Chương 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quản lý nhà nước hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ: Yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm
Số hiệu: | 105/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2006 |
Ngày công báo: | 06/10/2006 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định chi tiết tại Điều này.
2. Các biện pháp công nghệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;
b) Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
3. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được thực hiện tuân theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Nghị định này.
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).
Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó.
1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ, hiện vật sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:
a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;
b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm (đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm);
c) Bản sao Thông báo của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ gửi cho người xâm phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và chứng cứ chứng minh người xâm phạm không chấm dứt hành vi xâm phạm trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
d) Chứng cứ về thiệt hại do sản phẩm xâm phạm gây ra cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh, thức ăn dùng cho chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và môi trường trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
đ) Chứng cứ và hiện vật về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; tài liệu chứng minh hành vi giao việc, đặt hàng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bộ phận sản phẩm, đề can, nhãn, mác, bao bì hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ trong trường hợp nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ;
e) Chứng cứ chứng minh yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt (nếu đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt).
2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định chi tiết tại khoản này được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền:
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền của tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong hai loại tài liệu sau đây:
a) Bản gốc Văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; bản gốc Bằng bảo hộ giống cây trồng; bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng trên;
b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.
2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản gốc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp, bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam, Công báo sở hữu công nghiệp có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
3. Đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ phát sinh quyền, xác lập quyền tương ứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký: bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến các đối tượng nói trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);
b) Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;
c) Đối với tên thương mại: bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại;
d) Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng.
4. Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, được thừa kế hoặc kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì ngoài tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thì các tài liệu trên cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.
1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.
2. Người yêu cầu xử lý xâm phạm lợi dụng quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhằm mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại.
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).
2. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đơn.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
4. Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
a) Hết thời hạn ấn định quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
b) Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;
c) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
d) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
5. Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
REQUEST FOR HANDLING OF INFRINGEMENTS AND SETTLEMENT THEREOF
Article 21.- Exercise of the right to self-protection
1. Organizations and individuals shall exercise the right to self-protection under the provisions of Article 198 of the Law on Intellectual Property and the specific provisions of this Article.
2. Technological measures provided at Point a, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property include:
a/ Displaying indicative information on the origin of emergence, protection title, owner, scope and period of protection and other information on intellectual property rights on products, means of services, the originals and copies of works, fixations of performances, phonograms, video recordings or broadcasts (collectively referred to as products in this Article) in order to inform that the products are protected intellectual property right subject matters and warn that they should not be infringed upon;
b/ Using technical means or measures to mark, identify, distinguish and protect the protected products.
3. Intellectual property right holders shall request termination of acts of infringement specified at Point b, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property by sending written notices to the infringes. Such a written notice shall contain indicative information on the origin of emergence, protection title, owner, scope and term of protection and fix a reasonable period of time for the infringer to terminate the act of infringement.
4. Requests for competent state agencies to handle acts of infringement provided at Point c, Clause 1, Article 198 of the Law on Intellectual Property shall comply with the provisions of Articles 22, 23, 24, 25, 26 and 27 of this Decree.
Article 22.- Petition for handling of infringement
1. A petition for handling of infringement must contain the following major details:
a/ Date of the petition;
b/ Name and address of the requester for handling of infringement; full name of the representative of the requester if such request is made by the representative;
c/ Name of the agency that receives the petition;
d/ Name and address of the infringer; name and address of the suspected infringer in the case of request for temporary cessation of customs clearance for exports or imports suspected of infringement;
e/ Name(s) and address(es) of organizations and individuals with related rights and interests (if any);
f/ Name(s) and address(es) of the witness(es) (if any);
g/ Brief information about the infringed intellectual property rights: type of the right, bases for emergence of the right and its subject matter;
h/ Brief information about the act of infringement: date and place of occurrence of the infringement, brief description of the infringing product, acts of infringement and other information (if any).
For a petition for temporary cessation of customs clearance for imports or exports suspected of infringement, it is required to contain additional information on the mode of import or export, country of exportation, mode of packaging, the lawful importer or exporter, features of lawfully imported or exported goods for distinction from infringing goods; risks of occurrence of circumstances when certain measures need to be applied to prevent infringements and to secure the imposition of penalties, and other information (if any);
i/ Proposed measures to handle infringement;
j/ A list of documents and evidence accompanying the petition;
k/ Signature of the petitioner with a seal (if any).
2. A petition for handling of infringement must be accompanied with documents and evidence to prove the request.
Article 23.- Accompanying documents, evidence and exhibits
1. A requester for handling of infringement must submit the petition together with the following documents, evidence and exhibits to prove the request:
a/ Evidence proving that the requester is the right holder, if the requester is the right holder or an assignee, heir or successor of the intellectual property rights;
b/ Evidence proving the actual occurrence of the acts of infringement; proving the suspicion of infringing imports or exports (for a petition for temporary cessation of customs clearance for imports or exports suspected of infringement);
c/ Copy of the notice sent by the intellectual property right holder to the infringer, which allows a reasonable period of time for the infringer to terminate the acts of infringement, and evidence proving the infringer’s failure to terminate the acts of infringement in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point b, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;
d/ Evidence proving the damage caused by the infringing products to consumers or society, including food, foodstuffs, preventive and curative medicines, livestock feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds that are harmful to the health of humans or animals or to the environment, in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point a, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;
e/ Evidence and exhibits related to the intellectual property counterfeit goods or products, parts of products, decals, labels, marks, goods packages, materials and means chiefly used for the production of intellectual property counterfeit goods; documents proving the acts of assignment, ordering, production or trading of products, parts of products, decals, labels, marks, goods packages, materials and means used for the production of intellectual property counterfeit goods in the case of filing a petition for handling of infringement under the provisions of Point c or d, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property;
f/ Evidence proving the request for the application of measures to prevent infringement and to secure the imposition of penalties (in the case of concurrently requesting the application of those measures).
2. When a request for handling of infringement is made through an authorized representative, the petition must be enclosed with the paper or contract of authorization notarized by public notary or certified by the local administration; if it is made by a representative at law, the petition must be enclosed with a paper proving the representative-at-law status.
Article 24.- Evidence to prove the right holder status
The documents referred to in Clause 2, Article 203 the Law on Intellectual Property and specified in this Clause shall be regarded as evidence to prove the right holder status.
1. For inventions, industrial designs, lay-out designs, marks, geographical indications, plant varieties, copyright, rights of performers, rights of producers of phonograms or video recordings or rights of broadcasting organizations already registered, evidence to prove the right holder status may be one of the following two documents:
a/ The original of the protection title for inventions, industrial designs, layout design, marks or geographical indications; the original of the protection title for plant varieties; the original of a copyright/related right registration certificate or a copy thereof notarized by a public notary or certified by the original-issuing agency;
b/ An excerpt of the National Register of Industrial Property; an excerpt of the National Register of Copyright/Related Rights; an excerpt of the National Register of Rights to Plant Varieties, issued by the competent agencies that have registered those subject matters.
2. For an internationally registered mark, the evidence to prove the right holder status shall be the original or the certificate of protection in Vietnam of such internationally registered mark issued by the state management agency in charge of industrial property, a copy of the International Mark Official Gazette of the World Intellectual Property Organization that is certified by the state management agency in charge of industrial property or a copy of or the certificate of protection in Vietnam of such internationally registered mark or the Industrial Property Official Gazette that is notarized by public notary or certified by the state management agency in charge of industrial property.
3. For other intellectual property rights subject matters, evidence to prove the right holder status shall be any documents, exhibits or information used as the basis for emergence and establishment of the relevant right as provided in Clause 1, Clause 2, at Point b and Point c, Clause 3 of Article 6 of the Law on Intellectual Property and specified as follows:
a/ For unregistered copyright, rights of performers, rights of producers of phonograms or video recordings or rights of broadcasting organizations: the original or a copy of the work, fixation of the performance, phonogram, video recording, the broadcast, the satellite signals carrying encoded programs together with other documents evidencing their creation, publication or dissemination of those subject matters and accompanying documents and evidence (if any);
b/ For business secrets: a description of the contents, form of storage, method of protection and method of acquisition of the secret;
c/ For trade names: a description of the contents, mode of use and using process of the trade name;
d/ For well-known marks: documents evidencing the criteria of a well-known mark provided in Article 75 of the Law on Intellectual Property and explanations on the process of using a mark to make it well-known.
4. If the requester for handling of infringement is a transferee of the ownership of the intellectual property right subject matter, a transferee of the right to use the intellectual property right subject matter, a heir or successor of the intellectual property right subject matter, in addition to those documents referred to in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the requester shall also produce the original or a valid copy of the contract for transfer of the ownership of the intellectual property right subject matter or for the use of the intellectual property right subject matter or a document of certification of the inheritance or succession of the intellectual property right subject matter. When the transfer has been entered in the protection title or the certificate of registration of the contract for transfer of the ownership of the intellectual property right subject matter or for the use of the intellectual property right subject matter, these documents shall be also regarded as evidence to prove the right holder status.
Article 25.- Evidence to prove infringements
1. The following documents and exhibits shall be regarded as evidence to prove an infringement:
a/ The original or a valid copy of the descriptive documents or specimen or related exhibit expressing the protected subject matter;
b/ The specimen, related exhibit, photos or recorded images of the examined products;
c/ The written explanation and comparison between the examined products and protected subject matter;
d/ Minutes, testimonies and other documents evidencing acts of infringement.
2. A list of the documents and exhibits referred to in Clause 1 of this Article must be made, certified with the signature of the requester.
Article 26.- Responsibilities of requesters for handling of infringement
1. A requester for handling of infringement shall ensure and be held liable for the truthfulness of the information, documents and evidence that he/she supplied.
2. A requester for handling of infringement who takes advantage of the right to request for handling of infringement for other unhealthy purposes and thereby causing damage to other organizations and individuals shall be liable for compensation.
Article 27.- Filing and settlement of petitions for handling of infringement
1. A petition for handling of infringement shall be filed with agencies with competence to handle infringements defined in Article 200 of the Law on Intellectual Property.
2. Upon receiving a petition for handling of infringement, if the petition-receiving agency finds that the petition falls within the settling competence of another agency, it shall either instruct the requester to file the petition with the agency with the settling competence or forward the petition to the agency with settling competence within ten days after the date of receipt of the petition.
3. If a petition for handling of infringement lacks documents, evidence or exhibits as required, the infringement-handling agency shall request the requester to submit supplementary documents and evidence and fix a reasonable time limit not exceeding thirty days for the requester to do so.
4. The infringement-handling agency shall reject a petition for handling of infringement and state the reason for rejection in the following cases:
a/ At the expiration of the fixed time limit referred to in Clause 3 of this Article, the requester for handling of infringement fails to submit supplementary documents and evidence as requested by the infringement-handling agency;
b/ The statute of limitations for handling infringements as provided for by law has expired;
c/ The verification result of the infringement-handling agency or the police shows that there is no infringement as described in the petition;
d/ A competent agency’s document shows that there are insufficient grounds for handling the infringement.
5. When there is a dispute over or complaint about the right holder, the possibility of protection or scope of protection of the intellectual property rights, the agency that has received the petition for handling of infringement shall instruct the requester to carry out procedures for requesting settlement of the dispute or complaint at a competent agency within ten days after the date on which the dispute arises.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực