Số hiệu: | 106/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2015 |
Ngày công báo: | 09/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1107 đến số 1108 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2020 |
Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ với các nội dung quan trọng: việc kiêm nhiệm, đánh giá, cử, cử lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, … được ban hành ngày 23/10/2015.
Theo Nghị định 106, thẩm quyền của Bộ quản lý ngành đối với các tập đoàn, tổng công ty:
- Quyết định cử, cử lại người đại diện vốn để bầu hoặc đề nghị miễn nhiệm người đại diện vốn góp giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị.
- Quyết định cử, cử lại người đại diện để bổ nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện giữ các chức danh trong Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.
Nghị định số 106/2015 quy định về kiêm nhiệm đối với người đại diện như sau:
- Người đại diện phần vốn góp không là cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Không kiêm nhiệm làm người đại diện vốn góp ở tập đoàn, tổng công ty, công ty khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.
- Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc.
-Hồ sơ cử người đại diện theo Nghị định 106/2015/NĐ-CP, gồm:
+Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và văn bản đồng ý của chủ sở hữu về chủ trương cử người đại diện phần vốn góp;
+Sơ yếu lý lịch của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Bản tự nhận xét, đánh giá;
+Nhận xét của chủ sở hữu với người đại diện vốn góp theo Nghị định số 106/2015;
+Các kết luận kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu khác về người đại diện phần vốn góp (nếu có);
+Bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người đại diện vốn nhà nước;
+Giấy chứng nhận có đủ sức khỏe của người đại diện vốn góp;
+Bản kê khai tài sản của người đại diện phần vốn nhà nước;
+Bản nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi nhân sự cư trú thường xuyên của người đại diện phần vốn của nhà nước;
+Chương trình hành động và bản cam kết của người đại diện vốn nhà nước.
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại Nghị định 106 năm 2015
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn góp.
+ Thời hạn xử lý kỷ luật theo Nghị định số 106/2015
Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ thời điểm phát hiện người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày chủ sở hữu ra quyết định xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước, trừ trường hợp có những tình tiết phức tạp.
Ngoài ra, Nghị định 106 còn quy định đánh giá người đại diện vốn góp; đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, quản lý hồ sơ người đại diện; khen thưởng người đại diện,… Nghị định 106/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015.
1. Không là cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử làm người đại diện thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
2. Không kiêm nhiệm làm đại diện ở tập đoàn, tổng công ty, công ty khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.
3. Không được giao hoặc ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu giao.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc.
5. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Tổng giám đốc.
Chủ sở hữu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của mình, cử số lượng người đại diện để bầu giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, để bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc.
REPRESENTATIVES WORKING UNDER DUAL OFFICE-HOLDING REGIME, QUANTITY OF REPRESENTATIVES RECOMMENDED FOR ELECTION TO POSITION OF MEMBERS OF BOARDS OF DIRECTORS OR APPOINTMENT TO POSITION OF DEPUTY GENERAL DIRECTORS OR DEPUTY DIRECTORS
Article 6. Regulations on dual office-holding
1. Representatives must not be officials or public employees.
If an official or public employee is appointed to act as a representative, the official must obtain a work transfer decision or the public employee must terminate his/her public employee contract.
2. A representative shall not concurrently act as the representative in another economic group, corporation or company the state capital invested in which is owned by a supervisory ministry or provincial People's Committee.
3. Representatives are not allowed to assign or re-authorize others to vote or decide contents assigned by state capital owners on their behalf.
4. A Chairperson of a Board of Directors is not allowed to concurrently act as a General Director.
5. A Chairperson of a Board of Members is not allowed to concurrently act as a General Director.
Article 7. Quantity of representatives recommended for election to position of members of Boards of Directors or appointment to position of Deputy General Directors or Deputy Directors
State capital owners shall decide the quantity of representatives recommended for election to position of members of Boards of Directors or appointment to position of Deputy General Directors or Deputy Directors based on their capital contribution percentages.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực