Chương V Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh
Số hiệu: | 07/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/01/2016 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2016 |
Ngày công báo: | 08/02/2016 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
1. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Nghị định 07 quy định thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Theo Nghị định số 07 năm 2016, thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
3. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh
- Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Nghị định số 07/2016/NĐ quy định tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.
- Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành.
4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
Theo quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP, văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
5. Nội dung hoạt động của Chi nhánh
- Chi nhánh hoạt động cung ứng dịch vụ trong các ngành dịch vụ, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Chi nhánh trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Nghị định số 07/2016 quy định trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Nghị định 07 có hiệu lực từ ngày 10/03/2016.
Văn bản tiếng việt
1. Quy định về mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh; mẫu Giấy phép; mẫu báo cáo của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; mẫu báo cáo của Sở Công Thương, Ban quản lý.
2. Công bố nội dung cam kết của Việt Nam về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi cả nước.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
6. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo thẩm quyền.
1. Phối hợp với Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Ban quản lý trong việc cấp, điều chỉnh và gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Khoản 4 Điều 11, Khoản 4 Điều 13, Khoản 5 Điều 17 và Khoản 5 Điều 23 Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Ban quản lý trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 và Khoản 3 Điều 41 Nghị định này.
3. Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Khoản 5 Điều 39 Nghị định này.
1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
2. Chỉ đạo Sở Công Thương, Ban quản lý thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong trường hợp cần thiết hoặc tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
2. Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, Sở Công Thương, Ban quản lý báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại địa phương.
Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
1. Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
2. Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.
3. Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
4. Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
STATE MANAGEMENT OF REPRESENTATIVE OFFICES OR BRANCHES OF FOREIGN TRADERS IN VIETNAM
Article 39. Responsibilities of Ministry of Industry and Trade
1. Issue application forms for grant, re-grant, adjustment and extension of the license of establishment of representative offices or branches; blank forms of such licenses; reporting forms used for representative offices and branches; and reporting forms used for Departments of Industry and Trade and Management Boards.
2. Publish Vietnam's commitments to representative offices or branches of foreign traders in Vietnam stipulated stated in treaties to which Vietnam is a signatory.
3. Inspect the State management of representative offices or branches of foreign traders nationwide.
4. Take charge of and cooperate with relevant Ministries, regulatory bodies, and local governments to inspect representative offices or branches in some necessary cases or upon requests of Ministries, regulatory bodies, and local governments.
5. Take charge of and cooperate with Ministries, regulatory bodies, and local governments to create database of representative offices or branches.
6. Deal with violations committed by representative offices or branches of foreign traders within the jurisdiction.
Article 40. Responsibilities of relevant Ministries and regulatory bodies
1. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, Departments of Industry and Trade and Management Boards in the grant, adjustment and grant of extension of License for Establishment of representative offices or branches under provisions of clause 4 of Article 11, clause 2 of Article 13, clause 5 of Article 17 and clause 5 of Article 23 hereof.
2. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, Departments of Industry and Trade and Management Boards in the State management of representative offices or branches under provisions of clause 4 of Article 39 and clause 3 of Article 41 hereof.
3. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to create database of representative offices or branches in accordance with the provision of clause 5, article 39 hereof.
Article 41. Responsibilities of People's Committees of provinces
1. Control the operation of representative offices or branches of foreign traders within the province.
2. Direct Departments of Industry and Trade and Management Boards to inspect representative offices or branches in some necessary cases or to conduct inter-sectoral inspection upon requests of regulatory authorities.
3. Cooperate with relevant Ministries and regulatory bodies in the State management of representative offices or branches within the province.
Article 42. Responsibilities of Departments of Industry and Trade
1. Control the operations of representative offices or branches within the province.
2. Annually submit status reports on grant, re-grant, adjustment, grant of extension or revocation of the License for Establishment of representative offices and suspension of representative offices within their province by 30th of January .
Article 43. Handling of violations
Foreign traders and their representative offices or branches offending provisions hereof shall be subject to penalties depending on the nature and severity of the violation under laws on action handling of administrative penalties .
Article 44. Revocation of Licenses for Establishment of representative offices and branches of foreign traders
The License for Establishment of representative offices or branches shall be revoked if such representative offices or branches :
1. Fail to come into operation for 01 year and fail to enter into transactions with licensing agencies.
2. Fail to submit reports on the operation of the representative office or branch for 02 consecutive years.
3. Fail to submit reports stipulated in clause 2, Article 32 hereof to the licensing agency within 06 months from the deadline of submission or at the written request of the licensing agency.
4. Be governed by provisions of laws.