Chương 4 Nghị định 100/2011/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam : Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo
Số hiệu: | 100/2011/NĐ/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2011 |
Ngày công báo: | 11/11/2011 | Số công báo: | Từ số 581 đến số 582 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lập VPĐD xúc tiến thương mại tại Việt Nam
Ngày 28/10/2011, Chính Phủ ban hành Nghị định 100/2011/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động VPĐD của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến XTTM tại Việt Nam phải thành lập VPĐD. Đồng thời, mỗi tổ chức chỉ được thành lập 1 VPĐD trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Cơ cấu tổ chức và người đứng đầu VPĐD do tổ chức XTTM nước ngoài tự xác định và phải đăng ký với cơ quan cấp giấy phép. VPĐD không được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
VPĐD được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng VND có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam, và chỉ sử dụng tài khoản này vào hoạt động của VPĐD.
Nghị định nêu rõ, người đứng đầu VPĐD không được kiêm nhiệm người đứng đầu VPĐD của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam. Đồng thời, không cấp giấy phép thành lập VPĐD nếu tổ chức XTTM có tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Nghị định này và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của Văn phòng đại diện, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, Văn phòng đại diện có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc có hành vi vi phạm cụ thể sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổi trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam;
c) Không hoạt động trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này sau khi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
d) Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, Sở Công Thương theo như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
đ) Thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở, sử dụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện;
e) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện hoặc làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác;
g) Không thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơ quan cấp Giấy phép theo quy định;
h) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
i) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép theo quy định của Nghị định này;
k) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép được cấp;
l) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện ghi trong Giấy phép;
m) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của Nghị định này;
n) Vi phạm các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện theo quy định của Nghị định này;
o) Tiếp tục hoạt động sau khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
p) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan cấp giấy phép thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
q) Không đăng báo theo như quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
2. Ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, trong một số trường hợp cơ quan cấp giấy phép xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của Văn phòng đại diện để ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Việc thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được thực hiện theo như quy định tại các khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định này. Các trường hợp Văn phòng đại diện bị xem xét thu hồi Giấy phép thành lập bao gồm:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện hàng năm;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Nghị định này trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên;
e) Người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện vi phạm pháp luật về lao động của Việt Nam.
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tổ chức hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện mà không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì bị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và bị xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam.
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo đối với việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của công chức, cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
INSPECTION, EXAMINATION, HANDLING OF VIOLATIONS AND COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 22. Inspection, examination
1. In the course of operation, a representative office shall submit to the inspection and examination by the competent agencies defined in Article 3 of this Decree and other competent agencies under Vietnamese law. Inspection and examination of a representative office must be conducted strictly according to functions and competence and the inspection and examination law.
2. A person who issues an inspection or examination decision against law or abuses inspection or examination to hassle and trouble activities of a representative office shall, depending on the seriousness of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation under law.
Article 23. Handling of violations
1. A foreign trade promotion organization or representative office that commits an act in violation of this Decree or any of the following specific acts shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be handled under the law on handling of administrative violations:
a/ Untruthfully, inaccurately or lately declaring changes in the content of the dossier of application or request for the grant, re-grant, modification, supplementation or extension of a representative office establishment license;
b/ Carrying out profit-making activities directly in Vietnam;
c/ Failing to commence operation within the time limit specified in Clause 2, Article 8 of this Decree after being granted a representative office establishment license;
d/ Failing to notify the licensing agency and provincial-level People's Committee and Industry and Trade Department according to Clause 2, Article 8 of this Decree;
e/ Failing to properly implement regulations of the State Bank of Vietnam on the opening, use and closing of accounts of representative offices;
f/ Having no working office for the representative office or sub-lease the working office of the representative office or acting as a representative for another trade promotion organization;
g/ Failing to send according to regulations periodical reports on activities of the representative office to the licensing agency;
h/ Failing to make reports, provide documents or explain about matters related to activities of the representative office at the request of a competent agency according to Article 3 of this Decree;
i/ Failing to carry out procedures for modification, supplementation or re-grant of the license under this Decree;
j/ Tampering with the contents of the granted license;
k/ Carrying out activities not stipulated in the representative office establishment license;
1/ Failing to carry out or improperly carrying out procedures for operation termination under this Decree;
m/ Breaching the obligations of the representative office and its chief defined in this Decree;
n/ Continuing to operate after the parent foreign trade promotion organization has terminated operation;
o/ Continuing to operate after the licensing agency revokes the representative office establishment license;
p/ Failing to place announcements in the press as required in Clause 1, Article 8 of this Decree.
2. In addition to administratively handling, in certain cases, the licensing agency shall, depending on the nature and seriousness of the violation of a representative office, consider and issue a decision to revoke its establishment license. Revocation of a representative office establishment license shall be carried out under Clauses 3, 4, and 5, Article 12 of this Decree. Cases in which a representative office may have its establishment license revoked include:
a/ Failing to officially commence operation within six months after being granted an establishment license;
b/ Stopping operation for six consecutive months without notifying to the licensing agency;
c/ Failing to make annual reports on its operation;
d/ Failing to send reports at the request of a competent agency under Article 3 of this Decree within 60 days after receiving such request in writing from the competent agency;
e/ Operating beyond the functions of a representative office as provided by Vietnamese law and relevant international conventions to which Vietnam is a contracting party;
f/ An employee of the representative office violates the Vietnamese labor law.
The chief of a representative office who violates provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be administratively handled or examined for penal liability under law.
A foreign trade promotion organization that organize activities in Vietnam in the form of representative office without a representative office establishment license shall have such activities terminated and be handled for such violation under Vietnamese law.
Article 24. Complaints, denunciations
Foreign trade promotion organizations may lodge complaints or denunciations about civil servants' or state agencies' grant or refusal to grant representative office establishment licenses, decisions and acts that are illegal, hassling or troublesome. The lodging and settlement of such complaints and denunciations comply with the law on complaints and denunciations.