Chương 2 Nghị định 104/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Dân số: Quy mô dân số, cơ cấu dân số
Số hiệu: | 104/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/09/2003 | Ngày hiệu lực: | 03/10/2003 |
Ngày công báo: | 18/09/2003 | Số công báo: | Số 153 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài - Ngày 15/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Dân số - Ngày 16/09/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh này, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo Nghị định này, mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định, trách nhiệm về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh sao cho phù hợp với quy mô gia đình ít con (mỗi gia đình có từ 1- 2 con). Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch gia đình như đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thân thể người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh con một bề, ép buộc, áp đặt sử dụng các biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm, sinh dày... Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp một số phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá theo quy định pháp luật hiện hành hoặc kém chất lượng, quá hạn sử dụng bị nghiêm cấm. Một số hành vi như tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, không chính xác, sai lệch... cũng bị nghiêm cấm...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để xây dựng gia đình ít con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý.
1. Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng.
2. Nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
1. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.
3. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.
4. Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
5. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
1. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.
2. Bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động của chương trình, dự án, kế hoạch.
3. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được quản lý.
4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch.
1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.
b) Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.
c) Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.
3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
b) Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet.
b) Tuyên truyền, vận động trực tiếp và tư vấn.
c) Tổ chức giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và cho toàn xã hội.
1. Tư vấn cho người sử dụng dịch vụ.
2. Thực hiện các quy định về chuẩn mực chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
3. Bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ kỹ thuật an toàn, thuận tiện.
4. Theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).
1. Phân phối dựa trên cơ sở cộng đồng, cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, bán tự do theo nhu cầu phù hợp với các loại phương tiện tránh thai.
2. Sử dụng đội kỹ thuật lưu động, cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện đối với người sử dụng biện pháp tránh thai:
a) Tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai.
b) Có hiểu biết và nhận thức về biện pháp tránh thai.
c) Không có chống chỉ định về y tế.
2. Điều kiện đối với người và cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình:
a) Người cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phù hợp với từng biện pháp tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh, trình độ chuyên môn của cán bộ, trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế.
1. Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các thành viên gia đình thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ người cao tuổi trong gia đình mình.
2. Phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi.
3. Thực hiện các dịch vụ nuôi dưỡng, khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức sinh hoạt, giải trí và các dịch vụ khác đối với người cao tuổi.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển các dịch vụ xã hội để chăm sóc, giúp đỡ và phát huy vai trò của người cao tuổi.
1. Tuyên truyền về bình đẳng giới; xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính; tạo điều kiện cho nữ giới chủ động thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt và tham gia các hoạt động xã hội; nam giới có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
2. Loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử với trẻ em gái; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em gái trong sinh hoạt, khám bệnh, chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí và phát triển toàn diện.
1. Mở rộng tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho mọi người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ưu tiên đầu tư chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Thực hiện chính sách, biện pháp, giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
POPULATION SIZE, POPULATION STRUCTURE
Article 13.- Measures to adjust the population size
1. Elaborating, and organizing the implementation of, programs, projects and plans on socio-economic development, hunger elimination, poverty reduction, raising of people’s material and spiritual life, contributing to adjustment of the population size suitable to the socio-economic development in the new period.
2. Elaborating, and organizing the implementation of, programs, projects and plans on reproductive healthcare and/or family planning to build up families with few children, firmly maintain the rate of substituting births in order to stabilize the rational population size.
Article 14.- Objectives of productive healthcare, family planning
1. To ensure conditions for individuals and couples to attain the objectives of the population policy; women to give birth to children within the age bracket of twenty two and thirty five; to select the interval of three to five years between childbirths; to apply contraceptive methods suitable to the economic, health, psychological and other conditions of each individual, each couple.
2. To raise the health of people, particularly minors, pregnant women, nursing women; to reduce the morbidity and mortality rates among mothers and infants; to apply measures to prevent, combat and treat reproductively infectious diseases, sexually transmitted diseases, HIV/AIDS.
Article 15.- Reproductive health care and family planning measures
1. To propagate to and educate people in reproductive healthcare, family planning, particularly to propagate to and educate minors in reproductive healthcare.
2. To provide directly to people services on reproductive healthcare and family planning in a diversified, qualitative, convenient and safe manner.
3. To encourage material and spiritual incentives; to adopt social policies to step up the implementation of reproductive healthcare and family planning among people.
4. To raise the capability of organizing and implementing programs, projects and plans on reproductive healthcare and family planning.
5. To detect and handle in time acts of law violation in reproductive healthcare and family planning.
Article 16.- Contents of management of programs, projects and plans on reproductive healthcare, family planning
1. To implement programs, projects and plans according to assigned tasks.
2. To ensure the attainment of objectives, the performance of tasks, solutions and operations of programs, projects and plans.
3. To efficiently use the funding sources assigned for management.
4. To inspect, examine and evaluate the implementation of programs, projects and plans.
Article 17.- Rights and obligations of each couple, individual in the implementation of family planning
1. The rights and obligations of each couple, individual are inseparable from one another in the implementation of family planning. Each couple, individual shall have the responsibility to exercise their rights and fulfill their obligations towards the State and the society.
2. Each couple and individual shall have the rights:
a) To decide on childbirth time, the number of children and the interval between childbirths, which are suitable to the size of families with few children, the socio-economic development objectives and the population policy of the State in each period; suitable to age groups, to the health, study, labor, working, income and child raising and education conditions of the couples and individuals on the basis of equality.
b) To select and apply contraceptive measures suitable to economic, health, psychological and other conditions.
c) To be provided with information and services on family planning.
3. Each couple and individual shall have the obligations:
a) To adopt the size of families with few children- with one child or two children, with abundant, equal, progressive, happy and sustainable life.
b) To apply contraceptive measures, to practice family planning.
c) To respect the interests of the State, the society and communities and the legitimate interests of agencies and organizations in birth control and population size adjustment.
d) To observe the law provisions on population; the regulations, charters or other rules of agencies, organizations; conventions or village codes of communities on population and family planning.
e) To fulfill other obligations related to reproductive healthcare, family planning.
Article 18.- Forms of propagating, campaigning for, education and counseling on, population, reproductive health, family planning
1. Forms of propagating, campaigning for, education and counseling on, population, reproductive health and family planning shall include:
a) Propagating and campaigning on the mass media, Internet.
b) Providing direct propagation, mobilization and consultancy.
c) Organizing the teaching and learning thereof in educational establishments in the national education system.
2. Agencies, organizations and individuals that are assigned the propagating and counseling tasks shall have the responsibility to regularly propagate, campaign for, educate and counsel on, population, reproductive health and family planning for their members and the entire society.
Article 19.- Responsibilities of establishments providing services on reproductive healthcare, family planning
1. To provide consultancy to service users.
2. To observe the regulations on reproductive healthcare and family planning standards.
3. To ensure the quality of safe and convenient facilities, technical services.
4. To monitor and settle side-effects and complications caused to users (if any).
Article 20.- Forms of providing services on reproductive healthcare, family planning
1. To distribute on the basis of communities, to supply free of charge, to socially market, to sell freely at requests, contraceptive means of different kinds.
2. To employ the mobile technical teams, State-run medical establishments and private medical establishments to provide medically technical services under the provisions of law.
Article 21.- Conditions on contraceptive users and conditions on persons and establishments that provide family planning services
1. Conditions on contraceptives users:
a) To voluntarily use contraceptives.
b) To be knowledgeable and aware of contraceptive measures.
c) Having no medical contra-indications.
2. Conditions on persons and establishments that provide family planning services:
a) Persons who provide family planning services must have professional knowledge and skills suitable to each contraceptive measure according to the Health Ministry’s regulations.
b) Establishments which provide family planning services must satisfy all material conditions, hygiene, professional qualifications of their officials, equipment and facilities according to the Health Ministry’s regulations.
Section 2. POPULATION STRUCTURE
Article 22.- Social services on caring for aged people
1. Guiding, advising and assisting family members in performing the obligations to support, take care of and assist the aged people in their families.
2. Popularizing knowledge and skills to take care of aged people.
3. Providing services on nurture, medical examination and treatment, organization of activities and entertainment as well as other services for aged people.
4. The State encourages organizations and individuals to develop social services so as to take care of, assist, and promote the role of, the aged people.
1. Propagating the gender equality; eliminating all forms of gender discrimination; creating conditions for the female to take initiative in caring for their reproductive health, family planning and to enjoy equality in education, training, raising of their all-sided qualifications and participation in social activities; the male to practice family planning.
2. Eliminating all biases against young girls; protecting the legitimate rights and interests of young girls in daily-life activities, medical examination and treatment, learning, entertainment and recreation and all-sided development.
Article 24.- Protecting ethnic minorities
1. Expanding the propagation of, education in, and provision of services on, reproductive healthcare and family planning for ethnic minority people in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particularly difficult socio-economic conditions.
2. Competent agencies and organizations shall prioritize investment in programs, projects and/or plans on reproductive healthcare and family planning for all ethnic minority people in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particular difficult socio-economic conditions.
3. Adopting policies and measures for, providing assistance and material as well as spiritual support in, effecting reproductive healthcare and family planning and raising of life quality for people of ethnic minorities in deep-lying and remote regions, areas with difficult and particularly difficult socio-economic conditions.