Chương II Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tổ chức và phát triển thị trường các-bon
Số hiệu: | 06/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 07/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2022 |
Ngày công báo: | 23/01/2022 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Theo đó, các phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
- Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
- Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
- Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như sau:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ:
Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 07/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
1. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, tổng hợp, xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; định kỳ 02 năm một lần trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan định kỳ hai năm một lần thực hiện:
a) Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, rà soát số liệu tiêu thụ năng lượng, công suất, quy mô của cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính của năm trước năm rà soát;
b) Cập nhật, điều chỉnh danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực liên quan trước ngày 30 tháng 6 kể từ năm 2023.
1. Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), bao gồm mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan định kỳ cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho giai đoạn đến hết năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025; thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở và theo lộ trình sau đây:
a) Cung cấp thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở;
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo hạn ngạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon.
5. Khuyến khích các dự án đầu tư mới áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính hoặc tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
a) Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
c) Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
d) Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng để tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng mục tiêu, lộ trình thực hiện các phương thức tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng, lồng ghép trong kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
b) Thu thập số liệu, tính toán mức hấp thụ khí nhà kính tại các vùng sinh thái có rừng trên cơ sở điều tra rừng, tổng hợp trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
c) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính từ quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng trên phạm vi cả nước.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Có ý kiến bằng văn bản đối với việc đề xuất thực hiện các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính bảo đảm các mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Quản lý, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án tham gia cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon thu được từ các hoạt động tăng cường hấp thụ khí nhà kính;
c) Tổng hợp số liệu về hấp thụ khí nhà kính trên phạm vi cả nước, xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần.
1. Việc theo dõi, giám sát tuân thủ các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện thông qua Hệ thống quốc gia đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối của Hệ thống quốc gia đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Điều 10 Nghị định này; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý;
b) Hướng dẫn các cơ sở trong phạm vi lĩnh vực quản lý thực hiện đo đạc, báo cáo và thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 thuộc phạm vi quản lý;
d) Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý thống nhất với cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc có liên quan:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trên địa bàn quản lý;
b) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan phục vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
6. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đơn vị thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 14 và các tổ chức liên quan khác có trách nhiệm tuân thủ các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; cung cấp bổ sung thông tin, số liệu hoạt động phục vụ đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Đo đạc phải được thực hiện theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo độ chính xác, tính minh bạch, liên tục và nhất quán của kết quả đo đạc. Phương pháp đo đạc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
b) Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về phương pháp đo đạc, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng, giải pháp công nghệ, phương thức quản lý để giảm phát thải khí nhà kính và kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Báo cáo phải bảo đảm tính toàn diện của các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; được xây dựng theo các quy định về biểu mẫu, phương thức và thời gian quy định tại quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Thẩm định báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do đơn vị đủ điều kiện thực hiện theo trình tự do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thực hiện đo đạc kết quả triển khai các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hướng dẫn của các bộ quản lý lĩnh vực;
b) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này tổ chức thực hiện đo đạc kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, bao gồm việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khác thuộc phạm vi quản lý.
3. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hằng năm của năm trước kỳ báo cáo theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2027;
b) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực hằng năm theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 kể từ năm 2024;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và cấp cơ sở, xây dựng báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở do đơn vị thẩm định quy định tại Điều 14 Nghị định này thực hiện hằng năm kể từ năm 2026 theo quy trình đo đạc, báo cáo, thẩm định do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này ban hành;
b) Thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hằng năm kể từ năm 2023 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp;
c) Thẩm định báo cáo tổng hợp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhằm phục vụ xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, các báo cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu theo cam kết quốc tế thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;
d) Quy trình thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính
a) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
b) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;
c) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
d) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;
đ) Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính, có trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xác định kỳ kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực và cấp cơ sở để bảo đảm sự thống nhất theo quy định;
b) Phổ biến các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cấp lĩnh vực theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
c) Phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực công bố phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
d) Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
đ) Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê quốc gia khí nhà kính, hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực, quy định trình tự thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
e) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính; cập nhật số liệu hoạt động, kết quả kiểm kê khí nhà kính và thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực và xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04, 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo kể từ năm 2023;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý cho năm 2022, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở trước ngày 01 tháng 12 năm 2023;
c) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trong phạm vi lĩnh vực quản lý;
d) Cung cấp bổ sung số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này định kỳ hai năm một lần có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023;
b) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định;
c) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
5. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực do các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện theo quy trình thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
6. Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cho năm 2024 trở đi do cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy trình thẩm định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
7. Kinh phí thực hiện kiểm kê khí nhà kính, thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
1. Căn cứ mục tiêu, lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Điều 7 Nghị định này và kết quả kiểm kê khí nhà kính trong kỳ kiểm kê gần nhất của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tỷ lệ hạn ngạch dự trữ và đấu giá cho giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm.
2. Căn cứ vào tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Điều này, kết quả kiểm kê khí nhà kính trong kỳ kiểm kê gần nhất và tình hình thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực liên quan xây dựng, ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này cho giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm.
3. Chi phí thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 2 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
1. Yêu cầu đối với kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
a) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực; kết quả kiểm kê khí nhà kính và kịch bản phát triển thông thường trong kỳ kế hoạch;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên tính chất, quy mô hoạt động, công suất, công nghệ hiện có và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; kết quả kiểm kê khí nhà kính và dự kiến mức phát thải khí nhà kính trong kỳ kế hoạch;
c) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xác định trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định hoặc các biện pháp khác phù hợp với điều kiện về công nghệ, tài chính, mức độ sẵn sàng áp dụng và có thể đo đạc, báo cáo, thẩm định được;
d) Phương pháp xác định lượng khí nhà kính giảm được của biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được xây dựng theo các hướng dẫn về phương pháp đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành;
đ) Có phương án theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định về đo đạc, báo cáo và thẩm định.
2. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đến năm 2030, trong đó phân kỳ thực hiện đến năm 2025, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 năm 2023.
3. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cho năm gần nhất;
b) Kịch bản phát triển thông thường và ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 và giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 phù hợp với mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện, phù hợp với các đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
5. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở cho năm gần nhất;
b) Mức phát thải khí nhà kính dự kiến trong kỳ kế hoạch khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030;
d) Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện của cơ sở;
đ) Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
6. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
a) Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực khi có thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xuất hiện những yếu tố, nguy cơ tác động tiêu cực lớn tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ yêu cầu điều chỉnh;
b) Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở khi có thay đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc theo nhu cầu của chủ cơ sở.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp số liệu cho các bộ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định phục vụ xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tham gia thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trên địa bàn quản lý.
1. Đơn vị thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận; hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác; hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.
2. Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
3. Các đơn vị có nhu cầu đề nghị theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này chứng minh đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
3. Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này trên địa bàn quản lý.
1. Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
2. Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.
1. Giai đoạn đến hết năm 2027
a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;
b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;
d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.
2. Giai đoạn từ năm 2028
a) Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;
b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn, bao gồm:
a) Lượng tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xác nhận
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này nộp đơn theo Mẫu số 01 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến để được xác nhận;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác minh, cấp giấy xác nhận và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân; trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải nêu rõ lý do.
3. Giấy xác nhận tín chỉ các-bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch theo Mẫu số 02 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch tín chỉ các-bon, thị trường các-bon trong nước theo quy định.
2. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được giao dịch
a) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 2 Điều 12 được giao dịch trên sàn. 01 đơn vị hạn ngạch phát thải khí nhà kính bằng 01 tấn CO2 tương đương;
b) Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon được phép chuyển đổi thành đơn vị bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính trên sàn giao dịch. 01 tín chỉ các-bon bằng 01 tấn CO2 tương đương.
3. Đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải khí nhà kính
a) Các cơ sở có thể đấu giá để sở hữu thêm hạn ngạch phát thải khí nhà kính ngoài lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong cùng 01 giai đoạn cam kết;
b) Các cơ sở có thể chuyển giao lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết trong năm trước sang các năm tiếp theo trong cùng 01 giai đoạn cam kết;
c) Các cơ sở có thể vay hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho năm tiếp theo để sử dụng trong năm trước đó trong cùng 01 giai đoạn cam kết;
d) Các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ các-bon từ các dự án thuộc các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon để bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong 01 giai đoạn cam kết. Số lượng tín chỉ các-bon để bù trừ phát thải không được vượt quá 10% tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở;
đ) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính đã phân bổ sẽ tự động được Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi khi các cơ sở dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản;
e) Nhà nước khuyến khích các cơ sở tự nguyện nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia;
g) Vào cuối mỗi giai đoạn cam kết, các cơ sở phải nộp tiền thanh toán cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ sau khi áp dụng các hình thức đấu giá, chuyển giao, vay mượn, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ. Ngoài việc phải nộp tiền thanh toán, lượng phát thải khí nhà kính vượt quá lượng hạn ngạch được phân bổ sẽ được trừ vào hạn ngạch phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó;
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đấu giá, chuyển giao, vay mượn và nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
1. Đối tượng xây dựng, thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon
a) Tổ chức Việt Nam có nhu cầu xây dựng, thực hiện chương trình, dự án;
b) Tổ chức nước ngoài có nhu cầu xây dựng, thực hiện chương trình, dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nộp hồ sơ đăng ký đề nghị chấp thuận chương trình, dự án tới Bộ Tài nguyên và Môi trường theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Hồ sơ đề nghị chấp thuận dự án bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận chương trình, dự án theo Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chương trình, dự án được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định chương trình, dự án của cơ quan thẩm định độc lập theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường phù hợp với quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy phép và văn bản có liên quan đến hoạt động chuyên môn của chương trình, dự án theo quy định hiện hành.
3. Đánh giá và chấp thuận chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức về một trong các trường hợp: chấp nhận hồ sơ hợp lệ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối nếu hồ sơ không hợp lệ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị là không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ đề nghị chấp thuận chương trình, dự án thông qua việc lấy ý kiến cơ quan có liên quan. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định chấp thuận chương trình, dự án và thông báo cho tổ chức đề nghị; trong trường hợp không được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về tổ chức đánh giá chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu làm cơ quan thường trực đánh giá.
5. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon ngoài khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, điều ước và thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Khi đăng ký chương trình, dự án phải gửi thông tin đăng ký về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án phải định kỳ hằng năm cung cấp thông tin tình hình thực hiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 theo Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường các-bon.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ các-bon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường các-bon; quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới; quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon; xây dựng tài liệu tuyên truyền, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các đối tượng tham gia thị trường các-bon.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động thúc đẩy việc phát triển thị trường các-bon; tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về thị trường các-bon.
THE Government |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 06/2022/ND-CP |
Hanoi, January 07, 2022 |
DECREE
ON mitigation of GREEN HOUSE GAS (GHG) emissionS AND PROTECTION OF OZONE LAYER
Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates a Decree on mitigation of GHG emissions and protection of ozone layer.
GENERAL PROVISIONS
This Decree elaborates some Articles of the Law on Environmental Protection, including Article 91 on mitigation of GHG emissions, Article 92 on protection of ozone layer, Article 139 on organization and development carbon market.
This Decree applies to organizations and individuals related to GHG emission, mitigation of GHG emissions and absorption; development of domestic carbon market; production, import, export, consumption and settlement of ozone-depleting substances (ODS), greenhouse gases controlled under the Montreal Protocol on substances that deplete the ozone layer.
1. “Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC)" means an agency of the United Nations responsible for providing information and scientific grounds on climate variability and change caused by human, effects of climate change on the nature, politics, economy and measures for response to climate change.
2. “ozone-depleting substances (ODS) and greenhouse gases controlled under the Montreal Protocol on substances that deplete the ozone layer (hereinafter referred to as "controlled substances”)” means elements or chemical compound specified in Appendices A, B, C, E and F of Montreal Protocol.
3. “industrial processes” means industrial activities that cause GHG emissions from non-energy consuming chemical and physical processes; means one of the fields that a GHG inventory must be developed according to the provisions of the United Nations Framework Convention on climate change.
4. “ United Nations Framework Convention on climate change (UNFCCC)” means an international environmental treaty with the aims of mitigation of anthropogenic impacts on the global climate system, including stabilizing atmospheric GHG concentrations.
5. “carbon credit exchanging and offsetting mechanism” means mechanisms of registration and development of programs and projects on mitigation of GHG emissions and generation of carbon credits by methods certified by Vietnam or international countries. The carbon credits from these programs and projects are exchanged on the carbon markets or offset against GHG emissions exceeding GHG emission quotas allocated.
6. "nationally determined contributions (NDC)” means a country's commitment to respond to climate, including goals of adaption and mitigation of GHG emissions and policies and measures of responding to climate change in order to reach the goals of Paris Agreement.
7. “System for Measurement, Reporting and Verification (MRV) of mitigation of GHG emissions” (hereinafter referred to as "MRV system") means a system for collection, settlement, management, retention, supplement and examination of information and verification of results of mitigation of GHG emissions in order to ensure transparency, accuracy and verifiability.
a) “Measurement” means activities of determining reduced GHG emissions of GHG emission mitigation measures according to measures certified by competent authorities;
b) “reporting” means calculation, compilation and submission of GHG emissions mitigation rate measurement results and other relevant information according to the guidance, processes and schedules promulgated by competent authorities;
c) “verification” means assessment of GHG emissions mitigation rate measurement result reports and other relevant information according to the methods issued by competent authorities;
8. “Business as usual (BAU) scenario” means theories on the basis of science about GHG emission rates in the usual economic-social development conditions in the future when GHG emission mitigation measures are yet to be carried out.
9. “GHG emission inventory development” means collection of information and figures about GHG emission sources, calculation of GHG emissions and absorption in a definite area and specific year according to the methods and processes issued by competent authorities;
10. “Montreal Protocol on ODS" means an international treaty on ozone layer protection by phasing out production and consumption of ODS and GHGs which impact negatively human health and environment.
11. “Nominal cooling capacity” means cooling capacity of refrigerating appliances or air conditioners under standard conditions which is stated on the manufacturer's labels.
12. “carbon trade exchange (CTX)” means a center handling (transactions that are) purchases and sale of carbon credits, GHG emission quotas and auctions, borrowing, return and transfer of GHG emissions quotas.
13. “Recycling of controlled substances” means the technological process for recovering components from controlled substances for use according to the characteristics of the original substance.
14. “Reuse of controlled substances” means the reuse of controlled substances after being cleaned without changing their properties.
15. “Tonne of CO2 equivalent” means the mass of GHG converted into tons of CO2 according to the global warming potential (GWP) of those GHG. The GWPs of GHGs are specified by IPCC.
16. “ Paris Agreement” means an international treaty within the UNFCCC, which will come into force from 2021, stipulating the responsibilities of member states for adaptation and mitigation of GHG emissions through Nationally Determined Contributions.
17. “collection of controlled substances” means sucking controlled substances out of a system and storing them in an external container.
18. “GHG emission quotas exchange” means buying, selling, auctions, borrowing, return and transfer of GHG emissions quotas and carbon credits on the CTX.
19. “processing of controlled substances” means the process of destruction of controlled substances by technological and technical solutions to prevent negative impacts on human health and environment.
Article 4. Rules for mitigation of ghg emissions and protection of ozone layer
1. Mitigation of GHG emissions and protection of ozone layer shall be eligible for economic-social conditions, applicable laws and regulations and international treaties related to the purpose of developing a low-carbon economy and green growth associated with sustainable development.
2. Management of GHG emission mitigation activities must comply with the principles of responsibility, uniformity, fairness and transparency; GHG emission mitigation goals shall be adjusted by the Prime Minister according to national development priorities and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. GHG emission quota exchange activities and carbon credits must ensure transparency and harmonious interests of participants in the carbon market. Organizations and individuals participate in the carbon market on .
4. Regulations on import and export of controlled ODSs and GHGs shall only be applied to member countries of the Montreal Protocol according to time schedules prescribed in the Protocol.
MITIGATION OF GHG EMISSIONS, ORGANIZATION AND DEVELOPMENT OF CARBON MARKET
Section 1. Mitigation of GHG emissions
Article 5. Entities for which GHG emission mitigation is mandatory
1. Establishments on the list of sectors and facilities emitting GHG must make an inventory of GHG promulgated by the Prime Minister.
2. The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction.
3. Organizations and individuals other than those prescribed in Clause 1 of this Article are encouraged to carry out mitigation of GHG emissions in a manner that is suitable for their conditions and activities.
Article 6. Development and update on lists of sectors and facilities subject to GHG inventory development
1. GHG-emitting facilities that must carry out GHG inventory are facilities with annual GHG emissions of 3.000 tonnes of CO2 equivalent or more or in one of the following cases:
Thermal power plants, industrial production facilities with total annual energy consumption of 1.000 tonnes of oil equivalent (TOE) or more;
b) Cargo transport companies with total annual fuel consumption of 1.000 TOE or more;
c) Commercial buildings with total energy consumption of 1.000 TOE or more;
d) Solid waste handling facilities with annual operating capacity of 65.000 tonnes or more.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the ministries specified in Clause 2 Article 5 of this Decree and the provincial People's Committees in reviewing, compiling a list of sectors and facilities subject to GHG inventory and submitting to the Prime Minister for promulgation; submitting to the Prime Minister every 2 years for decision to update the list of sectors and facilities subject to GHG inventory.
3. The provincial People’s Committee shall direct relevant affiliated professional agencies to perform the following tasks every 2years:
Review figures of energy consumption, capacity and scale of facilities on the list of sectors and facilities subject to GHG emissions inventory in the year before the year of reviewing based on the criteria specified in Clause 1 of this Article;
b) Update and adjust the list of facilities subject to GHG emission inventory in their provinces according to the regulations prescribed in Clause 1 of this Article and submit it to the Ministry of Natural Resource and Environment and relevant ministries before June 30, from 2023.
Article 7. Goals, roadmap and approaches to GHG emission
1. The goals of mitigation of GHG emissions shall be approved by the Prime Minister in NDC, including the goals of GHG emissions mitigation for sectors of energy, agriculture, land and forestry use, waste management and industrial processes that are suitable for economic-social development conditions of the country and international treaties to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory. More details are provided in Appendix I issued together with this Decree.
2. The Ministry of Natural Resource and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries and agencies in periodically updating the NDC according to the Paris Agreement on climate change and submit it to the Prime Minister for approval.
3. The Ministries specified in Clause 2 Article 5 hereof shall formulate and promulgate plans of GHG emissions mitigation of their sectors up to the end of 2030 with a phased implementation until 2025; implement management measures to achieve the GHG emissions mitigation goals prescribed in the NDC.
4. The facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof shall carry out the GHG emission mitigation according to their own GHG emissions mitigation plans under facilities and the following roadmap:
a) Providing operation information and figures for internal GHG inventory development , formulating and implementing GHG emissions mitigation measures adapting to specific conditions of the facilities.
b) Implementing GHG emissions inventory, formulating and carrying out the GHG emissions mitigation plans according to the quotas allocated by the Ministry of Natural Resource and Environment subject to the goal of GHG emissions mitigation; exchanging and trading GHG emissions quotas and carbon credits on the CTX in the period from 2026 to 2030.
5. New investment projects shall be encouraged to apply technology, manufacturing processes, service supplement that emit less GHG or participate in mechanisms and methods for cooperation in GHG emissions mitigation subject to the law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
6. Approaches to GHG emission mitigation include:
a) Introduction of policies and management of GHG emissions mitigation;
b) Industry-wide and internal Plans for GHG emissions mitigation ;
c) Technology, manufacturing processes and services emitting less GHGs;
d) Mechanisms and methods for cooperation in GHG emission mitigation that are conformable with law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 8. Intensification of GHG absorption
1. Organizations, households, individuals and communities assigned or lent forests; assigned or lent lands to plant forests by the State; self-recovered and developed forests; transferred, donate, inherited forests according to the law shall be responsible for formulation and implementation of stable forest management measure and protection and increase of coverage, biomass and quality of the forests in order to intensify GHG absorption.
2. Entities specified in Clause 1 of this Article may participate in domestic and international carbon exchange and offsetting mechanisms subject to the law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the provincial People’s Committees in:
Formulating goals and roadmap for GHG absorption from stable forest management, protection and increase of coverage, biomass and quality of forests attached together with industry-level plans of GHG emissions mitigation prescribed in Clause 3 Article 12 hereof;
b) Collecting figures and calculating GHG absorption rates in forested ecological zones on the basis of forest survey and including them in the industry-level GHG inventory report as prescribed in Clause 3 Article 11 hereof;
c) Monitoring and assessing implementation of the GHG absorption intensification operation from stable forest management, protection and coverage rates, biomass and qualities of forests on a national scale.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Express opinions in writing for proposal for implementing programs and projects for participation in carbon credit offsetting mechanisms collected from GHG absorption intensification operation for the purpose of ensuring national goals of GHG emissions mitigation and international treaties to which Vietnam is a signatory;
b) Manage and monitor implementation of programs and projects of participation in carbon credit offsetting mechanisms collected from GHG absorption intensification operation ;
c) Consolidating figures on GHG absorption on the national scale, formulate GHG national inventory reports every 2 years.
Article 9. National MRV System
1. Supervision of complying with regulations on GHG emissions mitigation shall be implemented via the National MRV System.
2. The Ministry of Natural Resource and Environment shall be in charge of the National MRV system and have responsibility to examine compliance with the regulations on MRV of GHG emissions mitigation specified in Article 10 hereof; formulate and operate national online MRV database.
3. The Ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof shall:
Formulate and promulgate MRV processes and regulations within their jurisdictions;
b) Provide guidance on MRV of GHG emission mitigation for facilities under their management;
c) Examine compliance with the MRV regulations by the facilities prescribed in Clause 1 Article 5 under their management;
d) Formulate and operate online MRV databases under their management integrated with the national online MRV database as prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Ministries and other relevant ministerial agencies shall:
Provide figures of operation and information relevant to MRV of GHG emissions mitigation at national-level and industry-level at the request of the Ministry of Natural Resource and Environment and the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof;
b) Cooperate with the Ministry of Natural Resource and Environment and the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof in examining compliance with the MRV under their management.
5. The provincial People’s Committee shall direct relevant affiliated professional agencies to:
a) Examine implementation of GHG mitigation plans and compliance with the MRV regulations by the facilities prescribed in Clause 1 Article 5 under their management;
b) Provide figures of operation and information relevant to measurement, reporting and verification of GHG emissions mitigation at national-level and industry-level at the request of the Ministry of Natural Resource and Environment and the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof.
6. The facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof, the verifying units specified in Clause 1 Article 14 and other relevant organizations shall comply with MRV regulations ; supply additional MRV information and figures at national level and industry-level at the request of the Ministry of Natural Resource and Environment and the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof.
1. MRV requirements
a) Measurement must be carried out according to the MRV procedures established by competent authorities and ensure accuracy, transparency, continuity and consistency of the measurement results. Measurement methods must be issued by state competent authorities on the basis of the regulations of UNFCCC and in consideration of conditions of Vietnam;
b) Reports on GHG emissions mitigation must contain adequate and accurate information of measurement methods, operation figures, applicable emission factors, technology solutions, management approaches to GHG emissions reduction and mitigation results. Reporting must ensure the comprehensiveness of GHG emissions mitigation; be formulated according to the regulations on schedules, media and time prescribed in MRV procedures established by competent authorities;
c) Verification of reporting on GHG emissions mitigation must be carried out by eligible units according to the processes prescribed by the Ministry of Natural Resource and Environment and comply with detail guidelines of the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof; GHG emissions mitigation results shall be announced by competent authorities.
2. Measurement of GHG emission mitigation
a) The facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof shall carry out measurement of the GHG emissions mitigation result according to guidelines of sector management ministries;
b) The Ministries specified in Clause 2 Article 5 hereof shall organize the result measurement at industry-level, including implementation of policies, regulations, strategies, programs, plans and measures of other GHG emissions mitigation under their management.
3. Reporting GHG emission mitigation
a) The facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof shall formulate annual reports on the previous year's GHG emissions mitigation according to the Form No. 02 of Appendix III issued together with this Decree and submit them to the Ministry of Natural Resource and Environment, the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof and professional agencies under the relevant provincial People’s Committee before March 31 from 2027;
b) The ministries prescribed in Clause 1 Article 5 hereof shall formulate annual industry-level reports on GHG emissions mitigation according to the Form No. 01 of Appendix III issued together with this Decree and submit them to the Ministry of Natural Resource and Environment before January 15 from 2024;
c) The Ministry of Natural Resource and Environment shall have responsibility to review and prepare industry-level and internal reports on GHG emissions mitigation; prepare a consolidated report on GHG emissions mitigation.
4. Verification of GHG emission mitigation
a) Internal verification of GHG emissions mitigation shall be carried out annually from 2026 by verifying units specified in Article 14 of this Decree according to the MRV procedures established by the ministries prescribe in Clause 2 Article 5 hereof;
b) Industry-level verification on GHG emissions mitigation shall be carried out annually from 2023 by the ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof and submitted it to the Ministry of Natural Resource and Environment;
c) Consolidation of reports on verification of GHG emissions mitigation shall carried out by the Ministry of Natural Resource and Environment in cooperation with other ministries and central authorities in order to formulate a national report on responding to climate change and other national reports on climate change according to international commitments on implementation of the UNFCCC;
d) Procedures for verification on GHG emissions mitigation shall be issued by the Ministry of Natural Resource and Environment.
Article 11. GHG inventory development
1. Requirements for GHG inventory development
a) Methods of GHG inventory shall be applied according to GHG inventory development guidelines of IPCC;
b) Operation figures serving GHG inventory development must ensure the continuity, accuracy and reliability, be suitable for examination, comparison and evaluation;
c) GHG inventory reports must include adequate information of GHG inventory methods, operation figures, applicable emission factors and results;
d) Verification of GHG inventory shall comply with verification procedures promulgated by the Ministry of Natural Resource and Environment and ensure the consistency and reliability;
dd) Information about GHG inventory result at national-level and industry-level shall be announced on the websites of climate change authorities and authorities of relevant industries.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment, the presiding agency of GHG national inventory development, shall:
a) Direct organization of national-level GHG inventory development ; determine GHG inventory period under sectors and facilities in order to ensure the unity according to the regulations;
b) Disseminate GHG inventory methods at national-level and industry-level according to the guidance of IPCC;
c) Cooperate with the sector management ministries in announcing the GHG inventory methods under facilities;
d) Publish the list of emission factors serving GHG inventory development;
dd) Control and ensure quality of GHG national inventory, provide guidance on verification on GHG inventory results at industry-level, prescribe the procedures of internal verification on GHG inventory results;
e) Direct formulation and operation of the online database on GHG inventory; update operation figures and results of GHG inventory results and relevant information to the national database on climate change.
3. The ministries prescribed in Clause 2 Article 5 hereof shall:
b) Organize GHG inventory development at industry-level and formulate national reports on GHG inventory according to Forms No. 01, 02, 03, 04, 05 of Appendix II issued together with this Decree and submit them to the Ministry of Natural Resource and Environment before January 31 from 2023;
b) Provide guidance and organize internal GHG inventory development under their management for 2022 and submit the results to the Ministry of Natural Resource and Environment before January 12 from 2023;
c) Examine compliance with the regulations on the GHG inventory of the facilities prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree under their management;
d) Provide additional figures of operation and information serving national GHG inventory development at the request of the Ministry of Natural Resource and Environment;
dd) Formulate and operate the online database on the GHG inventory under their management.
4. Every 2 years, the facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof shall:
a) Provide additional figures of operation and information relevant to the GHG inventory of the facilities of the year before the report period according to the guidelines of the sector management ministry before March 31 form 2023;
b) Organize internal GHG inventory development and formulate reports on GHG inventory under facilities in every 2 years from 2024 according to Form No. 06 of Appendix II issued together with this Decree and submit them to the provincial People’s Committees before March 31 from 2025 for verification;
c) Complete the internal GHG inventory report and submit it to the Ministry of Natural Resource and Environment before December 01 of the report period from 2025.
5. Verification of industry-level GHG inventory results shall be carried out according to the verification procedures promulgated by the Ministry of Natural Resource and Environment prescribed by the regulations in clause 2 Article 5 of this Decree.
6. From 2024, verification of internal GHG inventory results shall be carried out by the provincial People’s Committees affiliated-relevant professional agencies according to the verification procedures promulgated by the Ministry of Natural Resource and Environment prescribed by the regulations in clause 2 Article 5 of this Decree.
7. Funding for the GHG inventory and the GHG inventory result verification prescribed in Clauses 2, 3, 5 and 6 of this Article shall be allocated from state budget under the state budget management division.
Article 12. GHG emissions quotas allocation
1. Based on the goals, roadmap for GHG emissions mitigation prescribed in Article 7 hereof and the GHG inventory results in the latest inventory period of the facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof, the Ministry of Natural Resource and Environment shall propose the Prime Minister promulgating the total GHG emissions quotas and the proportions of quotas for reserve and quotas for auction for the period from 2026 to 2030 and every year.
2. Based on the total GHG emission quotas prescribed in Clause 1 hereof and the GHG inventory results in the latest inventory period and implementation of the GHG emissions mitigation under facilities, the Ministry of Natural Resource and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries in formulating and promulgating GHG emission factor of each product applicable to the facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof in the period from 2026 to 2030 and in every year for manufacturing or business facilities and organizations of the GHG emissions quotas allocation.
3. Funding for the GHG allocation specified in Clause 2 hereof shall be allocated from state budget resource under the state budget management division.
Article 13. Plan for mitigation of GHG emissions
1. Requirements for mitigation of GHG emissions
a) Plan for industry-level GHG emissions mitigation shall be formulated based on strategies, planning, plans of the industry; GHG inventory results and BAU scenarios in the planning period;
b) Plans for GHG emissions mitigation under facilities shall be formulated based on properties, operation areas, capacities and available technological and manufacturing and business plans of the facilities; GHG inventory results and estimate the GHG emissions rates in the plan period;
c) Measures for the GHG emissions mitigation chosen shall be specified in the NDC or suitable for technological and financial conditions, available, measurable, reportable and verifiable;
d) Methods of determining decrease in GHGs of the GHG emissions measures shall be formulated according to guidelines on the methods of GHG emissions mitigation measurement certified by UNFCCC or promulgated by competent authorities;
dd) There must be a plan for monitoring and reporting results of the GHG emissions mitigation measures according to the regulations on measurement, reporting and verification.
2. The ministries prescribed in Clause 1 Article 5 hereof shall formulate and approve GHG emissions mitigation plans of their industries until 2030with phased implementation schedule until 2025 and submit them to the Ministry of Natural Resource and Environment before January 31 from 2023;
3. An industry-level plan for GHG emissions mitigation formulated according to Form No. 01 of Appendix IV issued together with this Decree includes:
a) A GHG inventory result of their industries of the latest year;
b) A BAU scenario and estimated potential GHG emissions decrease ;
c) An objective of GHG emissions mitigation of each year from 2023 to the end of 2025 and from 2026 to the end of 2030 according to the objective of GHG emissions mitigation of the NDC;
d) Chosen Measures for GHG emissions mitigation that are suitable for actual situation, technological situation, available resources, strategic environmental assessments for development strategies of national sectors and fields, national sector plans and technological and specialized plans with great impacts on the environment on the list prescribed by the Government;
dd) Plan for monitoring implementation of the GHG emissions mitigation plan.
4. The facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof shall:
a) Formulate and carry out GHG emissions mitigation measures of the facilities in the period from 2023 to 2025 in a manner that is suitable for manufacture and business conditions of the facilities;
b) Formulate and approve GHG emissions mitigation plans in the period from 2026 to 2030, annually adjust and update (if any) and submit them to the Ministry of Natural Resource and Environment, relevant ministries specified in Clause 2 Article 5 hereof and relevant specialized agencies under the provincial People’s Committees before December 31 from 2025.
5. Internal plans for GHG emissions mitigation shall be formulated according to Form No. 02 of Appendix IV issued together with this Decree.
a) GHG inventory results of facilities of the latest year;
b) Estimated GHG emissions in the planning period without application of technology and measures for GHG emissions mitigation;
c) Objective of GHG emissions mitigation of each year in the period from 2026 to 2030;
d) Chosen measures for GHG emissions mitigation that are suitable for actual situation, technological situation, and available resources of the facilities;
dd) Plan for monitoring implementation of the GHG emissions mitigation plan.
6. Revisions to plan for GHG emissions mitigation
a) The ministries specified in Clause 2 Article 5 hereof shall revise their GHG emissions mitigation plans when there are changes prescribed in Clause 1 of this Article or factors and risks of major negative impact on socio-economic development strategies of sectors and localities and requested adjustment by ministers and heads of ministerial-level agencies; b) The facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof shall revise their GHG emissions mitigation plans when there are changes specified in Point b Clause 1 hereof or at the request of their owners . 7. The People’s Committee of province has responsibility to provide figures for the ministries prescribed in Clause 3 Article 7 of Decree serving formulation of ministerial plans for GHG emissions mitigation prescribed in Clauses 2 and 3hereof, participating in ministerial-level GHG emissions mitigation plans and monitoring the implementation by the facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof under their management.
Article 14. Requirements for verifying units
1. Units verifying GHG emissions mitigation (hereinafter referred to as "verifying units") are organizations with verification capacity recognized by the UNFCCC; or be certified 14065 standard to the ISO on requirements for GHG verification and validation bodies to use in accreditation or other forms of accreditation; or have a certified technician who has completed a course on GHG inventory as required by the United Nations Framework Convention on climate change for the respective sectors.
2. The verifying unit shall carry out verification of GHG emissions mitigation according to the regulations of the Natural Resource and Environment and shall have responsibility for results of GHG emissions mitigation verification.
3. Any unit that wishes to be listed on the official climate change website as a qualified verifying unit shall submit Form No. 03 in Appendix III hereof to the Ministry of Natural Resources and Environment and prove its capacity of GHG mitigation verification.;
Article 15. The responsibility for monitoring GHG emission mitigation
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have responsibility for management, examination supervision of GHG emission mitigation operation; examination and supervision of verification operation of the units prescribed in Clause 1Article 14 of this Decree.
2. The ministries specified in Clause 3 Article 5 of this Decree shall examine and monitor the GHG emission mitigation operation of the facilities subject to GHG inventory under their management
3. The specialized authorities under the relevant provincial People’s Committees shall cooperate with the ministries prescribed in Clause 2 specified in Clause 3 Article 5 of this Decree in inspecting and supervising the GHG emission mitigation operation of the facilities subject to GHG inventory under their management 5 hereof in examining and monitoring GHG emission mitigation of the facilities specified in Clause 1 Article 5 hereof under management.
SECTION 2. ORGANIZATION AND DEVELOPMENT OF DOMESTIC CARBON MARKET
Article 16. Participants in domestic carbon market
1. The facilities prescribed in Clause 1 Article 5 hereof:
2. Organizations participating in domestic and international carbon exchange and offsetting mechanisms according to the law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Other organizations and individuals relevant to investment in and trading of GHG emission quotas, carbon credits on the carbon market.
Article 17. Development roadmap and deployment time of domestic carbon market
1. The period of up to the end of 2027
a) Formulating carbon credit management regulations, GHG emission quota exchange and carbon credits; formulating operation rules of the CTX;
b) Experiment with carbon exchange and offsetting mechanisms in potential sectors and providing guidance on operation of domestic and international carbon exchange and offsetting mechanisms in accordance with law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
c) Establishing and organizing trial operation of the CTX from 2025;
d) Carrying out activities in order to improve capacity and raise awareness about carbon market development.
2. The period from 2028
a) Organizing official operation of the CTX in 2028;
b) Prescribing carbon credit connected and exchange between domestic , regional and global carbon market.
Article 18. Certification of eligible carbon credit, GHG emission quotas exchanged on domestic carbon market
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall certify carbon credits, GHG emission quotas that are traded on the exchange including:
a) Carbon credit amount collected from programs and projects according to the domestic and international carbon exchange and offsetting mechanisms subject to the law and the international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
b) GHG emission quotas allocated as prescribed in Clause 2 Article 12 hereof.
2. Procedures of certification
a) The organization or individual that wish to have certification of traded carbon credits or GHG emission quotas as prescribed in Clause 1 of this Article shall submit an application according to Form No. 01 of Appendix V issued herewith to the Ministry of Natural Resources and Environment through online public service system for certification;
b) Within 15 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall organize verification, issue the certificate and send a notification to the applicant; if the application is rejected, explanation must be provided.
3. The certificate of traded carbon credits or GHG quotas shall be issued according to Form No. 02 of Appendix V issued herewith.
Article 19. Exchange of GHG emission quotas and carbon credits on domestic carbon market
1. The exchange of GHG emission quotas and carbon credit shall be carried out on the CTX and domestic carbon market under regulations.
2. Carbon credits and GHG emission quotas allowed to be traded
a) GHG emission quotas prescribed in Clause 2 Article 12 are allowed to be traded on CTX. 01 GHG emission quota unit equals 01 tonne of CO2 equivalent;
b) Carbon credits collected from programs and projects according to the carbon exchange and offsetting mechanisms are allowed to be offset against GHG emission quotas on the trading floor. 01 carbon credit equals 01 tonne of CO2 equivalent;
3. Auctions, transfer, borrowing, return of GHG emission quotas and use of carbon credits to offset against GHG emissions
a) Facilities may auction to own more GHG emission quotas in addition to the amount of GHG emission quotas allocated in the same commitment period;
b) Facilities may carry forward unused of GHG emission quotas in the previous year to the following years within the same commitment period;
c) Facilities may borrow and use GHG emission quotas allocated to the following year for the previous year within the same commitment period;
d) Facilities may offset carbon credits from projects under the carbon exchange and balancing mechanisms against GHG emissions exceeding the GHG emission quotas allocated in the same commitment period; The amount of carbon credits for offsetting must not exceed 10% of the total GHG emission quota allocated to the facilities;
dd) The allocated GHG emission quotas will be automatically withdrawn by the Ministry of Natural Resources and Environment when a facility stops operating, is dissolved or goes bankrupt;
e) The State encourages facilities to voluntarily return the unused GHG emission quotas for the purpose of contributing to the achievement of the national GHG emission mitigation;
g) At the end of each commitment period, facilities must pay for GHG emissions exceeding the allocated GHG emission quotas after auction, transfer, loan, use of carbon credits for offsetting. Besides of payment, the amount of GHG emissions exceeding the GHG emission quotas allocated will be balanced with the GHG emission quotas allocated in the following commitment period;
h) The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on auctions, transfer, borrowing, return of GHG emission quotas.
Article 20. Registration of programs and projects according to carbon exchange and offsetting mechanisms
1. Entities formulating and implementing programs and projects according to carbon exchange and balancing mechanisms
a) Vietnamese organizations that wish to formulate and execute these programs and projects;
b) Foreign organizations that wish to formulate and execute these programs and projects in Vietnamese territory.
2. Entities specified in Clause 1 of this Article that execute programs and projects according to carbon exchange and offsetting mechanisms of UNFCCC, the international treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory shall submits applications for approval of the programs or projects to the Ministry of Natural Resources and Environment through one of the following media: submitting in person, online or by postal service. An application for approval of the project includes:
a) An application form for approval of the program or project according to Form No. 03 of Appendix V issued herewith;
b) Documents of the program or project formulated according to guidelines of the Ministry of Natural Resources and Environment applicable to the regulations of The UNFCCC, treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) A technical report or a verification report for the program or project of a particular verification authority according to guidelines of the Ministry of Natural Resources and Environment applicable to the regulations of The UNFCCC, treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
d) A copy extracted from the master book or a certified true copy of each license and document relevant to specialized operation of the program or project according to applicable regulations.
3. The programs or projects according to carbon exchange and offsetting mechanisms shall be assessed and approved according to UNFCCC, the international treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
a) Within 05 working days after receiving the application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall decide whether to accept the application if it is valid, or request supplementation of the application if it is not valid. Deadline for supplementation of the application must not exceed 15 working days after a written request for supplementation of the application is issued;
b) Within 30 working days after receiving the valid application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall assess the application for approval of the program or project through collection of opinions of relevant authorities. The enquired authorities shall be responsible for responding in writing within 7 working days after receiving the enquiry form attached with the application;
c) Within 03 working days after the assessment result is available, the Minister of Natural Resources and Environment shall consider and approve the program or project and notify the applicant . If the application is rejected, explanation must be provided.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate regulations on the assessment of programs or projects according to carbon exchange and balancing mechanisms within UNFCCC and appoint climate authorities change to act as standing agencies for assessment.
5. The entities prescribed in Clause 1 of this Article that carry out the program or project according to carbon exchange and balancing mechanisms beyond the scope of UNFCCC, the international treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory on the territory of Vietnam shall:
a) Submit registration information to the Ministry of Natural Resources and Environment according to Form No. 04 of Appendix V issued herewith when they register the programs or projects;
b) Annually provide information about execution of the programs or projects to the Ministry of Natural Resources and Environment according to Form No. 05 of Appendix V issued herewith before December 31 during the period of executing the programs or projects.
Article 21. Responsibility for development of domestic carbon market
1. The Ministry of Finance shall be in charge of formulation and establishment of the CTX and promulgate financial management mechanisms for operation of the carbon market.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the relevant ministers in organizing trial and official operation of the CTX serving management and supervision of the carbon market; specifies activities to connect the domestic CTX and regional and global carbon market; prescribe implementation of carbon credit balancing mechanisms; formulate propaganda documents, carry out activities to improve capacity of carbon market participants.
3. The ministries, ministerial agencies, the provincial People’s Committees shall have responsibilities to cooperate with the Ministry of Resources and Environment and the Ministry of Finance in implementing the regulations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article and activities for the purpose of fostering the development of the carbon market; propagate on the mass media to heighten awareness on the carbon market of the community.
PROTECTION OF OZONE LAYER
Article 22. Controlled ODSs and roadmap for management and phaseout of controlled ODSs
1. Controlled ODSs include:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (hereinafter referred to as "CTC”);
c) Chlorofluorocarbon (hereinafter referred to as "CFC”);
d) Halon;
dd) Hydrobromofluorocarbon (hereinafter referred to as “HBFC”);
c) Hydrochlorofluorocarbon (hereinafter referred to as "HCFC”);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
2. Roadmap for management and phaseout of HCFCs shall be carried out according to the following periods:
a) The period from January 01, 2022 to the end of December 31, 2024: the total national consumption must not exceed 65% of baseline consumption;
b) The period from January 01, 2025 to the end of December 31, 2029: the total national consumption must not exceed 32,5% of baseline consumption;
c) The period from January 01, 2030 to the end of December 31, 2039: the total national annual-average consumption must not exceed 2,5% of baseline consumption;
d) The period from January 01, 2040: HCFCs import and export will be forbidden.
3. The total national consumption of HCFCs is determined on the basis of the amount of HCFCs imported minus (-) the amount of HCFCs exported. The baseline consumption of HCFCs is 221,2 ODP tonnes.
4. Methyl bromide may only be imported for the purpose of sterilization and quarantine of exports.
5. Forbidden acts according to the regulations in Clause 11 Article 6 of the Law on Environmental Protection include:
a) Manufacture, import, export, temporary import, re-export and consumption of Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform and HCFC 141b;
b) Manufacture, import, export, temporary import, re-export and consumption of products and equipment which contain or are manufactured from Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform and HCFC 141b;
c) Manufacture, import and consumption of products and equipment which contain or are manufactured from controlled substances which are forbidden;
d) Manufacture, import and consumption of controlled substances which are banned according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 23. Controlled GHG and roadmap for management and phaseout of controlled GHGs
1. Controlled GHGs is Hydrofluorocarbons (hereinafter referred to as "HFCs”).
2. Roadmap for management and phaseout of HFC is carried out according to the following periods:
a) The period from January 01, 2022 to the end of December 31, 2028: the total national consumption must not exceed the baseline consumption; the total national production must not exceed the baseline production;
b) The period from January 01, 2029 to the end of December 31, 2034: the total national consumption must not exceed 90% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 90% of the baseline production;
c) The period from January 01, 2035 to the end of December 31, 2039: the total national consumption must not exceed 70% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 70% of the baseline production;
d) The period from January 01, 2040 to the end of December 31, 2044: the total national consumption must not exceed 50% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 50% of the baseline production;
dd) The period from January 01, 2045: the total national consumption must not exceed 20% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 20% of the baseline production.
3. The total national consumption of HFCs
a) The total national production of HFCs is determined on the basis of the amount of HFCs manufactured minus (-) the amount of HFCs destroyed, expressed as CO2 equivalent;
b) The total national import of HFCs is determined on the basis of the amount of HFCs imported minus (-) the amount of HFCs exported, expressed as CO2 equivalent;
c) The total national consumption of HFCs is determined on the basis of the total national production of HFCs plus (+) the total national import of HFCs prescribed in Points a and b of this Clause.
4. The baseline production and consumption of HFCs
a) The baseline consumption of HFCs is determined on the basis of the average consumption of HFCs expressed as CO2 equivalent of the years 2020, 2021 and 2022 plus (+) 65% of the baseline consumption of HCFCs specified in Clause 3 Article 22 of this Decree expressed as CO2 equivalent;
b) The baseline manufacture of HFCs is determined on the basis of the average production of HFCs expressed as CO2 equivalent of the years 2020, 2021 and 2022.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall publish the production and consumption amount of HFCs of Vietnam before December 31, 2023; periodically publish the total national consumption specified in Clause 2 of this Article.
Article 24. Registering and reporting use of controlled substances
1. The following entities shall register manufacture, export and import; manufacture, import and ownership of equipment and products which contain or are manufactured from the controlled substances; collection, reuse, recycling and disposal of the controlled substances (hereinafter referred to as “organizations using controlled substances”), including:
a) Organizations that manufacture controlled substances ;
b) Organizations that export or import controlled substances;
c) Organizations that manufacture or import equipment and products which contain or are manufactured from the controlled substances;
d) Organizations possessing equipment containing controlled substances: air conditioners with a nominal cooling capacity greater than 26.5 kW (90,000 BTU/h) and with a total nominal cooling capacity greater than 586 kW (2,000,000 BTU/h); industrial refrigeration equipment with electric power greater than 40 kW;
dd) Organizations providing controlled substance collection, reuse, recycling and disposal services.
2. The entity prescribed in Clause 1 of this Article shall submit 01 registration application for use of the controlled substances (hereinafter referred to as “registration application”) to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31, 2022 in person, online or by portal service. If the application is sent by post, the time of receipt of the application is determined based on the outgoing postmark.
3. A registration application includes:
a) An application form for registration of use of the controlled substances according to Form No. 01 of Appendix VI issued herewith: 01 original copy;
b) A written proof of the legal status of the registration organization according to the law: 01 true copy certified and sealed as a true copy of the original of the applicant.
4. Within 03 working days after receiving the applicant, the Ministry of Natural Resources and Environment shall notify the applicant of the acceptance of the valid application or request supplementation the application. Deadline for supplementation of the registration application must not exceed 05 working days after the request is issued;
5. Within 10 working days after receiving the valid registration application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall process the registration application and publish the information about the completed registration the controlled substances on the website of the climate change authority.
6. The entities prescribed in Clause 1 of this Article shall send report on use of the controlled substances to the Ministry of Natural Resources and Environment in person, online or by portal service before January 15 of each year according to the regulations in Form No. 02 of Appendix VI issued herewith. If the report is sent by post, the time of receipt of the application is determined based on the outgoing postmark.
7. The entities prescribed in Clause 1 of this Article that are established after December 31, 2022 shall submit the registration application to the Ministry of Natural Resources and Environment and report the use of the controlled substances according to the regulations in this Article.
Article 25. Requirements of allocation, adjustment and increase of controlled substance manufacture/import quotas
1. Manufacture/import quotas are applied to the controlled substances prescribed in Point e Clause 1 Article 22 and Clause 1 Article 23 hereof.
2. The quota allocated each year to the organizations must not exceed the total national consumption of the controlled substances.
3. The annual allocation of controlled substance manufacture/import quota to an organization is determined according to the quota management requirement, demands and average consumption of the organization in the last 3 years. The total allocated quota must not exceed 80% of the quota prescribed in Clause 2 hereof.
4. The allocation of remaining quotas is carried out according to the priority orders as follow:
a) Organizations that use controlled substances with low global warming potential have and wish to have their quota increased. The low global warming potential is determined according to the national plan on management and phaseout of controlled substances of Vietnam;
b) Organizations that register after December 31, 2022;
c) Organizations that have been allocated quotas and wish to have their quotas increased.
5. Organizations allocated quotas may only use quotas in the year in which they are allocated.
6. The allocation of controlled substance manufacture/import quotas to organizations which register after December 31, 2022 is determined on the basis of assessment of quota using demand registration application, company’s capacity dossier and balance of the total remaining national quota.
7. Organizations using GHGs with low global warming potential may request increase in manufacture/import quota according to rating based on consumption rates expressed as CO2 equivalent of the organizations in the last 3 years.
8. Quotas shall be adjusted or increased at the request of the requesting organization and according to the organization's use of allocated the quotas and the remaining national quota.
9. Organizations which import controlled substances according to the allocated quotas and then export them may request increase in import quota that do not exceed the export amount.
Article 26. Procedures of allocation, adjustment, supplementation and cancelation of allocation of controlled substance manufacture/import quotas
1. Organizations carrying out manufacture/import of the controlled substances prescribed in Points a and b Clause 1 Article 24 hereof may request allocation of manufacture/import quota for the controlled substances.
2. According to the regulations in Articles 24 and 25 hereof, within 30 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consider allocation of manufacture/import quotas to the organizations according to the regulations in Form No. 03A of Appendix VI issued herewith by the following activities:
a) Reviewing and assessing registration information and reporting using status of controlled substances of organizations;
b) Comparing the total national consumption with goals and requirements of management of the controlled substances;
c) Organizing site inspection in order to verify registration information, assess documents about manufacture capacity and technology if necessary;
d) Asking for opinions in writing of the Ministry of Industry and Trade on quota allocation plan. The Ministry of Industry and Trade shall provide opinions within 10 working days after receiving the enquiry form.
3. The organization that wishes to have manufacture/import quotas of the controlled substances adjusted or increase shall submit a request application according to Form No. 04 of Appendix issued herewith to the Ministry of Natural Resources and Environment in person, online medium or by portal service before July 10 every year. Quota shall be adjusted or increased in order of quota allocation. The Ministry of Natural Resources and Environment shall consider and decide adjustment or increase of manufacture/import quotas within 30 working days according to Form No. 03B of Appendix VI issued herewith.
4. The climate change authority shall notify allocation, adjustment and increase of controlled substance manufacture/import quotas to the applying organization within 03 working days according to Form No. 05B of Appendix VI issued herewith.
5. The decisions on allocation, adjustment or increase of import quotas shall provide the basis for import/export control of the Ministry of Finance. An import organization shall submit the following documents to the customs authorities after carrying out import procedures:
a) An notification of allocation, adjustment or increase of controlled substance manufacture/import quotas issued by the climate change authority: 01 original;
b) Other documents according to the law on customs.
The monitoring of quota deduction shall be implemented through the National Single Window Portal once it is connected.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cancel allocation of controlled substance manufacture/import quotas according to Form No. 06 of Appendix VI issued herewith in the following cases:
a) Information in the report prescribed in Point b Clause 1 of this Article is incorrect;
b) The decision on allocation, adjustment or increase of controlled substance manufacture/import quotas is illegally used or transferred;
c) Other violations according to the law.
The climate change authority shall notify cancelation of controlled substance manufacture/import quota allocation to the relevant authorities and organizations within 03 working days from the date of the decision on cancelation of the quota allocation.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall appoint the a climate change authority to review, assess and monitor registration, report and other activities for allocation, adjustment and cancelation of controlled substance manufacture/import quotas.
8. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the relevant state management authorities in connecting the National Single Window Portal system with online public service systems under their management for quota allocation and import/export management of the controlled substances on the systems before June 30, 2022.
Article 27. National plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs
1. The national plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs shall be applicable to the national agreements on ozone layer protection to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; conditions of management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs in Vietnam.
2. Major contents of the national Plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs include:
a) Assessment of the current use, management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs effects are controlled; estimate of changing trends; goals, roadmap, targets of the plan;
b) Elimination and sum of the controlled ODSs and GHGs under periods and sectors that they are used;
c) Measures for management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs; solutions for cooperation and share of information;
d) Responsibilities of organizations, individuals and relevant units in implementing the plan.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with ministries, ministerial agencies, Governmental agencies in formulating and submitting the national Plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs to the Prime Minister before December 31, 2023.
Article 28. Collection, reuse, recycling and disposal of the controlled substances.
1. Organization manufacturing, importing equipment/products which contain or are manufactured from controlled substances; own equipment which contain controlled substances prescribed in Points c and d Clause 1 Article 24 hereof shall collect, reuse, recycle and dispose of the controlled substances according to the following principles:
a) Controlled substances must be collected as soon as they are no longer used in the equipment/products from January 01, 2024;
b) It is recommended to recycle or reuse the controlled substances after collecting them;
c) The controlled substances must be destroyed according to the law on management of harmful wastes in case they are not recycled or reused;
d) Report annually the use of the controlled substances according to the regulations in Clause 6 Article 24 hereof.
2. Collection, transport and storage of controlled substances shall be carried out as follows:
a) The controlled substances that are produced during the process of installing, fixing and maintaining of separate products and equipment shall be collected, transported and stored according to this Decree;
c) In case the controlled substances may be recycled or reused after being collected, the recycling and reuse shall be carried out according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) The transport, storage and destruction shall be carried out according to the law on management of harmful wastes in case recycling or reuse is not possible.
3. Collection, transport and storage of the controlled substances must meet the following requirements:
a) There are necessary equipments for collection of the controlled substances including collecting machines, containers, vacuum pump, batching scale, leak test equipment, pressure gauge and safety tools;
b) There are technicians satisfying the regulations in Clause 4 Article;
c) There are procedures for safe collection, transport and storage according to the Ministry of Natural Resources and Requirement.
4. The technicians who install, operate, maintain, prepare the equipment containing the controlled substances must have suitable diplomas and certificates or certificates of completing training courses on collection and disposal of the controlled substances under the programs developed by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in cooperation with the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating.
5. Individuals who no longer use the products/equipment which contain or are manufactured from the controlled substances they own have the responsibility to transfer them to pre-determined locations according to the regulations without changing shapes of them, or transfer them to facilities specialized in collection, transport and disposal under the regulations.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and promulgate the national technical regulations on collection, transfer, store, recycling, reuse and settlement of the controlled substances before October 31, 2023.
Article 29. Responsibility for management of the controlled substances
1. The Ministry of Natural Resources and Environment is the national focal agency which is in charge of implementation of the Vienna Convention and the Montreal Protocol, takes responsibility for state management on the controlled substances to the Government. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in:
a) Management of controlled substances according to the international treaty on ozone layer protection in which Vietnam is a signatory; allocation, adjustment and increase of manufacture/import quotas of HCFCs and HFCs under periods and years;
b) Formulating and proposing the national Plan on management and phaseout of the controlled substances to the Prime Minister for promulgation; proposing promulgation of and revisions to lists and guidelines on use of controlled substances and regulating conditions of manufacture and use of the controlled substances according to the commitment of implementing the international treaty on ozone layer protection in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) Publishing and amending lists of banned imports/exports; lists of conditional imports/exports attached with goods codes under their management on the basis of the consensus with the Ministry of Industry and Trade on the goods lists and the with the Ministry of Finance on the goods codes;
d) Formulating and operating the online public service system on registration, reporting, allocation and management of manufacture/import quotas of controlled substances; connecting with the Vietnam National Single Window on management of the controlled substances;
dd) Performing national duties for the Montreal Protocol; cooperating with the focal agency of other nations in carrying out measures of compliance with the Montreal Protocol of Vietnam;
e) Inspecting, examining and supervising registration, reporting and use of quotas; managing collection, reuse, recycling and settlement of the controlled substances;
g) Organizing implementation of assigned contents according to the Law on Environmental Protection, this Decree and other missions relevant to management of the controlled substances.
2. The Ministry of Industry and Trade shall have responsibility to cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in allocating, adjusting and increasing manufacture/import quotas for controlled substances; give their opinions about the lists of forbidden imports/exports (according to the conditions) under their management.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with The Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and ministerial agencies in:
a) Management, issue of licenses for import/export of Methyl bromide for the purposes prescribed in Clause 4 Article 22 hereof;
b) Connecting the Vietnam National Single Window with the online public service system on management of Methyl bromide of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Providing, sharing information and figures about controlled substances under management and submitting them to the national focal agency for preparation of the national report on implementation of the Montreal Protocol in Vietnam before January 30 each year according to Form No. 07 of Appendix VI issued herewith and when the national focal agency requests.
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and central authorities in:
a) Cooperating in management and control of import/export of controlled substances on the Vietnam National Single Window;
b) Providing, sharing customs information and data about the import/export of substances and goods containing the controlled substances under management and submitting them to the national focal agency for preparation of the national report on implementation of the Montreal Protocol in Vietnam before January 30 each year according to Form No. 08 of Appendix VI issued herewith and when the national focal agency requests.
5. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in:
a) Formulating and implementing programs of training, retraining, issue of certificates, confirmations for entities working in the sectors relevant to the controlled substances before December 31, 2022;
b) Integrating contents relevant to controlled substances in the regulations on the minimum amount of knowledge and capacity requirements that learners can achieve after graduating from the intermediate or college level for the professions in related sectors;
c) Promulgating the national technical regulations on occupational safety for refrigeration and air conditioning systems before December 31, 2023.
6. The Ministry of Public Security, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Defense, ministries and central authorities, the provincial People’s Committees under their management shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in preventing and discovering violations on management, control and minimization and phaseout of the controlled substances.
7. The Department of Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with relevant ministries and central authorities in:
a) Supervising the phaseout process and regulations on collection, recycling, reuse or destruction of the controlled substances of organizations in their provinces;
b) Providing information and data relevant to organizations using controlled substances in the areas of their management at the request of the state competent authorities;
c) Handling under competence or reporting violations on management and phaseout of the controlled substances to the competent authorities according to this Decree and the relevant law.
MEASURES FOR PROMOTION OF GHG EMISSION MITIGATION AND OZONE LAYER PROTECTION
Article 30. Formulation and implementation of cooperation mechanisms and methods
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, which is the focal agency implementing international Conventions and treaties on GHG emission mitigation and ozone layer protection, shall take charge of negotiation on formulating, implementing and providing information about implementation status of cooperative mechanisms and methods according to the national treaties on GHG emission mitigation and ozone layer protection in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Ministries, ministerial agencies, socio-political organizations, the provincial People’s Committees shall formulate and implement bilateral/multilateral cooperation programs/projects on GHG emission mitigation and ozone layer protection.
Article 31. Research and development
1. Research and development, and transfer of technology for the purpose of GHG emission mitigation and ozone layer protection shall be carried out according to the law on Science and technology.
2. The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries and central authorities shall carry out research and development, and transfer of technology for GHG emission mitigation and ozone layer protection in order to achieve the national and industrial objectives in each period.
Article 32. Improvement of capacity and raise of awareness
1. Ministries, ministerial agencies, the provincial People’s Committees shall disseminate information on mass media, promote international cooperation to improve capacity and awareness of the community and mobilize citizens to take part in the GHG emission mitigation and ozone layer protection.
2. Measures to improve capacity and raise awareness include:
a) Improve capacity of officials for GHG emission mitigation and ozone layer protection;
b) Training and developing specialized officials in charge of GHG inventory; measuring, reporting and verifying GHG emission mitigation of facilities, sectors and localities; setting, operating, maintaining and fixing equipments containing the controlled substances by technicians;
c) Universalizing contents of GHG emission mitigation and ozone layer protection by education system at all levels and mass media;
d) Include GHG emission mitigation and ozone layer protection activities in activities of scientific and technical associations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations and other organizations;
dd) Organizing showrooms for products and technologies and organizing invention contests on GHG emission mitigation and ozone layer protection.
Article 33. Promotion of ghg emission mitigation and ozone layer protection
1. GHG emission mitigation and GHG destruction may apply the cooperation, exchange and balancing carbon credit mechanisms according to Article 20 hereof.
2. Organizations and individuals studying application, transfer and development of technology for GHG emission mitigation and ozone layer protection and use of climate-friendly alternatives shall be eligible for incentives according to the law on science and technology.
3. Organizations and individuals changing technology to GHG emission mitigation and ozone layer protection and providing the controlled substance collection and settlement services shall be favored according to Article 141 of the Law on Environmental Protection and relevant documents.
IMPLEMENTATION CLAUSES
1. This Decree comes into force from January 07, 2022.
2. Organizations that are allocated quotas to import HCFCs before the effective date of this Decree; organizations that have registered for import quotas for HCFCs in 2022 are not required to carry out registration procedures prescribed in Clause 1 Article 24 of this Decree.
Article 35. Responsibility for implementation
1. The Minister of the Ministry of Natural Resources and Environment are responsible for guidance, examination and implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF. GOVERNMENT |