Chương 4 Nghị định 104/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dân số: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
Số hiệu: | 104/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/09/2003 | Ngày hiệu lực: | 03/10/2003 |
Ngày công báo: | 18/09/2003 | Số công báo: | Số 153 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - Ngày 15/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Dân số - Ngày 16/09/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh này, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo Nghị định này, mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định, trách nhiệm về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh sao cho phù hợp với quy mô gia đình ít con (mỗi gia đình có từ 1- 2 con). Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch gia đình như đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh con một bề, ép buộc, áp đặt sử dụng các biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày... Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định pháp luật hiện hành hoặc kém chất lượng, quá hạn sử dụng bị nghiêm cấm. Một số hành vi như tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, không chính xác, sai lệch... cũng bị nghiêm cấm...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình bằng hình thức phù hợp; ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
b) Xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm, dài hạn và hướng dẫn thực hiện công tác dân số.
c) Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số.
d) Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện công tác dân số theo thẩm quyền.
đ) Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số.
e) Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số.
f) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.
g) Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.
h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.
i) Quản lý các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực dân số.
k) Kiểm tra, thanh tra, chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dân số theo quy định của pháp luật.
l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các hình thức cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng; bảo đảm số lượng, chất lượng và chủng loại phương tiện tránh thai; điều phối kịp thời phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và địa phương; tổng hợp kế hoạch hàng năm và dài hạn; huy động các nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ, vốn vay của quốc tế và các nguồn vốn khác cho công tác dân số.
4. Bộ Tài chính đề xuất chính sách, cơ chế huy động nguồn đầu tư cho công tác dân số; cân đối các nguồn kinh phí; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác dân số.
5. Bộ Y tế quy định các chuẩn mực về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; hướng dẫn tiêu chuẩn trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết đối với các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn và kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền; chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất ở các tuyến dịch vụ, bảo đảm sự thuận tiện, an toàn, chất lượng dịch vụ và đến tận người dân.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học.
7. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dân số.
8. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị văn hoá, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số; phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn nội dung thông tin, giáo dục và truyền thông về dân số.
9. Bộ Nội vụ phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em.
10. Tổng cục Thống kê tổ chức công tác thống kê dân số, điều tra biến động dân số hàng năm, tổng điều tra dân số; chủ trì tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng thông tin, số liệu về dân số.
1. Chịu trách nhiệm về mục tiêu, hiệu quả của công tác dân số ở địa phương; chỉ đạo, tổ chức phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.
2. Cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nhân lực, tài chính để thực hiện công tác dân số ở địa phương.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
5. Chỉ đạo, tổ chức việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân số ở địa phương.
1. Tổ chức thực hiện công tác dân số trong hệ thống bao gồm:
a) Ban hành quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của tổ chức mình để thực hiện mục tiêu chính sách dân số; tạo điều kiện, động viên các thành viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện mục tiêu chính sách dân số, quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của tổ chức mình.
c) Định kỳ đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số.
2. Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch về dân số, các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tham gia giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân số.
3. Phối hợp với cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn dân thực hiện mục tiêu chính sách dân số và cung cấp dịch vụ dân số theo thẩm quyền.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc thi hành chính sách và pháp luật về dân số.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về dân số.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES AND ORGANIZATIONS
Article 29.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies
1. The ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall have to organize the implementation of the population work in their agencies and organizational systems in appropriate forms; promulgate internal regulations, statutes or other forms to achieve the population policy objectives.
2. The Committee for Population, Family and Children:
a) To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents on population and organize the implementation thereof nationwide.
b) To elaborate, organize and direct the implementation of, strategies, programs, plans, annual and long-term budget estimates and guide the implementation of the population work.
c) To organize and coordinate the implementation of population work among State agencies, associations, organizations and individuals participating therein.
d) To mobilize, manage and use resources for the implementation of population work according to its competence.
e) To organize and manage the work of gathering, processing, exploiting and storing information and data on population.
f) To organize and manage the work of training, fostering officials and employees involved in the population work.
g) To organize and manage the scientific research and application as well as technological transfer in the field of population.
h) To organize, manage and implement the propagation, dissemination of, and mobilize people to observe, the legislation on population.
i) To effect international cooperation in the field of population.
j) To manage service organizations operating in the field of population.
k) To examine, inspect the observance of the legal documents on population; to settle complaints and denunciations, and handle violations of the legislation on population according to the provisions of law.
l) To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry in, guiding forms of provided services on non-clinical contraception; ensure the quantity, quality and categories of contraceptive means; to regulate in time contraceptives and meet demands of agencies and organizations which provide family planning services.
3. The Ministry of Planning and Investment shall guide other ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in incorporating the population elements into the socio-economic development planning and plans of ministries, branches and localities; synthesize annual and long-term plans; mobilize sources of domestic capital, aid capital, foreign loan capital and other capital sources for the population work.
4. The Finance Ministry shall propose policies and mechanisms to mobilize investment capital sources for the population work; balance funding sources; guide and examine the use of funding for the implementation of the population work.
5. The Health Ministry shall prescribe the norms on productive healthcare and family planning; guide the criteria on equipment and material conditions necessary for types of organizations providing productive healthcare and family planning services; ensure the system of providing clinical contraceptive services as well as services on reproductive healthcare, pre-marriage registration health checks and examination of health and hereditary diseases; assume the prime responsibility and coordinate with the Committee for Population, Family and Children in training technicians and professionals, investing equipment and facilities and building material foundations at all service lines, ensuring convenience, safety and quality of services provided directly to people.
6. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Population, Family and Children, the Health Ministry and the concerned ministries as well as branches in, elaborating programs and contents on education in population, productive health, family planning, gender equality; direct and organize the lecturing on population, reproductive health, family planning, gender equality; train and foster the contingent of teachers in the contents of education on population, reproductive health, family planning, gender equality, suitable to the pedagogic requirements of each study branch, level and grade.
7. The Justice Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Committee for Population, Family and Children in elaborating the contents of propagation and education of the legislation on population.
8. The Ministry of Culture and Information shall direct the mass media agencies, cultural, art, creation and performance units in carrying out activities of population information, education and communications; coordinate with the Committee for Population, Family and Children in guiding the contents of population information, education and communications.
9. The Ministry of Home Affairs shall coordinate with the Committee for Population, Family and Children in building up and consolidating the organizational apparatus and organize the implementation of the programs on retraining of officials involved in work related to population, the family and children.
10. The General Department of Statistics shall organize the work of population statistics, annual surveys on population fluctuation, general census; assume the prime responsibility in organizing the appraisal and assessment of the quality of information and data on population.
Article 30.- Responsibilities of the People’ Councils, the People’s Committees at all levels
1. To be responsible for the objectives and efficiency of the population work in their localities; to direct and organize the coordination among departments, branches, mass organizations, social organizations in the implementation of population work in their localities.
2. To concretize a number of policies and regimes to suit the characteristics of their localities in order to attain the objectives of the population policy.
3. To formulate mechanism and policies on mobilization of human and financial resources for the implementation of the population work in the localities.
4. To apply measures suitable to local socio-economic conditions in order to attain the objectives of the population policy.
5. To direct and organize the incorporation of population elements in the local socio-economic development plannings, plans and policies.
6. To inspect, examine, supervise, evaluate and preliminarily and finally review the implementation of the population work in the localities.
Article 31.- Proposing Vietnam Fatherland Front and its member organizations within the scope of their tasks
1. To organize the implementation of population work within the system, including:
a) Promulgating regulations, charters or other forms in order to attain the objectives of the population policy.
b) Organizing the application of measures suitable to the specific conditions and circumstances of their respective organizations in order to attain the objectives of the population policy; creating conditions for and mobilizing members of their organizations to be exemplary in materializing the objectives of the population policy, regulations, charters or other rules of their organizations.
c) Periodically evaluating, preliminarily and finally reviewing the materialization of objectives of population policy.
2. Giving comments on formulation of policies, plannings, plans on population, legal documents on population and participating in supervising the implementation of the law provisions on population.
3. Coordinating with the Population, Family and Children Offices of the same level in propagating, educating and mobilizing the entire population to materialize the objectives of population policy and providing population services according to competence.
Article 32.- Complaints, denunciations about population work
1. Agencies, organizations and individuals may complain about administrative decisions and/or administrative acts of competent State bodies, officials and/or employees in the implementation of policies and legislation on population.
2. Individuals may denounce with competent State agencies about acts of violating the legislation on population.
3. The competence, order and procedures for settling complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.