Chương V Nghị định 106/2015/NĐ-CP: Cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người đại diện
Số hiệu: | 106/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 09/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1107 đến số 1108 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ với các nội dung quan trọng: việc kiêm nhiệm, đánh giá, cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, … được ban hành ngày 23/10/2015.
1.Thẩm quyền quyết định các nội dung quản lý người dại diện
Theo Nghị định 106, thẩm quyền của Bộ quản lý ngành đối với các tập đoàn, tổng công ty:
- Quyết định cử, cử lại người đại diện vốn để bầu hoặc đề nghị miễn nhiệm người đại diện vốn góp giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị.
- Quyết định cử, cử lại người đại diện để bổ nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
2. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện phần vốn góp, số lượng người đại diện vốn được giời thiệu để bầu giữ chức danh thành viên HĐQT, để bổ nhiệm giữ chức danh phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
Nghị định số 106/2015 quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện như sau:
- Người đại diện phần vốn góp không là cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Không kiêm nhiệm làm người đại diện vốn góp ở tập đoàn, tổng công ty, công ty khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.
- Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc.
3.Cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người đại diện vốn
-Hồ sơ cử người đại diện theo Nghị định 106/2015/NĐ-CP, gồm:
+Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử người đại diện phần vốn góp;
+Sơ yếu lý lịch của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Bản tự nhận xét, đánh giá;
+Nhận xét của chủ sở hữu với người đại diện vốn góp theo Nghị định số 106/2015;
+Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu khác về người đại diện phần vốn góp (nếu có);
+Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người đại diện vốn nhà nước;
+Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe của người đại diện vốn góp;
+Bản kê khai tài sản của người đại diện phần vốn nhà nước;
+Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Chương trình hành động và bản cam kết của người đại diện vốn nhà nước.
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại Nghị định 106 năm 2015
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn góp.
+ Thời hạn xử lý kỷ luật theo Nghị định số 106/2015
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ thời điểm phát hiện người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra quyết định xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước, trừ trường hợp có những tình tiết phức tạp.
Ngoài ra, Nghị định 106 còn quy định đánh giá người đại diện vốn góp; đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, quản lý hồ sơ người đại diện; khen thưởng người đại diện,… Nghị định 106/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
a) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
b) Trường hợp người đại diện được cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.
2. Thời điểm để tính thời hạn làm đại diện là ngày người đại diện được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý.
1. Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.
3. Trong độ tuổi cử làm đại diện
a) Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý.
b) Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định tại Điểm a Khoản này.
c) Trường hợp người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị chủ sở hữu đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện.
4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
6. Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
1. Căn cứ vào giá trị vốn của Nhà nước, quy mô của tập đoàn, tổng công ty, công ty và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn làm đại diện, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với chủ sở hữu về chủ trương, số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện, gồm các thông tin: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; ngày vào Đảng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ; chức vụ đang giữ; cơ quan, đơn vị đang công tác để báo cáo chủ sở hữu.
2. Chủ sở hữu phê duyệt số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự và dự kiến nhân sự cụ thể để cử làm đại diện.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chủ sở hữu phê duyệt số lượng, cơ cấu, nguồn nhân sự để cử làm đại diện, chủ sở hữu phải tổ chức họp để nhân sự dự kiến cử làm đại diện trực tiếp trình bày với chủ sở hữu về chương trình hành động và cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện trong nhiệm kỳ được cử làm đại diện.
4. Chủ sở hữu lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về nhân sự cụ thể dự kiến cử làm đại diện.
5. Chủ sở hữu xem xét, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có); thảo luận ý kiến của cấp ủy; quyết định.
1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm người đại diện hết thời hạn làm đại diện thì chủ sở hữu xem xét để cử lại hoặc không cử lại làm đại diện. Trường hợp người đại diện không được cử lại, chủ sở hữu có trách nhiệm bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện được cử làm đại diện tại một tập đoàn, một tổng công ty, một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
3. Điều kiện cử lại người đại diện
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 18 Nghị định này;
b) Phải được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liên tiếp trước khi được cử lại làm đại diện.
4. Trong trường hợp đặc biệt, tùy trường hợp cụ thể, chủ sở hữu có thể xem xét, cử lại người đại diện khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định).
5. Quy trình cử lại người đại diện thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 19 Nghị định này.
1. Hồ sơ cử người đại diện gồm:
a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử người đại diện;
b) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thời điểm khai lý lịch đến thời điểm trình cấp có thẩm quyền cử làm đại diện không quá 06 tháng) có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
c) Bản tự nhận xét, đánh giá của người đại diện;
d) Nhận xét của chủ sở hữu;
đ) Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan khác (nếu có);
e) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ;
g) Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
h) Bản kê khai tài sản (theo mẫu quy định);
i) Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên về việc chấp hành pháp luật của nhân sự và gia đình tại nơi cư trú;
k) Chương trình hành động và bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện với chủ sở hữu đã được chủ sở hữu thông qua.
2. Hồ sơ cử lại người đại diện gồm:
a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử lại người đại diện;
b) Sơ yếu lý lịch, các văn bằng, chứng chỉ, kê khai tài sản bổ sung nếu có;
c) Bản tự nhận xét, đánh giá;
d) Bản đánh giá cả nhiệm kỳ làm đại diện của chủ sở hữu.
1. Việc miễn nhiệm người đại diện được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn và được chủ sở hữu đồng ý;
b) Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Đến tuổi được nghỉ hưu;
d) Chủ sở hữu hết vốn tại tập đoàn, tổng công ty, công ty;
đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
e) Vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với người đại diện là đảng viên;
g) Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Sau khi miễn nhiệm người đại diện, chủ sở hữu có trách nhiệm phân công, bố trí nhiệm vụ hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ chuẩn bị:
a) Đề xuất phương án miễn nhiệm trình chủ sở hữu xem xét, quyết định;
b) Hồ sơ gồm: sơ yếu lý lịch; công văn đề nghị miễn nhiệm của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ; bản tự nhận xét, đánh giá.
2. Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Người đại diện có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật. Nếu người đại diện có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Trường hợp người đại diện tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.
Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực thi hành kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
4. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và sự chủ động khắc phục hậu quả của người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
5. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với người đại diện trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người đại diện trong quá trình xử lý kỷ luật.
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của người đại diện, chủ sở hữu phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật
a) Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ thời điểm phát hiện người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra quyết định xử lý kỷ luật.
b) Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì chủ sở hữu ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.
Hình thức kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người đại diện có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm lần thứ nhất, không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn, tổng công ty, công ty để thu lợi riêng cho bản thân và cho người khác;
3. Vi phạm Điều lệ của tập đoàn, tổng công ty, công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả làm thiệt hại cho tập đoàn, tổng công ty, công ty và Nhà nước;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người đại diện có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được cử làm đại diện; cấp hoặc xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện, không đúng thẩm quyền;
2. Sử dụng thông tin, tài liệu của tập đoàn, tổng công ty, công ty để vụ lợi;
3. Để thất thoát vốn của Nhà nước;
4. Báo cáo không trung thực tình hình tài chính của tập đoàn, tổng công ty, công ty từ 02 lần trở lên hoặc 01 lần nhưng sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính doanh nghiệp;
5. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người đại diện có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
2. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
3. Vi phạm nghiêm trọng chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và chế độ khác, có kết luận của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền;
4. Có các quyết định, chỉ đạo, điều hành để tập đoàn, tổng công ty, công ty thua lỗ, thất thoát vốn nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
a) Người đại diện đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép.
b) Người đại diện đang trong thời gian điều trị bệnh tật có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
c) Người đại diện là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
d) Người đại diện đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
c) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.
1. Thành lập Hội đồng kỷ luật
Chủ sở hữu có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
b) Người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật
Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tiến hành như sau:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của cấp có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp;
b) Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm, giải trình các hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật. Bản kiểm điểm gửi đến cấp có thẩm quyền trước ít nhất 05 ngày làm việc, tính đến ngày họp kiểm điểm.
Trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu tiếp tục vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành;
c) Nội dung cuộc họp kiểm điểm: người bị kiểm điểm đọc bản tự kiểm điểm, các thành viên dự họp tham gia ý kiến, người chủ trì và các thành viên dự họp bỏ phiếu kín kiến nghị hình thức kỷ luật.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền.
1. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện chủ sở hữu;
b) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy cùng cấp với chủ sở hữu;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện phần vốn của Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty, công ty có người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật, Ủy viên Hội đồng này do người đại diện nhóm người đại diện của tập đoàn, tổng công ty, công ty cử;
d) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện ban chấp hành công đoàn của tập đoàn, tổng công ty, công ty có người đại diện bị xử lý kỷ luật;
đ) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
2. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
1. Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và thành viên kiêm Thư ký Hội đồng. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật bằng kết quả bỏ phiếu kín với kết quả trên 50% ý kiến thành viên dự họp tán thành.
Trường hợp Hội đồng kỷ luật họp chỉ có 04 thành viên tham dự mà kết quả bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật chỉ được 02 thành viên dự họp tán thành, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thì thực hiện theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
3. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
a) Chuẩn bị họp:
- Chậm nhất 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật. Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
- Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nơi người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
- Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của tập đoàn, tổng công ty, công ty nơi người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.
b) Trình tự họp:
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;
- Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm. Nếu người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay. Nếu người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp theo quy định tại Khoản này;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
- Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;
- Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến. Nếu người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp theo quy định tại Khoản này;
- Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
- Chủ tịch và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.
Trường hợp nhiều người đại diện trong cùng tập đoàn, tổng công ty, công ty có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người đại diện.
2. Quyết định kỷ luật
a) Trình tự ra quyết định kỷ luật:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 4 và 5 Nghị định này;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận người đại diện không vi phạm pháp luật;
- Trường hợp có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 26 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành;
c) Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, nếu người đại diện không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực thi hành mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực thi hành.
Người đại diện bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Hồ sơ kỷ luật người đại diện gồm: tờ trình của Hội đồng kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật; bản tự kiểm điểm; biên bản các cuộc họp kiểm điểm; đơn thư tố cáo, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan; biên bản họp Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật.
2. Hồ sơ kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân. Quyết định kỷ luật phải được ghi vào lý lịch của người bị xử lý kỷ luật.
Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, tài sản của Nhà nước và của tập đoàn, tổng công ty, công ty thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
APPOINTMENT, RE-APPOINTMENT, DISMISSAL, COMMENDATION AND DISCIPLINARY ACTIONS AGAINST REPRESENTATIVES
Section 1: APPOINTMENT AND RE-APPOINTMENT OF REPRESENTATIVES
Article 17. Term of office of a representative and time for calculation thereof
1. Term of office of a representative is determined according to the tenure of the managerial position that he/she is holding.
a) In case of change of the managerial position due to change of the enterprise’s name, the term of office of the representative shall be calculated from the date on which he/she is appointed to hold the previous position (according to the previous name of enterprise).
b) If a representative is appointed for election or appointment to the managerial position in the middle of tenure of that position, the term of office of that representative shall be the remaining period of that tenure.
2. The term of office of a representative is calculated from the date on which he/she is elected or appointed to hold the managerial position.
Article 18. Qualifications of a representative
1. Meet general standards of the Communist Party and the State, and qualifications of the position to which the representative will be appointed as set by competent authorities.
2. Provide adequate personal documents verified and certified by competent authorities.
3. Meet age of appointment as representative requirements
a) The person to be appointed to act as a representative must meet age requirements (calculated in months) to work for a prescribed tenure of a managerial position.
b) If a representative is requested by the state capital owner to stop holding his/her representative position in order to act as a representative in another economic group, corporation or company of the same state capital owner, the age of appointment as representative must not comply with the provisions in Point a of this Clause.
c) If the re-appointment of a representative is considered 01 year after he/she is assessed to have failed to complete his/her tasks by the state capital owner or liable to a disciplinary or dismissal decision, in addition to the age requirement, he/she shall also meet all of other qualifications of a representative.
4. Be fit to complete assigned tasks as certified by a competent health facility. The certificate of fitness to work must be issued no more than 06 months before the date of submission of the representative dossier to the personnel advisory agency.
5. Be not prohibited from undertaking a position as prescribed by law.
6. Be not liable to any disciplinary actions or be not undergoing investigation, prosecution or adjudication.
Article 19. Procedures for appointment of representatives
1. Based on the value of state capital, scale or each economic group, corporation or company and qualifications of a representative, the personnel advisory agency shall provide the state capital owner with the proposal of quantity, structure and sources of personnel to be appointed as representatives, including the following information: full name, date of birth, native land, date of admission to the Communist Party, professional qualifications, political theory qualifications, foreign language competency, current position, and working place.
2. The state capital owner shall consider approving the quantity, structure and sources of personnel to be appointed as representatives.
3. Within 30 days from the date on which the state capital owner approves the quantity, structure and sources of personnel to be appointed as representatives, the state capital owner shall organize a meeting in which persons to be appointed as representatives shall directly present their action programs to the state capital owner and undertake to comply with the state capital owner’s policies, resolutions and directives, and perform their role, responsibilities and obligations during their assigned terms of office.
4. The state capital owner shall send a written request to the executive committee of the Communist Party of the same level for its opinions about persons to be appointed as representatives.
5. The state capital owner shall consider drawing conclusions on any arising issues, discuss opinions given by the executive committee of the Communist Party and issue decision.
Article 20. Re-appointment of representatives
1. 03 months by the time of expiration of term of office of a representative, the state capital owner shall consider whether to re-appoint that representative or not. If a representative is not re-appointed, the state capital owner shall assign other tasks to or solve benefits for that representative in accordance with regulations of law.
2. A person is appointed as a representative in an economic group, corporation or company for not more than 02 consecutive tenures.
3. Qualifications of a representative to be re-appointed
a) Meet the qualifications in Clauses 1, 2, 4, 5, 6 and Points a, b Clause 3 Article 18 hereof;
b) Have excellently completed tasks in 03 consecutive years before he/she is re-appointed.
4. In special cases, the state capital owner may consider re-appointing a representative if the period from the date on which the re-appointment is considered to his/her retirement age is at least 2/3 of the tenure in which he/she will be re-appointed as a representative.
5. The re-appointment of a representative shall comply with the procedures laid down in Clause 4 and Clause 5 Article 19 hereof.
Article 21. Appointment or re-appointment dossiers
1. A representative appointment dossier includes:
a) The statement made by the personnel advisory agency and the written approval for appointment of the representative given by the state capital owner;
b) The curriculum vitae (using Form No. 2C-BNV/2008 enclosed with the Decision No. 02/2008/QD-BNV dated October 06, 2008 of the Minister of Home Affairs. The curriculum vitae must be made no more than 06 months before the appointment dossier is submitted to a competent authority and must be certified by a competent authority;
c) The representative’s self-assessment;
d) The state capital owner’s assessment;
dd) Inspection conclusions serving the resolution of any complaints/denunciations and other relevant documents (if any);
e) Copies of professional qualifications/certificates;
g) Certificate of fitness to complete assigned tasks;
h) Property statement (using the prescribed form);
i) The assessment of the compliance with the law by the representative and his/her family given by the executive committee of Communist Party or local government of the place of the representative's permanent residence.
k) The action program and commitment to comply with the state capital owner’s policies, resolutions and directives, and perform the representative’s role, responsibilities and obligations.
2. A representative re-appointment dossier includes:
a) The statement made by the personnel advisory agency and the written approval for re-appointment of the representative given by the state capital owner;
b) Any additional curriculum vitae, qualifications/certificates and property statements;
c) The representative’s self-assessment;
d) The state capital owner’s assessment of representative’s performance in the whole tenure.
Section 2: DISMISSAL OF REPRESENTATIVES
Article 22. Dismissal conditions
1. A representative will be dismissed in one of the following cases:
a) The representative submits a resignation letter which has been approved by the state capital owner;
b) The representative is transferred to another job position as decided by a competent authority;
c) The representative reaches retirement age;
d) The state capital owner no longer owns capital invested in the economic group, corporation or company;
dd) The representative is assessed to have failed to complete tasks in 02 consecutive tenures;
e) The representative violates moral standards or performs prohibited acts of party members, if the representative is a party member;
g) Other cases prescribed in relevant legislative documents.
2. After a representative is dismissed, the state capital owner is responsible for assigning other tasks to or solving benefits for the representative in accordance with regulations of law.
Article 23. Dismissal procedures
1. Based on the cases of dismissal mentioned in Clause 1 Article 22 hereof, the personnel advisory agency shall:
a) Prepare and submit the dismissal plan to the state capital owner for consideration;
b) Prepare the dismissal dossier, including: the curriculum vitae, the official dispatch requesting dismissal of representative prepared by the personnel advisory agency, and the representative’s self-assessment.
2. The state capital owner shall consider and make decision.
Section 3: COMMENDATION AND DISCIPLINARY ACTIONS AGAINST REPRESENTATIVES
A representative shall be commended and rewarded for his/her achievement or contribution in accordance with regulations of law on emulation and commendation.
Article 25. Rules for taking disciplinary actions
1. Disciplinary actions must be taken in an objective, impartial and strict manner in accordance with regulations of law.
2. A disciplinary action shall be imposed on each violation. If a representative commits multiple violations, these violations shall be considered separately and the violating representative shall be liable to the disciplinary action that is more severe than the most severe one among the disciplinary actions imposed for such violations, except cases where the forced resignation is imposed.
3. If a representative commits a violation while he/she is subject to a valid disciplinary action decision, he/she will be liable to the following disciplinary actions:
a) If the representative commits a violation for which a disciplinary action that is less severe than or as severe as the one he/she is liable to is imposed, a disciplinary action that is more severe than the one he/she is liable to shall be imposed.
b) If the representative commits a violation for which a disciplinary action that is more severe than the one he/she is liable to is imposed, a disciplinary action that is more severe than the one he/she is liable to shall be imposed.
The disciplinary action decision in force shall be no longer valid from the date on which the new disciplinary action decision comes into force.
4. The violating representative’s behavior and initiative to take remedial actions shall be considered as mitigating or aggravating factors when deciding disciplinary actions.
5. The time limit for disciplining a representative shall exclude the length of time for considering and deciding the disciplinary action taken against him/her in one of the cases prescribed in Clause 1 Article 31 hereof.
6. During the consideration of disciplinary actions, any acts bodily harming or offending dignity or reputation of representatives are prohibited.
Article 26. Prescriptive period and time limit for disciplining of violating representatives
1. Prescriptive period for disciplining of a violating representative
a) The prescriptive period for disciplining of a violating representative is 24 months from the time when the representative commits the violation to the day on which the state capital owner gives a written notice of consideration of disciplinary action.
b) The state capital owner shall give a written notice of consideration of disciplinary action when any representative is detected to commit a violation. Such notice must specify the time when the representative commits the violation, time of detecting that violation and the time limit for disciplining of the violating representative.
2. Time limit for disciplining of a violating representative
a) The time limit for disciplining of a violating representative is 02 months from the time of detecting the violation committed by the representative to the day on which the state capital owner issues a disciplinary action decision.
b) In case where many persons are involved, exhibits and instrumentalities need to be examined or there are other complicated facts, the state capital owner shall decide to extend the time limit for disciplining of the violating representative as prescribed in Clause 2 Article 80 of the Law on officials.
Article 27. Disciplinary actions
Disciplinary actions include: reprimand, warning and forced resignation.
A reprimand shall be issued when a representative commits one of the following violations:
1. He/she fails to complete assigned tasks without giving legitimate reasons and he/she commits this violation for the first time;
2. He/she abuses his/her position and authority to use capital and assets of the economic group, corporation or company to seek personal interests or seek interests for others;
3. He/she violates the Charter of the economic group, corporation or company, issues decisions beyond his/her authority, or abuses his/her position and authority to cause damage to the economic group, corporation or company, or the State;
4. He/she violates the anti-corruption law, the law on thrift practice and waste combat, work regulations, gender equality regulations, regulations on prostitution prevention and combat, and other relevant laws.
A warning shall be issued when a representative commits one of the following violations:
1. He/she uses illegal documents to be appointed as a representative; issues or certifies legal documents to ineligible persons or beyond his/her authority;
2. He/she uses information/documents of the economic group, corporation or company for self-seeking purposes;
3. He/she causes loss of state capital;
4. He/she submits 02 or more wrong reports on financial status of the economic group, corporation or company, or only one wrong report but it contains serious errors;
5. He/she commits a serious violation against the anti-corruption law, the law on thrift practice and waste combat, work regulations, gender equality regulations, regulations on prostitution prevention and combat, and other relevant laws.
Article 30. Forced resignation
A representative is forced to resign when he/she commits one of the following violations:
1. He/she is sentenced to imprisonment without being eligible for suspension;
2. He/she is a drug addict as certified by a competent health facility;
3. He/she has seriously violated regulations on finance, accounting, audit and other regimes according to conclusions given by a competent court or authority;
4. He/she issues decisions/directives causing loss of state capital invested in the economic group, corporation or company;
5. He/she commits a special serious violation against the anti-corruption law, the law on thrift practice and waste combat, work regulations, gender equality regulations, regulations on prostitution prevention and combat, and other relevant laws.
Article 31. Suspension and exemption from disciplinary actions
1. Cases in which disciplinary actions are suspended
a) A representative is taking annual leave, sick leave or personal leave as prescribed by law with approval from a competent authority.
b) A representative is receiving medical treatment as certified by a competent health facility.
c) A female representative is pregnant, is taking maternity leave or has a child of less than 12 months of age.
d) A representative is impounded or kept in temporary detention pending a conclusion about the violation from the investigating, prosecuting or trying agency.
2. Cases in which a representative is exempted from disciplinary actions
a) He/she is incapable of civil acts when committing the violation as certified by a competent authority.
b) He/she is implementing a decision issued by a superior authority as prescribed in Clause 5 Article 9 of the Law on officials.
c) He/she commits the violation in force majeure circumstances when performing his/her duty as certified by a competent authority.
Article 32. Disciplinary council
1. Establishment of a disciplinary council
The competent state capital owner prescribed in Article 4 and Article 5 hereof shall decide to establish a disciplinary council that shall provide counseling on imposition of disciplinary actions against the violating representatives, except the case prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Cases in which the disciplinary council is not established
a) The representative is sentenced to imprisonment without being eligible for suspension.
b) The imposition of disciplinary actions is considered when a competent authority has reached conclusions on that violation and proposed disciplinary actions.
3. Organization of review meetings
Review meetings in cases where disciplinary councils are established and those where disciplinary councils are not established prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be organized as follows:
a) The head or deputy head of a competent authority shall be responsible for organizing the review meeting and deciding meeting participants;
b) The violating representative shall make a self-review providing explanations about his/her violation and voluntarily proposing disciplinary actions. The self-review shall be sent to the competent authority at least 05 working days by the date of review meeting.
If the violating representative fails to make a self-review or is absent after 02 summons to the meeting has been sent without giving legitimate reasons, and continues being absent after receiving the third summon, the review meeting shall still be organized;
c) Contents of a review meeting: The violating representative shall read his/her self-review; the meeting participants shall give their opinions; the chairperson of and participants in the meeting shall ballot for proposed disciplinary actions.
Contents of the review meeting prescribed in this Article must be recorded. The proposed disciplinary action against the violating representative shall be specified in the meeting minutes. Within 05 working days from the end of the review meeting, the meeting minutes must be sent to the Chairperson of the disciplinary council or the person competent to take disciplinary actions in case no disciplinary council is established.
Article 33. Composition of a disciplinary council
1. A disciplinary council is composed of 05 members, including:
a) Council’s chairperson that is a representative of the state capital owner;
b) A council’s member that is a representative of the executive committee of the Communist Party of the same level with the state capital owner;
c) A council’s member that is a representative of the state capital invested in the economic group, corporation or company where the violation is committed; this council's member will be appointed by the representative of the group of representatives of the economic group, corporation or company;
d) A council’s member that is a representative of the executive board of the trade union of the economic group, corporation or company where the violation is committed;
dd) A council’s member cum secretary that is the person in charge of the personnel advisory agency.
2. Family members, including parents, children, spouse, siblings, siblings-in-law, and persons involved in the violation committed by the representative are not appointed as members of the disciplinary council.
Article 34. Working rules of disciplinary council
1. A council’s meeting is conducted if it is attended by at least 03 members, including the council’s Chairperson and member cum secretary. The disciplinary council shall propose a disciplinary action based on its ballot result with more than 50% of total votes of meeting participants is “yes” vote.
In case of equality of votes casted at a meeting of the disciplinary council in which there are 04 participants, the council’s Chairperson shall have the casting vote.
2. The meeting minutes must include opinions given by participants and ballot result.
3. The disciplinary council shall be automatically dissolved upon completion of its tasks.
Article 35. Procedures for taking disciplinary actions
1. Organization of the disciplinary council’s meeting
a) Preparation for the meeting:
- At least 07 working days before the meeting of the disciplinary council is convened, the summon to the meeting must be sent to the violating representative. If the violating representative is absent, he/she must give legitimate reasons. If the violating representative is absent after 02 summons to the meeting has been sent to him/her without giving legitimate reasons, and continues being absent after receiving the third summon, the disciplinary council shall stilly convene the meeting to consider the violation and propose appropriate disciplinary action;
- The disciplinary council may invite representatives of the political organization or socio-political organization where the violating representative is working to the meeting. Invited participants may give their opinions and propose disciplinary actions but may not vote on the disciplinary action;
- The member cum secretary of the disciplinary council shall prepare documents concerning the disciplinary action against the violation, and record the meeting of the disciplinary council;
- Disciplinary action dossier submitted to the disciplinary council include: The self-review, curriculum vitae, minutes of the review meeting of the economic group, corporation or company where the violating representative is working, and other relevant documents.
b) Procedures of the meeting:
- Chairperson of the disciplinary council declares reasons of the meeting and introduces participants of the meeting;
- The member cum secretary of the disciplinary council reads the curriculum vitae of the violating representative and other relevant documents;
- The violating representative reads his/her self-review. The self-review shall be read by the council’s secretary on behalf of the violating representative if he/she is absent from the meeting. If the violating representative does not make a self-review, the disciplinary council shall perform remaining procedural acts of the meeting as prescribed in this Clause;
- The member cum secretary of the disciplinary council reads the minutes of the review meeting;
- Members of the disciplinary council and participants in the meeting express their opinions;
- The violating representative expresses his/her opinions. If the violating representative does not express his/her opinions or is absent from the meeting, the disciplinary council shall perform remaining procedural acts of the meeting as prescribed in this Clause;
- The disciplinary council shall ballot on proposed disciplinary actions;
- Chairperson of the disciplinary council declares the ballot result and gives approval of the meeting minutes;
- The Chairperson and member cum secretary of the disciplinary council sign the meeting minutes.
If two or more representatives commit violations in the same economic group, corporation or company, the disciplinary council shall convene meeting to consider the disciplinary action taken against each violating representative.
2. Disciplinary action decision
a) Procedures for issuing a disciplinary action decision:
- Within 05 working days from the end of the meeting, the disciplinary council shall send its proposed disciplinary action in writing (including the meeting minutes and disciplinary action dossier) to the authority competent to take disciplinary action prescribed in Article 4 and Article 5 hereof;
- Within 15 working days from receipt of the written proposal from the disciplinary council or the minutes of the review meeting prescribed in Clause 3 Article 32 hereof, if the disciplinary council is not established, the person competent to take disciplinary actions shall issue a disciplinary action decision or a conclusion that the representative is not guilty;
- In case where there are complicated facts, the authority competent to take disciplinary actions shall decide to extend the time limit for disciplining of the violating representative as prescribed in Point b Clause 2 Article 26 hereof and take responsibility for its decision.
b) The disciplinary action decision must specify its effective date;
c) If the representative commits no violation for which a disciplinary action must be imposed 12 months after the disciplinary action decision comes into force, the disciplinary action decision shall be null and void without requiring any document on termination of its validity.
The disciplined representative is entitled to make complaint against the disciplinary action decision in accordance with regulations of the law on complaints.
Article 37. Disciplinary action dossier
1. A disciplinary action dossier includes: The written request for consideration of disciplinary action made by the disciplinary council; the self-review; minutes of review meetings; denunciation, investigation/inspection conclusions and other relevant documents; minutes of the meeting of the disciplinary council, and disciplinary action decision.
2. The disciplinary action dossier shall be included in the representative’s personal file. The representative’s curriculum vitae must include information about his/her disciplinary action decision.
Article 38. Representative’s responsibility to make compensations and refunds
Representatives committing violations and thus causing economic damage or damage to assets of the State and of economic groups, corporations or companies shall make compensations/refunds in accordance with regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực