Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản
Số hiệu: | 103/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/12/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2003 |
Ngày công báo: | 20/01/2003 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/2002/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2002 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2002/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỀN BÙ VÀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ BỊ THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, TÀI SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Chế độ trợ cấp thiệt hại được Nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định này là chế độ trợ cấp thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người bị thiệt hại do tham gia phòng, chống ma túy.
2. Việc đền bù thiệt hại được Nhà nước thực hiện theo quy định của Nghị định này là đền bù thiệt hại về tài sản đối với đối tượng bị thiệt hại không phải do người phạm tội về ma tuý trực tiếp gây ra; trường hợp thiệt hại về tài sản do người phạm tội về ma tuý gây ra thì được giải quyết theo quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế bị thiệt hại về tài sản, người nước ngoài bị thiệt hại về tính mạng, bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đền bù hoặc thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Nghị định này. Nếu các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.
1. Đối tượng bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng đó có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đền bù cho mình thiệt hại về tài sản, thực hiện chế độ trợ cấp khi người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ do tham gia phòng, chống ma tuý; trong trường hợp bị thiệt hại về tính mạng thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người chết có quyền đề nghị thực hiện chế độ trợ cấp.
2. Nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đền bù thiệt hại về tài sản cho đối tượng bị thiệt hại và thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Nghị định này. Việc thực hiện đền bù hoặc trợ cấp phải quyết định bằng văn bản.
1. Thiệt hại được đền bù bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng do tham gia phòng, chống ma tuý và các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, kể cả tính khấu hao tài sản.
3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi nguyên trạng. Nếu tài sản bị mất hoặc không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.
1. Cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc ngành Công an, đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan có trách nhiệm giải quyết việc đền bù đối với thiệt hại về tài sản trong các vụ án do mình thụ lý. Trong trường hợp vụ án do cơ quan, tổ chức khác phát hiện, bắt giữ thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý (đơn vị tiếp nhận điều tra vụ án) những tài liệu có liên quan đến sự việc đã gây ra thiệt hại về tài sản để xem xét, giải quyết việc đền bù.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có trách nhiệm giải quyết đền bù thiệt hại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra tại địa phương mình.
3. Đối tượng bị thiệt hại có thể gửi đơn đến cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý nơi thụ lý vụ án, Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra thiệt hại để đề nghị được đền bù thiệt hại. Đơn đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những tài sản bị thiệt hại, giá trị thiệt hại và mức đền bù, những tài liệu chứng minh giá trị tài sản, giá trị thiệt hại... để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
4. Khi nhận được đơn đề nghị đền bù của đối tượng bị thiệt hại, trong thời hạn chậm nhất 15 ngày, cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý nơi thụ lý vụ án, ủy ban nhân dân nơi xảy ra thiệt hại có trách nhiệm xem xét, quyết định việc đền bù hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc đền bù theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đền bù có thể thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết việc đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn bao gồm: Đại diện cơ quan có trách nhiệm đền bù làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật có liên quan. Người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng tư vấn xét giải quyết việc đền bù thiệt hại có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức đền bù thiệt hại. Hội đồng tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp hội đồng tư vấn được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Nghị định này để quyết định việc đền bù.
1. Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự ở Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
2. Thủ trưởng cơ quan điều tra thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự ở Tổng cục và cấp tương đương trong Quân đội, Thủ trưởng cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý Bộ Công an quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 5.000.000 (năm triệu) đồng đối với các vụ án do đơn vị mình thụ lý.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng đối với các vụ án do cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị đến dưới mười triệu đồng đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
5. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ án do cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý hoặc đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan thuộc quyền thụ lý.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đền bù thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên đối với các vụ việc khác về ma tuý xảy ra tại địa phương mình.
1. Thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
2. Người bị thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ được người có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này xem xét, quyết định trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều này. Những trường hợp trợ cấp từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên phải lập Hội đồng tư vấn để xét trợ cấp nhưng tối đa không vượt quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng cho một người bị thiệt hại.
1. Thiệt hại về tính mạng bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
2. Gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại về tính mạng được trợ cấp một lần bằng tiền; mức trợ cấp bao gồm các chi phí thực tế theo quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng tối đa không vượt quá 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng cho một người chết.
1. Người bị thiệt hại do bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, gia đình của người bị thiệt hại về tính mạng hoặc người đại diện hợp pháp của những người này có thể gửi đơn đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thụ lý vụ án để đề nghị được trợ cấp thiệt hại. Đơn đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc đã gây ra thiệt hại, những thương tích, tổn hại về sức khoẻ, giấy chứng tử trong trường hợp chết, những giấy tờ, hoá đơn chứng từ xác nhận các chi phí thực tế... để làm căn cứ giúp cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Khi nhận được đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp phải xem xét, quyết định trợ cấp kịp thời theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp thành lập Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp. Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp bao gồm: Đại diện cơ quan có trách nhiệm giải quyết trợ cấp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học - kỹ thuật, cơ quan y tế có liên quan. Người bị thiệt hại, gia đình của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
4. Hội đồng tư vấn xét giải quyết trợ cấp có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ, tính mạng trên cơ sở căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp. Hội đồng tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng tư vấn được chuyển đến người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Nghị định này để quyết định việc trợ cấp.
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết đền bù, trợ cấp lập dự toán kinh phí trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan thực hiện quy định này.
Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký)
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 103/2002/ND-CP |
Hanoi, December 17, 2002 |
DECREE
PRESCRIBING THE REGIME OF COMPENSATION AND ALLOWANCES FOR INDIVIDUALS, FAMILIES, AGENCIES AND ORGANIZATIONS SUFFERING LIFE, HEALTH AND PROPERTY DAMAGE WHILE PARTICIPATING IN THE DRUG PREVENTION AND COMBAT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Article 14 of the December 9, 2000 Law on Drug Prevention and Combat;
At the proposals of the Minister of Public Security and the Minister of Justice,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree prescribes the compensation to individuals, families, agencies and organizations suffering property damage (hereinafter referred to as affected subjects for short) and the regime of allowances for individuals who suffer from loss of life, injury or health deterioration due to their participation in drug prevention and combat.
1. The damage allowance regime to be implemented by the State under the provisions of this Decree is the regime of allowances for people who suffer from loss of life or health deterioration due to their participation in drug prevention and combat.
2. The damage compensation regime to be implemented by the State under the provisions of this Decree means the compensation for property damage caused to the affected subjects not directly by the drug-related offenders; for cases where property damage is caused by drug-related offenders, they shall be settled under the provisions of the Penal Code and the Criminal Procedure Code.
Article 3.- Foreign individuals, families, agencies and organizations as well as international organizations, that suffer property damage, and foreigners who suffer from loss of life, injury or health deterioration due to their participation in drug prevention and combat in the Vietnamese territory shall be entitled to compensation or the allowance regime implemented by the State of the Socialist Republic of Vietnam under the provisions of this Decree. If relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to contain different provisions, the provisions of such agreements shall apply.
1. The affected subjects or their lawful representatives shall have the right to request the competent State bodies to pay compensation for their property damage or to implement the allowance regime when the persons participating in the drug prevention and combat suffer from injury or health deterioration; for cases of human loss, the dead persons families or lawful representatives shall have the right to request the implementation of the allowance regime.
2. The State shall have to consider and pay the property damage compensation to the affected subjects and to implement the allowance regime for the persons suffering from loss of life or health deterioration according to the provisions of the relevant legislation and this Decree. The compensation or allowance payment must be decided in writing.
Chapter II
COMPENSATION FOR PROPERTY DAMAGE
1. Compensation shall be paid for properties which are lost, destroyed or break down when being used in the drug prevention and combat as well as for reasonable expenses for preventing, limiting and/or overcoming damage.
2. The value of damaged properties shall be determined according to the local market prices of such properties at the time they are damaged, including their depreciated value.
3. If the damaged properties can be restored to their original state, they shall be restored to their original state. If properties are lost or cannot be restored to their original state, they shall be compensated.
1. The investigation agencies, the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat in the police service, the Border Guard units and the customs offices shall be responsible for settling the compensation for property damage in the cases they handle. Where the cases are detected and the property involved therein are seized by other agencies or organizations, such agencies or organizations shall have to transfer the documents related to the property-damaging incidents to the investigation agencies or the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat (the case-receiving and investigating units) for consideration and settlement of the compensation.
2. The Peoples Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and towns (herein after referred to as the district level), the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial level) shall have to pay compensation for cases other than those specified in Clause 1 of this Article, which have occurred in their respective localities.
3. The affected subjects may send written requests for compensation to the investigation agencies or the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat, which have handled the cases, or the Peoples Committees of the places where damage occurs. Such a request should clearly describe the damage-inflicting incident, damaged property, damage value and compensation level, and be enclosed with documents proving the property value, damage value, for use as a basis for the responsible agencies to consider and settle.
4. Within 15 days after receiving the affected subjects written requests for compensation, the investigation agencies or the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat, which have handled the cases, or the Peoples Committees of the places where damage is caused, shall have to consider and decide on the compensation or propose the competent authorities to decide on the compensation according to the provisions of Article 7 of this Decree.
5. In case of necessity, the heads of the agencies responsible for compensation may set up advisory boards to look into the settlement of damage compensation. Such an advisory board shall be composed of a representative of the agency responsible for the compensation as its chairman, a representative of the finance-pricing agency and a representative of the concerned specialized scientific-technical agency. The affected persons or their lawful representatives shall be invited to attend the boards meetings and present their opinions, which shall be recorded in the meetings minutes.
The advisory boards in charge of considering the compensation settlement shall be tasked to examine, check and assess the damage and propose the compensation levels. They shall discuss and make conclusions by majority; their meetings minutes shall be transferred to the competent persons specified in Article 7 of this Decree for decision on the compensation.
1. The heads of the investigation police offices of the district-level police agencies and the heads of the criminal investigation agencies of the provincial-level Military Commands shall decide on the compensation for property damage valued at under VND 2,000,000 (two million) in the cases handled by their respective units.
2. The heads of the investigation offices of the police agencies at the provincial or higher level, the heads of the criminal investigation agencies of the General Departments or equivalent level in the army, and the heads of the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat of the Ministry of Public Security shall decide on the compensation for property damage valued at under VND 5,000,000 (five million) in the cases handled by their respective units.
3. The directors of the provincial-level police agencies, the general director of the General Department of Police, the head of the criminal investigation agency of the Ministry of Defense, the directors of the provincial-level Customs Departments, and the chief commanders of the Border Guard Commands of the provincial or equivalent level shall decide on the compensation for property damage valued at under VND 10,000,000 (ten million) in the cases handled by the investigation agencies, the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat or the Border Guard units and the customs offices under their respective management.
4. The presidents of the district-level Peoples Committees shall decide on the compensation for property damage valued at under ten million dong in other drug-related cases occurring in their respective localities.
5. The Minister of Defense, the Minister of Public Security and the Minister of Finance shall decide on the compensation for property damage valued at VND 10,000,000 (ten million) or more in the cases handled by the investigation agencies, the agencies in charge of drug-related crime prevention and combat or the Border Guard units and customs agencies under their respective management.
6. The presidents of the provincial-level Peoples Committees shall decide on the compensation for property damage valued at VND 10,000,000 (ten million) or more in other drug-related cases occurring in their respective localities.
Chapter III
REGIME OF ALLOWANCES FOR PERSONS WHO SUFFER FROM LOSS OF LIFE OR HEALTH DETERIORATION
1. Damage due to injury or health deterioration includes:
a/ Reasonable expenses for the treatment, care and recovery of health and rehabilitation of lost or declined functions of the affected persons;
b/ The affected persons incomes which have been actually lost or decreased; if the affected persons actual incomes are unstable and unidentifiable, the average income level of labor of the same kind shall be applied.
2. Lump-sum cash allowances for the affected persons who suffer from injuries or health deterioration shall be considered and decided by the competent persons specified in Article 7 of this Decree; the allowance level shall cover the actually incurred expenses mentioned in Clause 1 of this Article. For allowances valued at VND 10,000,000 (ten million) or more, advisory boards must be set up to look into the allowances which, however, must not exceed VND 20,000,000 (twenty million) per affected person.
1. Damage due to human loss includes:
a/ Reasonable expenses for the treatment and care of the affected persons before their death.
b/ Reasonable expenses for the burial.
2. The families or lawful representatives of the dead persons shall be granted lump-sum cash allowances; the allowance amount shall cover the actually incurred expenses mentioned in Clause 1 of this Article, which, however, must not exceed VND 50,000,000 (fifty million) per dead person.
1. The directors of the provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on the allowances for damage valued at no more than VND 10,000,000 (ten million).
2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on the allowances for damage valued at VND 10,000,000 (ten million) or more.
1. The persons who suffer from injuries or health deterioration, the families of the dead persons, or the lawful representatives of these persons may send written requests for damage allowances to the Labor, War Invalids and Social Affairs agencies which have handled the cases. Such a request should clearly state the damage-causing incidents, injuries or health deterioration, and be enclosed with the death certificates, for dead persons, vouchers certifying actually incurred expenses for use as a basis for the responsible agencies to consider and settle.
2. Upon receiving the affected persons written requests for allowances, the agencies responsible for allowance settlement must consider and decide to grant allowances in time under the provisions of this Decree and relevant law provisions.
3. In cases where the affected persons are dead or in case of necessity, the heads of the agencies responsible for allowance settlement shall set up advisory boards to look into the allowance settlement. Such a board shall be composed of a representative of the agency responsible for allowance settlement as its chairman, representatives of the concerned specialized scientific and technical agency and medical agency. The affected persons, the families of the affected persons or their lawful representatives shall be invited to attend the boards meetings and present their opinions, which shall be recorded in the meetings minutes.
4. The advisory boards which look into the allowance settlement shall be tasked to appraise the extent of health deterioration and life loss on the basis of the forensic examination, psychiatric forensic examination or injury examination conclusions, related papers and documents and the competent authorities regulations on injury criteria so as to assess the damage and propose the allowance levels. The advisory boards shall discuss and make conclusions by majority; their meetings minutes shall be transferred to competent persons specified in Article 10 of this Decree for decision on the allowances.
Chapter IV
FUNDING FOR DAMAGE COMPENSATION AND ALLOWANCES
Article 12.- The funding for the above-said compensations and allowances shall come partly from the Drug Prevention and Combat Fund and partly from the State budgets at all levels.
1. The agencies and units responsible for compensation and allowance settlement shall elaborate the fundings estimates within their budget estimates and send them to the finance agencies of the same level for summing up and submission to the competent authorities for decision.
2. The Ministry of Finance shall have to guide the concerned agencies, units and organizations to implement this Regulation.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 14.- This Decree takes implementation effect 15 days after its signing.
The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in inspecting and urging the implementation of this Decree.
Article 15.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực