Chương IV Nghị định 106/2015/NĐ-CP: Đánh giá người đại diện
Số hiệu: | 106/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 09/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1107 đến số 1108 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ với các nội dung quan trọng: việc kiêm nhiệm, đánh giá, cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, … được ban hành ngày 23/10/2015.
1.Thẩm quyền quyết định các nội dung quản lý người dại diện
Theo Nghị định 106, thẩm quyền của Bộ quản lý ngành đối với các tập đoàn, tổng công ty:
- Quyết định cử, cử lại người đại diện vốn để bầu hoặc đề nghị miễn nhiệm người đại diện vốn góp giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị.
- Quyết định cử, cử lại người đại diện để bổ nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
2. Quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện phần vốn góp, số lượng người đại diện vốn được giời thiệu để bầu giữ chức danh thành viên HĐQT, để bổ nhiệm giữ chức danh phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc
Nghị định số 106/2015 quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện như sau:
- Người đại diện phần vốn góp không là cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Không kiêm nhiệm làm người đại diện vốn góp ở tập đoàn, tổng công ty, công ty khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.
- Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc.
3.Cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người đại diện vốn
-Hồ sơ cử người đại diện theo Nghị định 106/2015/NĐ-CP, gồm:
+Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử người đại diện phần vốn góp;
+Sơ yếu lý lịch của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Bản tự nhận xét, đánh giá;
+Nhận xét của chủ sở hữu với người đại diện vốn góp theo Nghị định số 106/2015;
+Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu khác về người đại diện phần vốn góp (nếu có);
+Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người đại diện vốn nhà nước;
+Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe của người đại diện vốn góp;
+Bản kê khai tài sản của người đại diện phần vốn nhà nước;
+Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Chương trình hành động và bản cam kết của người đại diện vốn nhà nước.
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại Nghị định 106 năm 2015
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn góp.
+ Thời hạn xử lý kỷ luật theo Nghị định số 106/2015
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ thời điểm phát hiện người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra quyết định xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước, trừ trường hợp có những tình tiết phức tạp.
Ngoài ra, Nghị định 106 còn quy định đánh giá người đại diện vốn góp; đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, quản lý hồ sơ người đại diện; khen thưởng người đại diện,… Nghị định 106/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ đánh giá bao gồm:
1. Quyền, trách nhiệm của người đại diện theo quy định của pháp luật;
2. Chương trình, kế hoạch công tác năm đã được chủ sở hữu phê duyệt.
Việc đánh giá người đại diện được thực hiện hàng năm ngay sau khi tập đoàn, tổng công ty, công ty công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và trước khi thực hiện quy trình cử, cử lại, khen thưởng, kỷ luật người đại diện.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được chủ sở hữu phê duyệt gồm:
a) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty, công ty;
b) Việc chấp hành, tuân thủ của người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu.
2. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của tập đoàn, tổng công ty, công ty.
3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Người đại diện được đánh giá hàng năm và được phân loại theo 03 mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc;
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của tập đoàn, tổng công ty, công ty;
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
2. Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.
Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
2. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
3. Vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của tập đoàn, tổng công ty, công ty.
1. Người đại diện viết bản tự nhận xét, đánh giá theo nội dung, tiêu chí đánh giá và tự nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 11, 12, 13, 14 và 15 Nghị định này, gửi chủ sở hữu.
2. Chủ sở hữu tham khảo ý kiến bằng văn bản với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về nhận xét, đánh giá người đại diện.
3. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, báo cáo chủ sở hữu.
4. Căn cứ bản tự nhận xét, đánh giá của người đại diện và ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu quyết định đánh giá, phân loại người đại diện theo các mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.
Article 8. Grounds for assessment
Grounds for assessment include:
1. Rights and responsibilities of a representative as prescribed by law;
2. Annual work plans/programs approved by state capital owners.
Representatives shall be assessed every year after economic groups, corporations or companies publish their annual financial statements and before they follow procedures for appointment, re-appointment, commendation or disciplinary actions against representatives.
Article 10. Authority to assess and responsibilities of persons making assessment
1. State capital owners shall directly assess representatives as prescribed in Article 4 and Article 5 hereof and assume responsibility for their assessment results.
2. Written ranking and assessment results shall be notified to representatives and included in their dossiers.
Article 11. Assessment contents
1. Performance of tasks under annual work plans/programs or tenure approved by state capital owners, including:
a) Business income and operational efficiency of economic groups, corporations or companies;
b) The representative’s compliance with the state capital owner’s policy, resolution and direction.
2. Compliance with guidelines and polices of the Communist Party and the State law, the anti-corruption law, the law on thrift practice and waste combat, internal regulations and rules of economic groups, corporations or companies.
3. Moral and political credentials, lifestyle, working style and behavior.
Article 12. Assessment results
Representatives shall be assessed every year and ranked into 03 levels as follows: Having excellently completed tasks, having completed tasks and failing to complete tasks.
Article 13. Criteria for representatives assessed to have excellently completed tasks
A representative is assessed to have excellently completed tasks if meeting all of the following criteria:
1. He/she has completed all assigned tasks under the annual work plan/program with working hours and quality ensured;
2. He/she must be exemplary and has strictly complied with guidelines and polices of the Communist Party and the State law, the anti-corruption law, the law on thrift practice and waste combat, discipline, internal regulations and rules of the economic group, corporation or company;
3. He/she has excellent moral and political credentials, healthy lifestyle, and standard working style.
Article 14. Criteria for representatives assessed to have completed tasks
A representative is assessed to have completed tasks if meeting all of the following criteria:
1. He/she meets the criteria in Clause 2 and Clause 3 Article 13 hereof;
2. He/she has completed at least 70% of assigned tasks under the annual work plan/program, except force majeure events or objective reasons.
Article 15. Criteria for representatives assessed to have failed to complete tasks
A representative is assessed to have failed to complete tasks if:
1. He/she has completed less than 70% of assigned tasks under the annual work plan/program;
2. He/she has failed to comply with or violated guidelines and polices of the Communist Party and the State law, the anti-corruption law and the law on thrift practice and waste combat, or has been disciplined by competent authorities;
3. He/she has failed to keep discipline or violated internal rules and regulations of the economic group, corporation or company.
Article 16. Assessment procedures
1. The representative shall make a self-assessment report to self-evaluate his/her completion of tasks according to the assessment criteria prescribed in Articles 11, 12, 13, 14 and 15 hereof, and send it to the state capital owner.
2. The state capital owner shall request the Board of Directors or Board of Members in writing for its opinions about the representative’s self-assessment.
3. The personnel advisory agency shall prepare and submit the consolidated report on opinions given by the Board of Directors or Board of Members to the state capital owner.
4. Based on the representative’s self-assessment and opinions given by Board of Directors or Board of Members, the state capital owner shall assess and rank the representative into one of the following levels: Having excellently completed tasks, having completed tasks or failing to complete tasks.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực