Nghị định 08/2003/NĐ-CP về hoạt động của cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế
Số hiệu: | 08/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/02/2003 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2003 |
Ngày công báo: | 05/03/2003 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2003 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 2003VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 02 tháng 12 năm 1993;
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hoạt động phục vụ kinh tế), đưa hoạt động này thành một trong các biện pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác phát triển, hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ thu ngoại tệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
1. Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thông tin về :
a) Tình hình kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế.
b) Tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thị trường ở nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.
c) Xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu công nghệ.
d) Các vấn đề liên quan tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm tham gia và hoạt động của nước tiếp nhận tại các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.
2. Thực hiện tuyên truyền, quảng bá tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, đất nước, danh lam thắng cảnh, cơ hội và môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thông qua việc giới thiệu về :
a) Đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
b) Tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, du lịch và lao động của Việt Nam.
c) Thông tin chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
d) Khả năng và nhu cầu hợp tác của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.
1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước với nước tiếp nhận hoặc tổ chức quốc tế nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước các chính sách và biện pháp cần thiết nhằm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nước tiếp nhận, các tổ chức quốc tế, chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học và công nghệ.
3. Đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế cần thiết với nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế.
Phù hợp với các nhiệm vụ phục vụ kinh tế hoặc theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan, Cơ quan đại diện thực hiện các hoạt động sau :
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao tiến hành vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong từng thời kỳ.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương trình vận động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về cơ hội và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại nước tiếp nhận phù hợp với chiến lược, chính sách và danh mục các dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ của Nhà nước.
3. Phối hợp với Bộ Thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm ở nước tiếp nhận.
4. Phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, tuyên truyền về tiềm năng du lịch của Việt Nam tại nước tiếp nhận.
5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm, khai thông, thiết lập quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động với nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.
6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong các hoạt động kinh tế đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Chủ động hoặc căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam, Cơ quan đại diện có trách nhiệm :
1. Cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước và các đối tác nước ngoài.
2. Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế, chính sách, luật lệ của các tổ chức quốc tế.
3. Hỗ trợ thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài.
4. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thương mại, thiết lập quan hệ hợp tác về khoa học - công nghệ, đào tạo với các đối tác nước ngoài.
1. Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, hoàn thiện và tổ chức việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động tiềm năng kinh tế, tri thức và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước.
2. Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan những chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài, ổn định ở nước tiếp nhận.
Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của nước tiếp nhận.
Cơ quan đại diện chịu trách nhiệm về hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổ chức quốc tế được giao phụ trách, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Quản lý thống nhất các hoạt động phục vụ kinh tế tại địa bàn hoặc tổ chức quốc tế được giao phụ trách.
2. Quản lý các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài; các đoàn công tác của tổ chức, cá nhân Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện tại nước đến về nội dung, chương trình và kết quả hoạt động của đoàn.
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế được giao. Người đứng đầu Cơ quan đại diện có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận thuộc Cơ quan đại diện trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mình.
4. Thực hiện việc gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan về tình hình hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động kinh tế do tổ chức, cá nhân Việt Nam tiến hành tại địa bàn được phụ trách.
5. Kịp thời báo cáo các vấn đề nảy sinh và những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu quan trong nước những biện pháp và đối sách phù hợp.
Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Quản lý thống nhất hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan chỉ đạo việc thực hiện các nội dung về hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.
3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể phục vụ kinh tế cho Cơ quan đại diện.
4. Định kỳ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện.
5. Định kỳ, hoặc bất thường (nếu cần thiết) triệu tập các cuộc họp với đại diện của các tổ chức, cá nhân để đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này.
1. Các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện và có các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong hoạt động quản lý và chỉ đạo các công chức do mình cử đi làm việc tại Cơ quan đại diện, bảo đảm thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và pháp luật của nhà nước và tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận.
b) Trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời các thông tin mà các Cơ quan đại diện yêu cầu, hướng dẫn về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của mình.
c) Phối hợp với Bộ Ngoại giao đánh giá hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện, kiến nghị các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế từ chức năng quản lý nhà nước của mình.
2. Bộ Thương mại chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Thương mại tại Cơ quan đại diện. Phòng Thương mại chịu sự phân công và quản lý về chính trị đối ngoại của người đứng đầu Cơ quan đại diện; có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác trong Cơ quan đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền trực tiếp hoặc thông qua Bộ Ngoại giao yêu cầu các Cơ quan đại diện hỗ trợ đối với các hoạt động kinh tế của mình và có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các yêu cầu của tổ chức, cá nhân cho Cơ quan đại diện.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt động phục vụ kinh tế theo hướng huy động kinh phí hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phục vụ kinh tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này điều chỉnh các hoạt động do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Cơ quan đại diện) thực hiện nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước tiếp nhận.
1. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua; yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan.
2. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, của nước mà tổ chức quốc tế đặt trụ sở, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
3. Hoạt động phục vụ kinh tế của Cơ quan đại diện phải phát huy tối đa những lợi thế về hệ thống tổ chức và địa vị đại diện chính thức của Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 08/2003/ND-CP |
Hanoi, February 10, 2003 |
DECREE
ON ACTIVITIES OF FOREIGN-BASED REPRESENTATIONS MISSIONS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM IN SERVICE OF ECONOMIC DEVELOPMENT TASKS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1993 Ordinance on foreign-based representation missions of the Socialist Republic of Vietnam;
In order to raise the effectiveness of activities of foreign-based representation missions of the Socialist Republic of Vietnam in service of economic development tasks (hereinafter referred to as economic service activities for short), making these activities one of the Government’s measures to promote trade, investment cooperation, development cooperation, scientific and technological cooperation, tourism, labor, foreign exchange-earning services; to protect the State’s interests, Vietnamese organizations’ and individuals’ rights and legitimate interests in external economic activities;
At the proposal of the Foreign Minister,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope and subjects of regulation
This Decree regulates activities conducted by the foreign-based representation missions of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as representation missions for short) in order to boost external economic relations, create favorable conditions for Vietnamese organizations and individuals in economic activities; protect the State’s interests, Vietnamese organizations’ and individuals’ rights and legitimate interests in the host countries.
Article 2.- Principles of economic service activities of the representation missions.
1. Economic service activities of the representation missions must be based on the requirements and objectives of socio-economic development strategies and plans already approved by the National Assembly and the Government, as well as specific requests of concerned Vietnamese organizations and individuals.
2. Economic service activities of the representation missions must comply with the provisions of the Vietnamese law, the laws of the host countries or of the countries where the international organizations are headquartered, and with the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
3. Economic service activities of the representation missions must bring into the fullest play the representation missions’ advantages in terms of their organizational system and official representation status in the host countries and international organizations.
Chapter II
CONTENTS OF ECONOMIC SERVICE ACTIVITIES OF REPRESENTATION MISSIONS
Article 3.- Supply of economic information
1. Collecting, analyzing, appraising and supplying to Vietnamese organizations and individuals information on:
a/ The international economic situation and international economic relations.
b/ Potentials, strategies, policies, economic situation, law, and market practices of the host countries and international organizations.
c/ Scientific and technological development trends in the world, opportunities for technology absorption.
d/ Matters related to the international economic integration process, the host countries’ experiences for participation and activities in international and regional economic organizations.
2. Propagating and disseminating in the host countries and international organizations Vietnam’s economy, culture, society, country, scenic landscapes, investment and business opportunities and environment by introducing:
a/ Vietnam’s lines, policies, laws, socio-economic development strategies and plans.
b/ Vietnam’s economic, trade, investment, scientific and technological, tourist and labor potentials and cooperation opportunities.
c/ General information on Vietnam’s political, economic, cultural and social situation.
d/ Cooperation capabilities and demands of the ministries, branches, localities, enterprises and socio-economic organizations,.
Article 4.- Creation of an environment favorable for external economic activities
1. Implementing the State’s external relation policies towards the host countries or international organizations, aiming to strengthen and promote the friendly and cooperative relations, facilitate the implementation of the external economic policies and the country’s socio-economic development.
2. Proposing to the Government, the Ministry for Foreign Affairs and concerned agencies in the country necessary policies and measures to develop friendly and cooperative relations with the host countries and international organizations, with importance being attached to economic, trade, investment, tourist, labor, scientific and technological cooperation.
3. Proposing to the Government the negotiation and signing of necessary international agreements with the host countries and international organizations with a view to facilitating economic cooperation relations.
Article 5.- Participation in implementing external economic activities
In compatibility with the economic service tasks or at the requests of concerned agencies, the representation missions shall carry out the following activities:
1. Coordinating with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry for Foreign Affairs in mobilizing sources of official development assistance (ODA) in the host countries and international organizations in compliance with the plannings and plans on attraction and use of ODA capital sources in each period.
2. Coordinating with the Ministry of Planning and Investment in implementing programs on investment mobilization and promotion, propagation on Vietnam’s foreign direct investment opportunities and environment in the host countries in compliance with the State’s strategies, policies and list of projects calling for foreign direct investment in each period.
3. Coordinating with the Ministry of Trade in seeking export markets and organizing trade promotion activities, fairs and exhibitions in the host countries.
4. Coordinating with Vietnam National Administration of Tourism in popularizing and propagating Vietnam’s tourist potentials in the host countries.
5. Coordinating with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in searching for, opening up and establishing labor export cooperation relations with the host countries and international organizations.
6. Coordinating with other concerned agencies in external economic activities according to law provisions.
Article 6.- Support for Vietnamese organizations and individuals
The representation missions shall, on their own initiative or at the specific requests of Vietnamese organizations and individuals, have to:
1. Supply information on the markets, laws, and business practices of foreign countries and partners.
2. Supply information on the capabilities, mechanisms, policies and regulations of international organizations.
3. Support the establishment of relations with foreign partners.
4. Support the implementation of trade promotion, tourist, labor cooperation, and trade activities, the establishment of scientific and technological, and training cooperation relations with foreign partners.
Article 7.- Creation of favorable conditions for the overseas Vietnamese community to contribute to the national socio-economic development cause
1. Coordinating with the concerned agencies in formulating, perfecting, and organizing the implementation of, the State’s policies and laws in order to create a favorable legal environment for tapping economic and knowledge potentials, and ensuring the rights and legitimate interests of overseas Vietnamese investing in the country, contributing to the country’s economic, social, scientific and technological development.
2. Proposing to the Government, the Ministry for Foreign Affairs and concerned agencies policies and measures to create favorable conditions for overseas Vietnamese people to earn a living and reside permanently and stably in the host countries.
Article 8.- Protection of the State’s interests, protection of rights and legitimate interests of Vietnamese organizations and individuals in foreign countries
To take necessary measures to protect the State’s interests, the rights and legitimate interests of Vietnamese organizations and individuals in foreign countries in accordance with the provisions of the Vietnamese law, international laws and the laws of the host countries.
Chapter III
STATE MANAGEMENT OVER ECONOMIC SERVICE ACTIVITIES OF REPRESENTATION MISSIONS
Article 9.- Tasks and powers of the representation missions
The representation missions shall be responsible for economic service activities in the geographical areas or international organizations under their charge, having the following tasks and powers:
1. Uniformly managing economic service activities in the geographical areas or international organizations under their charge.
2. Managing Vietnamese delegations sent on working trips abroad; working delegations of Vietnamese organizations and individuals shall have to notify the representation missions in the destination countries of their activity agendas and results.
3. Organizing the implementation of economic service tasks assigned to them. The heads of the representation missions shall have to direct the sections of the representation missions to coordinate with one another in performing their tasks.
4. Sending periodical reports to the Ministry for Foreign Affairs and concerned agencies on the situation of their economic service activities and matters arising in economic activities carried out by Vietnamese organizations and individuals in the geographical areas under their charge.
5. Reporting in time matters and problems arising in the course of implementation of their economic service activities and proposing appropriate measures and remedies to the Government, the Ministry for Foreign Affairs and concerned agencies at home.
Article 10.- Tasks and powers of the Ministry for Foreign Affairs
The Ministry for Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for assisting the Government in performing the function of State management over economic service activities of the representation missions, having the following tasks and powers:
1. Uniformly managing economic service activities of the representation missions.
2. Coordinating with the concerned ministries and branches in directing the implementation of economic service activities by the representation missions.
3. Inspecting and supervising economic service activities of the representation missions through assigning specific economic service tasks thereto.
4. Periodically reporting and taking responsibility to the Government for economic service activities of the representation missions.
5. Periodically or unexpectedly (when necessary) convening meetings with representatives of organizations and individuals to evaluate economic service activities of the representation missions, and discuss measures to promote these activities.
Article 11.- Tasks and powers of the ministries, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities
1. The ministries, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in economic service activities of the representation missions, having the following concrete tasks:
a/ Coordinating with the Ministry for Foreign Affairs in managing and directing public employees sent by themselves to work at the representation missions, ensuring their implementation of the State’s foreign relation lines and policies and laws and observance of the laws of the host countries.
b/ Directly or through the Ministry for Foreign Affairs supplying in time information at the requests of the representation missions, guiding matters related to the domains falling under their management functions.
c/ Coordinating with the Ministry for Foreign Affairs in evaluating economic service activities of the representation missions, proposing measures to boost diplomatic activities in service of economic tasks, according to their respective State management functions.
2. The Ministry of Trade shall directly give professional guidance to the trade sections at the representation missions. The trade sections shall submit to the task assignment and external political management by the heads of the representation missions; have to coordinate with other sections in the representation missions in performing economic service activities.
Article 12.- Rights and obligations of Vietnamese organizations and individuals
Vietnamese organizations and individuals shall be entitled to directly or through the Ministry for Foreign Affairs request the representation missions to support their economic activities and shall have to supply necessary information related to their requests to the representation missions.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13.- The fund in support of economic service activities
The Ministry for Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Finance in studying and setting up a fund in support of economic service activities along the direction of mobilizing funding from various sources, then submit their proposal thereon to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 14.- Commendation and reward
Organizations and individuals that make outstanding achievements in economic service activities shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 15.- Handling of violations
Organizations and individuals violating the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled according to law provisions.
Article 16.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực