Chương 1 Nghị định 100/2011/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam : Quy định chung
Số hiệu: | 100/2011/NĐ/CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2011 |
Ngày công báo: | 11/11/2011 | Số công báo: | Từ số 581 đến số 582 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lập VPĐD xúc tiến thương mại tại Việt Nam
Ngày 28/10/2011, Chính Phủ ban hành Nghị định 100/2011/NĐ-CP quy định về thành lập và hoạt động VPĐD của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến XTTM tại Việt Nam phải thành lập VPĐD. Đồng thời, mỗi tổ chức chỉ được thành lập 1 VPĐD trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Cơ cấu tổ chức và người đứng đầu VPĐD do tổ chức XTTM nước ngoài tự xác định và phải đăng ký với cơ quan cấp giấy phép. VPĐD không được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
VPĐD được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng VND có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam, và chỉ sử dụng tài khoản này vào hoạt động của VPĐD.
Nghị định nêu rõ, người đứng đầu VPĐD không được kiêm nhiệm người đứng đầu VPĐD của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam. Đồng thời, không cấp giấy phép thành lập VPĐD nếu tổ chức XTTM có tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về việc thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện).
1. Nghị định này áp dụng đối với văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài bao gồm các tổ chức xúc tiến thương mại và các tổ chức khác tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài).
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài theo Nghị định này bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hiệp hội, hội… được thành lập theo quy định của nước nơi tổ chức đặt trụ sở, thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam nhằm: thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài thâm nhập và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương/thương mại qua biên giới với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Nghị định này không áp dụng đối với văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài khác được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
1. Bộ Công Thương giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng đại diện cụ thể như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về văn phòng đại diện;
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện;
c) Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của các Sở Công Thương đối với hoạt động của văn phòng đại diện trên phạm vi cả nước;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra văn phòng đại diện khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về văn phòng đại diện trên phạm vi toàn quốc;
e) Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của văn phòng đại diện theo thẩm quyền.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện trong lĩnh vực được phân công.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chỉ đạo Sở Công Thương thực hiện việc quản lý, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the establishment and operation of representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam (below referred to as representative offices).
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to representative offices of foreign organizations including trade promotion organizations and other organizations carrying out trade promotion-related activities in Vietnam (below referred collectively to as foreign trade promotion organizations).
Foreign trade promotion organizations referred to in this Decree include governmental or non-governmental organizations, organizations belonging to unions, associations, etc., which are established under regulations of countries where they are headquartered, and carry out trade promotion-related activities in Vietnam to step up trade promotion from overseas into Vietnam and vice versa; support foreign enterprises to enter and operate in the Vietnamese market; research and provide economic, commercial and market information to foreign business organizations; boost foreign trade/cross-border trade with Vietnam and activities to link trade ties between overseas enterprises and enterprises in Vietnam.
2. This Decree does not apply to Vietnam-based representative offices of foreign traders, foreign non-governmental organizations, cooperation and research institutions, cultural and educational institutions and other foreign organizations stipulated in other legal documents.
Article 3. State management of activities of representative offices
1. The Ministry of Industry and Trade shall assist the Government in performing the unified state management of activities of representative offices, specifically as follows:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, drafting and submitting to competent agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on representative offices;
b/ To guide and organize the grant, re-grant, modification, supplementation, extension and revocation of operation licenses of representative offices;
c/ To inspect and examine the management by provincial-level Industry and Trade Departments of activities of representative offices nationwide;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and ministerial-level agencies and localities in, inspecting and examining representative offices when finding it necessary or at the request of ministries, sectors or localities;
e/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and ministerial-level agencies and localities in, building a database on representative offices nationwide;
f/ To handle violations of representative offices according to its competence.
Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, perform or coordinate with the Ministry of Industry and Trade in performing the state management of the establishment and operation of representative offices in their assigned fields.
Provincial-level People's Committees shall, within the scope of their tasks and powers, direct provincial-level Industry and Trade Departments in managing, overseeing, supervising, inspecting, examining and handling violations in activities of foreign trade promotion organizations in Vietnam in their localities in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực