Chương 3 Nghị định 104/2006/NĐ-CP quyền đối với giống cây trồng hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ: Quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng
Số hiệu: | 104/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 02/11/2006 |
Ngày công báo: | 18/10/2006 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/10/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được thông qua việc sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ, trường hợp chủ bằng bảo hộ có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân thì đối với vật liệu thu hoạch của cùng giống đó, khi sử dụng, người sử dụng không phải xin phép chủ bằng bảo hộ.
2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng với các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu giống cây trồng được hưởng quyền bảo hộ tạm thời theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp người khác sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thương mại trong thời hạn được hưởng quyền bảo hộ tạm thời, chủ sở hữu giống cây trồng thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Để được hưởng quyền tạm thời đối với giống cây trồng, từ thời điểm được cấp bằng bảo hộ, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền bảo hộ tạm thời và phải thực hiện trình tự thủ tục sau:
1. Thoả thuận về mức đền bù với bên đã khai thác giống cây trồng nhằm mục đích thương mại.
2. Trường hợp không thoả thuận được, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ để yêu cầu giải quyết. Đơn yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh có đủ điều kiện hưởng quyền bảo hộ tạm thời.
Theo quy định tại Điều 190 của Luật Sở hữu trí tuệ, hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
1. Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
2. Sử dụng cho nghiên cứu khoa học;
3. Các hoạt động nhằm mục đích chọn tạo các giống cây trồng khác không kể các trường hợp như quy định tại Điều 187 và các hành vi liên quan đến giống cây trồng được quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 26 Nghị định này;
4. Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau:
1. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:
a) Theo thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;
b) Trường hợp không thoả thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 30% số tiền bản quyền thu được.
c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, chủ bằng bảo hộ phải trả 30% số tiền bản quyền thu được cho tác giả.
2. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
3. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong thời hạn hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả có nghĩa vụ duy trì giống đúng như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ theo thoả thuận với chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PROTECTION CERTIFICATE HOLDERS AND BREEDERS OF PLANT VARIETIES
Article 26.- Rights of plant variety protection certificate holders
1. The rights of plant variety protection certificate holders provided for in Article 186 of the Intellectual Property Law apply to harvested materials obtained from the use of propagating materials of protected plant varieties without permission of protection certificate holders. If a protection certificate holder has reasonable conditions to exercise his/her rights to propagating materials of a plant variety, a user is not required to ask for permission of that protection certificate holder for use of harvested materials of the same plant variety.
2. The rights of plant variety protection certificate holders provided for in Clause 1 of this Article apply to plant varieties specified in Article 187 of the Intellectual Property Law.
Article 27.- Claims for provisional protection rights
Owners of plant varieties are entitled to provisional protection rights for a term defined in Clause 1, Article 189 of the Intellectual Property Law. When a person uses a plant variety for commercial purposes in the term of provisional protection rights, the owner of that plant variety shall carry out procedures specified in Clauses 2 and 3, Article 189 of the Intellectual Property Law. To enjoy provisional rights to a plant variety, the protection certificate holder may, as from the time of being granted the protection certificate, claim those provisional rights and shall carry out the following procedures:
1. Reaching an agreement on compensation level with the party that has exploited the plant variety for commercial purposes.
2. When no agreement is reached, the protection certificate holder may file a petition to a competent agency defined in Article 200 of the Intellectual Property Law to request the settlement. A petition to claim provisional protection rights must be made in writing and supported by evidence proving that he/she has all conditions to enjoy the provisional protection rights.
Article 28.- Limitations on rights to plant varieties
According to the provisions of Article 190 of the Intellectual Property Law on limitations on rights of plant variety protection certificate holders, the following acts are not regarded as infringement of rights to a protected plant variety:
1. Using that plant variety for personal and non-commercial purposes;
2. Using that plant variety for scientific research purpose;
3. Conducting activities for the purpose of selecting and breeding other plant varieties, except for the cases specified in Article 187, and taking acts related to plant varieties specified in Article 186 of the Intellectual Property Law and Article 26 of this Decree.
4. Using by individual production households the products harvested from that protected plant variety for propagation and planting by themselves for subsequent crops on their land areas.
Article 29.- Obligations of plant variety protection certificate holders
According to the provisions of Clause 1, Article 191 of the Intellectual Property Law, a protection certificate holder has the following obligations:
1. To pay a remuneration to a plant variety breeder by one of the following modes:
a/ Under an agreement between them;
b/ If no agreement is reached, the remuneration payable to the breeder is equal to 30% of the collected copyright royalty.
c/ For a plant variety selected and bred or discovered and developed with the state budget funds, the protection certificate holder shall pay a remuneration to the breeder according to an internal regulation. If such an internal regulation contains no provision on payment of remuneration, the protection certificate holder shall pay an amount equal to 30% of the collected royalty to the breeder.
2. To pay the fee for maintenance of the validity of the plant variety protection certificate to the agency in charge of protection of plant varieties within three months after the grant of the protection certificate, for the first valid year, or within the first month of the subsequent valid years.
3. To preserve the protected plant variety, supply information, documents and propagating materials of the protected plant variety at the request of the agency in charge of protection of plant varieties; to maintain the stability of the protected plant variety according to its characteristics described at the time of grant of the plant variety protection certificate.
Article 30.- Obligations of plant variety breeders
According to the provisions of Clause 2, Article 191 of the Intellectual Property Law and for the valid term of a plant variety protection certificate, a breeder is obliged under an agreement with the protection certificate holder to maintain the protected plant variety according to its characteristics described at the time of grant of the protection certificate.