfies the national technical standards and regulations promulgated by the competent authority in accordance with the Law on National Technical Standards and Regulations.
2. The rice warehouse, mill or processor that is mentioned in clause 1 of this Article must be owned by the trader or rent by the trader from other organizations or individuals under a lease agreement of at least 05 years.
The trader who obtains the Certificate shall not lease or sublet the rice warehouse, mill and processor that are declared in its application form in order to prevent another trader from using the aforesaid properties to apply for another Certificate.
3. The trader that exports organic rice, parboiled rice and rice with micronutrients is not required to satisfy the business conditions specified in point a and b, clause 1, clause 2 of this Article and to implement the regulations in Article 12, and is entitled to export the aforesaid types of rice without a certificate, but shall make a report in accordance with clause 2, Article 24 hereof.
While carrying out the export procedures, the trader who exports organic rice, parboiled rice and rice with micronutrients without a Certificate shall only submit the original or a certified true copy of the confirming document issued by the competent authority or of the rice assessment certificate issued by the assessment organization as prescribed in the regulations on rice export products that satisfy the criteria and measures provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health in accordance with point dd, clause 2, clause 3, Article 22 hereof.
Article 5. Inspection of the rice export business conditions
1. The trader shall declare the application dossier for the new Certificate, take responsibility before the laws about the declared information, documents specified in Article 6 and information proving that the trader has satisfied the regulations specified in Article 4 hereof.
2. Department of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Department of Agriculture and Rural Development and other relevant agencies to carry out inspection for the rice warehouse, mill and processor, with the aim to satisfy the rice export business conditions in the area where the trader obtains the Certificate.
Within 05 working days, from the date on which the inspection ends, the Department of Industry and Trade shall send a report on the inspection results enclosed with the inspection record to the Ministry of Industry and Trade in order to request for the actions against the violations (if any).
3. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant agencies to carry out regular or surprise assessment of the post inspection mentioned in clause 2 of this Article and the trader’s ability to maintain the business conditions.
Article 6. Issuance of Certificates
1. The Ministry of Industry and Trade shall issue the Certificate to the trader as prescribed in Article 4 hereof.
2. The application dossier shall consist of:
a. An original of the application form, using form No. 01 in Appendix hereto.
b. A certified true copy of the business registration certificate or enterprise registration certificate or investment certificate.
c. A certified true copy of the lease agreement for rice warehouse, mill and processor (applicable to traders who rent rice warehouse and mill) or of the document proving the land use rights and the ownership rights to rice warehouse, mill and processor (applicable to traders who own the rice warehouse, mill and processor).
3. Quantity of application dossier: 01 (one)
The trader may send the application dossier in person at the Ministry of Industry and Trade office or by post to the address: Ministry of Industry and Trade, 54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem district, Hanoi, or online via the public service website or portal of the Ministry of Industry and Trade.
If a trader sends its application dossier in person at the Ministry of Industry and Trade, he/she may submit the copies of the documents specified in point b and c, clause 2 of this Article, together with the originals.
4. Within 15 working days, from the date on which the completed documents are received, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the Certificate, using form No. 02 in Appendix hereto.
If the application is refused, within 07 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing for the trader.
5. The Certificate is valid for 05 years from the date of issue. If the Certificate expires, the trader shall request for a new one in order for it to be allowed to continue the rice export business.
6. The issuance of new Certificate for replacement of Certificate to be expired shall be done as follow:
a. At least 30 days before the Certificate's expiry date, the trader shall send the application dossier specified in clause 2 of this Article to the Ministry of Industry and Trade for requesting a new Certificate.
b. The quantity of application dossiers, procedures for submitting them and period for considering and issuing the new Certificate shall comply with the regulations in clause 3, clause 4 of this Article.
Article 7. Replacement and modifications of Certificates
1. The Ministry of Industry and Trade shall consider replacing the Certificate if it is lost, damaged or destroyed.
The application dossier shall consist of:
a. An original of the application form, using form No. 03 in Appendix hereto.
b. An original of the Certificate which has been issued. If the original is lost, damaged or destroyed, the trader shall provide explanation in writing.
2. The Ministry of Industry and Trade shall consider modifying the Certificate’s contents if being requested.
The application dossier shall consist of:
a. An original of the application form, using form No. 03 in Appendix hereto.
b. Certified true copies of the documents related to the changes in the Certificate’s contents.
3. Quantity of application dossier: 01 (one)
The trader may send the application dossier in person at the Ministry of Industry and Trade office or by post to the address: Ministry of Industry and Trade, 54 Hai Ba Trung, Hoan Kiem district, Hanoi) or online via the public service website or portal of the Ministry of Industry and Trade.
If the trader sends the application dossier in person at the Ministry of Industry and Trade office, he/she may submit the copies of the documents specified in point b, clause 2 of this Article, enclosed with the originals.
4. The replacement and modification period is within 10 working days from the date on which the completed application is received. If the application is refused, within 07 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing for the trader.
5. The duplicate or modified Certificate in clause 1, clause 2 of this Article shall have the same validity period with the former Certificate
Article 8. Revocation of Certificates
1. The Ministry of Industry and Trade shall consider revoking the Certificate if:
a. It is requested by the trader that processes the Certificate.
b. The trader is dissolved or bankrupt under law.
c. The trader has its registration certificate or enterprise registration certificate or investment certificate revoked.
d. The trader fails to export rice for 18 consecutive months, unless the trader has announced the business suspension under laws.
dd. The trader fails to maintain the business conditions specified in clause 1, clause 2, Article 4 hereof during its business operation.
e. The trader fails to declare the actual conditions of the rice warehouse, mill and processor or commits a fraud in order for it to be granted the Certificate.
g. The trader fails to follow the guidance of the competent authority as prescribed in Article 15 hereof.
2. If the trader has its Certificate revoked in accordance with clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade may only consider issuing it with a new Certificate if the following period expires:
a. 12 months after the issuance of the certificate revocation decision, for the trader committing the violations specified in point d and dd, or committing the violations specified in point e, g, clause 1 of this Article for the first time
b. 24 months after the issuance of the latest certificate revocation decision, for the trader that has its Certificate revoked as a result of committing the violations specified in point e, g, clause 1 of this Article for the second time.
3. The issuance of the new Certificate shall be done in accordance with the regulations in Article 6 hereof and shall only be done after the expiry date specified in clause 2 of this Article.
Article 9. Fees for issuance, replacement and modification of Certificates
The applicants that request for the issuance, replacement and modification of Certificate are not required to pay any fees.
Article 10. Objectives and principles of rice export administration
The rice export administration shall adhere to following objectives and principles:
1. Increase of commodity rice sale and assurance of interests of rice growers under current policy.
2. Balance of export and domestic consumption; contribution to the stabilization of domestic rice prices.
3. Fulfillment of international commitments; assurance of efficient export.
Article 11. Balance of commodity rice sources for export
1. Annually, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the People’s Committees of provinces in balancing the domestic demands for rice and announcing in the fourth quarter the commodity rice sources for export in the next planning year; update and notify the Ministry of Industry and Trade, People's Committees of provinces and Vietnam Food Association of the crop-based production, output, sources of rice to be exported by categories and harvest time in the year.
2. The rice export shall be administered based on the commodity rice sources planned for annual export as prescribed in clause 1 of this Article.
Article 12. Circulation reserves
The rice exporters shall maintain regularly a minimum circulation reserve equivalent to 5% of their rice exports of the previous 06 months.
Article 13. Procurement of commodity rice for export
1. The rice exporters shall notify the People’s Committees of provinces of the rice procurement points and make public these points; post up buying prices based on the commodity rice quality and categories and harvest time to facilitate farmers’ direct sale.
2. For procurement of commodity rice from other traders or processors, these traders and processors shall associate and organize themselves into a stable system for compliance with the regulations in clause 1 of this Article.
Article 14. Determination and announcement of directed paddy rice
1. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to promulgate the regulations on and provide guiding methods for surveying and determining production costs and calculating the cost price of commodity paddy as the basis for the People’s Committees of provinces to determine and announce the estimated average cost price in their provinces or cities from the beginning of each crop in the year.
2. Based on the estimated average cost price for each crop announced by the People's Committees of provinces, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in examining, reviewing and determining the estimated average cost price for each crop in the entire production sector.
3. Based on the estimated average cost price for each crop, the Ministry of Finance shall determine and announce the directed paddy price at the beginning of the crop as the basis for stabilizing the commodity rice on the market to guarantee the average profit of rice growers under current policy.
Article 15. Stabilization of domestic rice prices
1. The measures for stabilizing rice prices shall be announced and applied in accordance with the law on prices.
2. If the rice prices increases too high without reasons, the exporters shall organize a rice distribution system for providing stored rice and rice circulation reserves, with the aim to stabilize the domestic market as guided by the competent authority.
3. If the rice prices decrease too low without reasons and are inconsistent with the directed paddy rice specified in Article 14 hereof, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, Vietnam State Bank and Vietnam Food Association in sending the market regulation measures to the Prime Minister for consideration and approval, with the aim to limit the damage for processors.
4. The exporters shall implement the measures for stabilizing the rice prices specified in this Article and may have arising expenses offset under the decision and guidance of the competent authority.
Article 16. Joint production, consumption and establishment of raw materials area
1. Exporters are encouraged to establish raw materials area (hereinafter referred to as “raw materials area”) or cooperate with the processors in establishing such area under the following forms:
a. The raw materials area under the management and use of the trader shall be established on the rice production area, which is handed over or leased by the State or contributed as capital by household or entities in form of land use right or land lease right for the rice production purpose in accordance with law on land.
b. The policy on encouraging and developing cooperation and joint production associated with the consumption of agricultural products and building of large field.
c. Signing the agreement on joint production and rice consumption with the rice growers or the representatives of rice growers in accordance with the guidance of Ministry of Agriculture and Rural Development and law regulations.
d. Other forms as prescribed in the regulations and guidance of competent authorities.
2. A trader establishing the raw materials area as prescribed in clause 1 of this Article shall be considered and prioritized to:
a. Participate in the trade promotion programs, develop and promote the images and brands of domestic and foreign products and enterprises.
b. Apportion the implementation targets of the G2G contracts.
c. Participate in the State’s procurement of temporary stored rice.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant agencies in reviewing, promulgating or sending the mechanism and policy on encouragement and support for the establishment of raw materials area to the Government or Prime Minister for promulgation.
Article 17. Assurance about the quality of commodity rice for export
1. The rice used for export shall comply with the national technical standards and regulations and satisfy the requirements for the rice quality, package, label, maintenance and traceability as prescribed in the law regulations of the importing country; if the importer has other requirements, the exporter shall satisfy them.
2. The rice exporters that export the categories of rice prescribed in clause 3, Article 4 hereof shall carry out the technical procedures, satisfy the technical standards and implement the regulations on production and maintenance of commodity rice which are promulgated by the competent authority.
Article 18. Development of the rice export market
1. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant agencies in negotiating to open the rice market and remove the difficulties and barriers of different markets; directing the market information provision, developing trading programs and activities, promoting products, doing trade promotion, and establishing, strengthening and expanding the cooperative relationship between Vietnam and other countries regarding the rice trade.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the ministries, sectors and relevant agencies in negotiating and signing the memorandum and agreements on rice trade with foreign countries and territories at ministerial levels. If the foreign countries or territories request the signature of the Government or the enterprise, the Ministry of Industry and Trade shall send a report to the Prime Minister for consideration and decision-making.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in monitoring, negotiating and removing the technical and plant quarantine barriers of the importing countries or territories; negotiate and sign the agreements on plant quarantine, technical regulations on quality of rice commodity exported to foreign countries or territories.
4. The Ministry of Finance shall allocate the annual fundings for developing the programs and activities specified in clause 1, clause 2, clause 3 of this Article.
Article 19. Transaction, negotiation, bidding, signing and implementation of the G2G contract.
1. The government-to-government rice export contract (hereinafter referred to as “G2G contract") is the one signed under the memorandum and agreement between a competent agency of Vietnam’s government and a competent agency of a foreign country or territory, or the one signed under the Prime Minister’s direction.
2. The Ministry of Industry and Trade shall get consultancy from relevant agencies or organizations to assign a key trader to negotiate the G2G contract based on the following criteria:
a. The trader’s export performance within 2 recent years in the expected market of G2G contract transaction.
b. The trader’s export performance within 02 recent years.
c. The transactions with foreign partners who are assigned or to be assigned as key rice exporters.
The trader assigned to take charge of contract transactions before this Decree comes into effect shall continue performing the transactions until the signed contract expires.
3. If more than 02 traders are assigned to act as key traders in the market with G2G contracts, they shall take turns to perform such transactions.
4. The responsibilities of the key trader during transactions, negotiation, bidding, signing and implementation of G2G contract:
a. Take charge in monitoring the market process, taking timely information about the transaction demands, signing the rice export contracts or bidding for the rice import of competent agencies of importing countries.
b. Take charge in developing the plan for transactions and bidding, determining the offer price and taking full responsibility for the contract which has been signed.
c. Send a written report about the ability to carry out transactions, sign contracts, participate in bidding activities, balance the commodity sources and other relevant activities to the Ministry of Industry and Trade, with the aim to guarantee contract implementation; transaction results, contract signing results or bidding results and the plan for implementing the contract.
d. Guarantee to execute the G2G contract which has been signed; handle the entrusted export which is returned or cannot be carried out or cannot be accepted by a trader.
5. The key trader that signs and executes the G2G contract shall export directly 20% of the rice volume specified in such contract. If the key traders take turn in performing the transactions prescribed in clause 3 of this Article, the Ministry of Industry and Trade shall specified the regulation on distribution of 20% of the rice volume specified in the contract.
Based on the criterion specified in clause 6 of this Article and in the regulations promulgated by the Ministry of Industry and Trade, the Vietnam Food Association shall allocate 80% of the remaining rice volume, which is specified in the G2G contract, to the rice exporters for entrusted export.
6. The rice volume specified in the G2G contract shall be allocated to traders for entrusted export based on the following criteria:
a. The trader’s direct export performance within the previous 06 months.
b. Responsibilities for rice delivery under G2G contract previously assigned to traders.
c. The results of building the raw materials area or of the trader’s joint rice production and consumption.
d. The trader's rice procurement performance as guided by the competent agencies or organizations.
7. Vietnam Food Association shall allocate the implementation targets of G2G contracts to the traders according to the criterion specified in clause 6 of this Article; monitor and accelerate the implementation process of such contracts, including the signing and implementation of export authorization contract, and report the aforesaid process to the Ministry of Industry and Trade.
After the Vietnam Food Association allocates the targets, the traders that have been allocated such targets and the key traders shall sign an agreement on the implementation process of G2G contracts, and in such agreement, there must be clear regulations on the rights and obligations of both parties.
Any dispute that arises from the agreement between both parties shall be settled according to the laws.
8. A trader shall not be allocated the implementation targets of G2G contracts under this Article if they:
a. Bid or make transactions for contracts on rice export directly or indirectly to markets with G2G contracts in violation of regulations and the direction of competent authorities.
b. Falsify the documents or commit other frauds to be assigned as the key traders for executing the G2G contracts, allocating the implementation targets of such contracts or being approved to return the authorization targets which have been allocated to them.
c. Do not implement or do not completely implement the export authorization targets which have been allocated to them, have not been in case of force majeure and have not been required to notify the competent authorities according to the laws.
The period for applying the method for not allocating the implementation targets of G2G contract shall be 06 months.
If a trader violates multiple regulations of this Article or violate such regulations for the second time during the aforesaid period, then such period shall be determined based on its total time with regards to each violation being handled.
9. If foreign countries or foreign territories organize an open bidding for traders that are not key traders of G2G contracts, on the basis of receiving the notification from competent agencies of foreign countries or foreign territories, the Ministry of Industry and Trade shall notify such traders of the bidding to carry out bidding transactions and take full responsibilities for the business efficiency.
10. According to the regulations hereof, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant agencies in guiding the development of criteria for selecting key agencies, the signing and execution of G2G contracts.
Article 20. Statistics and exploiting the information, data and reporting regime of statistic figures of rice export contracts and implementing such contracts
1. Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies in making the information and data of rice export contracts and the feedback mechanism for rice delivery process more consistent, with the aim to carry out the rice export administration.
2. The General Department of Customs shall send the report on statistics and update of the rice export process to the Ministry of Industry and Trade monthly, quarterly and annually based on the following criteria: quantity, value, category, market, importer, exporter; export checkpoint; export figures of organic rice, parboiled rice and rice with micronutrients.
Article 21. Assurance of objectives and principles of rice export administration
To ensure the objectives and principles of rice export administration based on the current market and actual requirements for such administration, the Prime Minister shall consider adjusting the rice export activities and applying the floor prices as requested by the Ministers of the following ministries: Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance.
RESPONSIBILITIES OF REGULATORY AGENCIES AND RELEVANT ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS
Article 22. Responsibilities of the ministries, sectors and People's Committee of provinces
Aside from the responsibilities specified in this Decree and in other regulations of current law, the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance, Ministry of Health, Vietnam State Bank and People’s Committees of provinces also have the following responsibilities:
1. The Ministry of Industry and Trade:
a. Create a mechanism for promoting commerce and developing rice export market based on the mechanism particularities, paying high attention to the key markets, traditional markets, new markets and potential markets, and the categories of rice to be exported with high value.
Take the initiative to search for and expand the rice export market based on the G2G contracts, negotiation and signing of rice trading agreements with foreign importing countries or foreign importing territories.
b. Examine the implementation process of the regulations on rice export business of traders and relevant agencies; cooperate with competent authorities in detecting and taking actions against the violations of such business; settle complaints and denunciations and handle the violations in rice export business according to its competence.
c. Take charge and cooperate with relevant ministries, sectors, People's Committees of provinces and agencies in administering rice export based on the principles specified in this Decree.
d. Take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in keeping track of and monitoring the process for allocating the implementation targets of G2G contracts of Vietnam Food Association; such process shall be transparent, made public and in accordance with the regulations hereof.
dd. Cooperate with relevant agencies in providing guidance on and implementing the incentive policies which have been allocated to the traders specified in clause 2, Article 16 hereof.
e. Provide guidance and support for the traders in order to improve their ability in the following areas: production, trading, market information, negotiation, signing and implementation of export contracts, handling of international trade disputes.
2. Ministry of Agriculture and Rural Development:
a. Uniformly direct the localities in elaborating and implementing the master plans on commodity rice zones; to guide farmers in intensively growing quality and high value rice grain, with the aim to ensure food safety; applying scientific and technological advances in rice production, processing and maintenance; improving the Vietnamese rice brand in the market.
b. Take charge and cooperate with the People’s Committees of provinces and Vietnam Food Association in keeping track of the production process and rice output in order to balance the rice sources for export; take charge and cooperate with the ministries, sectors, localities and Vietnam Food Association in guaranteeing the national food safety, meeting the objectives and principles of rice export administration under this Decree.
c. Promulgate the mechanism and incentive policies or submit them to the competent authority for promulgation; such mechanism and incentive polices are provided for the traders that invest in high-tech rice production, produce and trade clean rice, organic rice and rice with high quality and high value, or produce byproducts from rice.
d. Develop and promulgate supporting policies or submit them to the competent authorities for promulgation; such policies are provided for the purpose of building raw materials area, supporting joint rice production and consumption; to improve the representational ability of farmers, remove difficulties and obstacles that may occur during the implementation of relevant mechanism and policies.
dd. Take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidance on targets and methods for determining the organic rice and parboiled rice which are specified in clause 3, clause 4 of this Article; promulgate the rice production process and the procedures for processing, maintaining and evaluating rice export commodity; promulgate national technical standards and regulations on rice warehouse, mill and processor, with the aim to satisfy the conditions for rice export business according to lawsoft; guide and direct the evaluation and supervision activities regarding the implementation process of traders, processors and relevant entities.
3. The Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant agencies in providing guidance on criterion and methods for determining the rice with micronutrients specified in clause 2, Article 4 hereof; promulgate the regulations on the maximum chemical residue of rice commodity; develop and promulgate the national technical standards and regulations on the packaging of rice commodity; guide and direct the inspection and supervision activities regarding the implementation process of traders, processors and relevant entities.
4. Ministry of Finance
a. Take charge and cooperate with relevant ministries, sectors and localities in applying the rice price stabilization methods as prescribed by laws.
b. Direct the General Department of Customs in reviewing and periodically reporting (monthly, quarterly and periodically) or unexpectedly reporting on rice export.
5. The State Bank of Vietnam
Direct the credit institutions in balancing funds, with the aim to satisfy the lending demands of traders that invest in building rice warehouse, mill and processor in the raw materials area or only invest in building such area, or rice producers who work there or participate in the joint rice production and consumption with the traders.
6. Responsibilities of the People’s Committees of provinces
a. Elaborate and organize the implementation of master plans on paddy production, direct the provision of supplies and farming techniques and improvement of rice quality to meet market demands; inspect rice production, circulation and sale in their localities; manage and organize the implementation of master plans on rice warehouse and mill systems in their localities; direct the procurement of rice directly from producers and under the contracts signed with the producers according to the state current policy.
b. Report regularly or upon request by the Prime Minister or relevant ministries and sectors on commodity rice yield, categories and inventories and expected rice productivity and yield according to different categories and harvest time in their localities for rice export administration.
c. Direct the Departments of Finance; Agriculture and Rural Development; Industry and Trade and relevant agencies in inspecting and conducting surveys on production cost and determining the cost price of paddy of each crop under this Decree and the Ministry of Finance's specific guidance; direct, inspect and supervise the traders in their localities in observing regulations and the direction of competent authorities under this Decree; organize effective implementation of the policy on building the raw materials area in their localities; inspect, detect and handle the violations of regulations on the production, trading and use of fertilizer and pesticide in their localities.
d. Direct the Department of Industry and Trade and relevant agencies in their provinces in carrying out post inspection for the rice warehouse and mill, with the aim to satisfy the business conditions in their localities as prescribed in clause 2, Article 5 hereof.
dd. Mobilize local organizations and people to produce rice under the planning and orientations of the State, with the aim to enhance the efficiency of rice production, trading and export; observe the agricultural sector’s direction and guidance on production process, variety structure, crop structure and harvest structure; produce rice according to the market demands and traders' orders and cooperate with these traders in building the raw materials area for rice export.
Article 23. Responsibilities of the Vietnam Food Association
Aside from the functions and tasks specified in current regulations, the Vietnam Food Association shall also:
1. Cooperate with the People’s Committees of provinces and central affiliated cities in directing, guiding and supporting their members in building the raw materials area according to the current state policies.
2. Cooperate with the competent agencies in inspecting and detecting the violations in rice export business and request such agencies to take actions against these violations.
3. Cooperate with the ministries, sectors and localities in directing and guiding their members in procuring rice commodity to maintain compulsory circulation reserves for market stabilization under this Decree.
4. Set up and maintain the operation of a website on rice supply and demand in the markets of Vietnam and foreign countries, importers, prices and commercial forecast of rice, and information on rice export and sale.
5. Take the initiative in seeking and expanding the rice export markets; guide their members in enhancing the market power, proactively seeking, negotiating and signing the export contracts to increase rice export efficiency.
6. Send weekly, monthly or quarterly reports on domestic rice prices, export rice prices and rice circulation reserves of their members to the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, Office of the Government and People’s Committees of provinces.
7. Promptly report the relevant ministries and sectors about the arising problems according to their functions and tasks and propose the handling measures.
Article 24. Responsibilities of the traders
1. Promptly send a written report to the Ministry of Industry and Trade, Departments of Industry and Trade in the provinces where the rice warehouses, mills and processors declared to obtain the Certificate are located when they fail to satisfy the business conditions or when there are changes about the aforesaid rice warehouses, mills and processors.
2. Send a report about the signing and implementation of rice export contracts to the Ministry of Industry and Trade every 20th of each month.
3. Send a report about the actual stored rice volume of traders based on each category to the Ministry of Industry and Trade every Thursday in order for this Ministry to make an aggregate report for administration.
4. Send quarterly, annual and irregular reports to the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, People’s Committees and Departments of Industry and Trade in provinces where the head offices, rice warehouses, mills and processors or raw materials area are located. The periodic reports shall be made by using form No. 04 in Appendix hereto.
5. Implement the state policies' regulations on building the raw materials area; impose the reporting regime by sending a report on the building process of raw materials area to the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies as prescribed by laws.
6. If a trader sends untrue reports or does not follow the reporting regime specified in this Article, it shall not receive the incentive policies specified in clause 2, Article 16 hereof, unless the aforesaid trader stops violating and rectifies its actions.
7. According to the regulations in this Decree, the Ministry of Industry and Trade shall provide specific provisions on high technology application, with the aim to make it easier for traders in imposing the reporting regime specified in this Article.
Article 25. Transitional provisions
1. A trader that obtains the Certificate under the Decree No. 109/2010/ND-CP is allowed to continue its rice export business during the validity period of such Certificate; it is not required to re-apply for the Certificate under this Decree, unless it requests for the replacement or modification of Certificate as prescribed in Article 7 hereof.
2. A foreign-invested trader engaged in rice production and export before the effective date of the Decree No. 109/2010/ND-CP may continue operate under its license.
3. If a trader registers for the issuance, replacement or modification of Certificate under the Decree No. 109/2010/ND-CP before the effective date of this Decree, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing or re-issuing or modifying the contents of Certificate under the Decree No. 109/2010/ND-CP as requested by the trader.
The trader's time for submitting the application shall be calculated based on the date on postmark (if the trader sends the application by post) or the date on which the application is received by the Ministry of Industry and Trade via online services, or the date specified on the receipt stamp of the aforesaid Ministry when the trader sends the application in person at their head office.
1. This Decree shall come into force from October 01, 2018.
2. The Government’s Decree No. 109/2010/ND-CP dated November 04, 2010 shall be revoked.
Article 27. Implementation responsibilities
1. According to the regulations specified in this Decree, the Ministries of: Industry and Trade, Agriculture and Rural Development, Health, Finance and State Bank of Vietnam shall promulgate a written guidance on the implementation of this Decree.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health shall promulgate a written guidance on determining the rice categories specified in point d, clause 2, clause 3, Article 22 hereof, from the date on which this Decree takes effect; promulgate regulations on the criteria and methods for determining such rice categories before December 31, 2018.
2. The Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of the People’s Committees of provinces and central affiliated cities, Chairperson of Vietnam Food Association shall implement this Decree.
|
PP. THE GOVERNMENT |