Chương III Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Bảo vệ tầng ô-dôn
Số hiệu: | 06/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 07/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2022 |
Ngày công báo: | 23/01/2022 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Theo đó, các phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
- Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
- Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
- Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như sau:
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ:
Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 07/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.
4. Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
5. Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
b) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
c) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2028: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2034: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 90% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 90% mức sản xuất cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2035 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 70% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 70% mức sản xuất cơ sở;
d) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2044: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 50% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 50% mức sản xuất cơ sở;
đ) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2045: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 20% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 20% mức sản xuất cơ sở.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC
a) Tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC được sản xuất trừ (-) lượng các chất HFC được tiêu hủy, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
b) Tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HFC được xuất khẩu, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
c) Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC cộng (+) tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
4. Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất HFC
a) Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này tính theo lượng CO2 tương đương;
b) Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; định kỳ công bố tổng lượng tiêu thụ quốc gia theo từng giai đoạn quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Đối tượng phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát (sau đây gọi chung là tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát), bao gồm:
a) Tổ chức có hoạt động sản xuất chất được kiểm soát;
b) Tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chất được kiểm soát;
c) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát;
d) Tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW;
đ) Tổ chức thực hiện dịch vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo một trong các hình thức: nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
a) Đơn đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát theo Mẫu số 01 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức đăng ký theo quy định pháp luật: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức đăng ký.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đánh giá hồ sơ đăng ký và công bố thông tin về tổ chức đã hoàn thành đăng ký sử dụng chất được kiểm soát trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
6. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát về Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính trước ngày 15 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp báo cáo được gửi qua đường bưu điện, thời gian tiếp nhận hồ sơ được xác định căn cứ trên dấu bưu điện đi.
7. Đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thành lập, hoạt động sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo quy định tại Điều này.
1. Hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu áp dụng cho các chất được kiểm soát quy định tại điểm e khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Nghị định này.
2. Hạn ngạch được phân bổ cho các tổ chức từng năm, không vượt quá tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất được kiểm soát.
3. Việc phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát cho tổ chức hằng năm được xác định theo yêu cầu quản lý hạn ngạch, nhu cầu sử dụng và lượng sử dụng trung bình của tổ chức trong 03 năm gần nhất. Tổng lượng hạn ngạch phân bổ không vượt quá 80% lượng hạn ngạch quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc phân bổ lượng hạn ngạch còn lại được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Tổ chức sử dụng chất được kiểm soát có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp có nhu cầu bổ sung hạn ngạch. Giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp được xác định căn cứ theo Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát của Việt Nam;
b) Tổ chức đăng ký sau ngày 31 tháng 12 năm 2022;
c) Tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch có nhu cầu bổ sung hạn ngạch.
5. Các tổ chức được phân bổ hạn ngạch chỉ được sử dụng hạn ngạch trong năm được phân bổ.
6. Việc phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát cho tổ chức đăng ký sau ngày 31 tháng 12 năm 2022 được xác định trên cơ sở đánh giá hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng hạn ngạch, hồ sơ năng lực của công ty và cân đối trên tổng hạn ngạch quốc gia còn lại.
7. Các tổ chức sử dụng các chất gây hiệu ứng nhà kính có giá trị nóng lên toàn cầu thấp, được xem xét, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu căn cứ theo xếp hạng dựa trên tỷ lệ lượng tiêu thụ quy đổi theo lượng CO2 tương đương của tổ chức trong 03 năm gần nhất.
8. Việc điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch được thực hiện theo đề nghị của tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch, tình hình sử dụng hạn ngạch của các tổ chức đã được phân bổ hạn ngạch và cân đối trên tổng hạn ngạch quốc gia còn lại.
9. Tổ chức nhập khẩu các chất được kiểm soát theo hạn ngạch được phân bổ nhưng sau đó xuất khẩu được xem xét bổ sung hạn ngạch nhập khẩu không vượt quá lượng đã xuất khẩu.
1. Tổ chức có hoạt động sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định này được xem xét phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
2. Căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu cho tổ chức theo quy định tại Mẫu số 03A của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này thông qua các hoạt động sau:
a) Rà soát, đánh giá thông tin đăng ký và báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát của tổ chức;
b) Đối chiếu tổng lượng tiêu thụ quốc gia và mục tiêu, yêu cầu quản lý về các chất được kiểm soát;
c) Tổ chức kiểm tra thực tế nhằm xác minh thông tin đăng ký, đánh giá hồ sơ năng lực, kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong trường hợp cần thiết;
d) Lấy ý kiến Bộ Công Thương bằng văn bản về dự kiến phân bổ hạn ngạch. Thời gian tham gia ý kiến của Bộ Công Thương là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Tổ chức có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát gửi đơn đề nghị theo Mẫu số 04 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi theo dịch vụ bưu chính để được xem xét, điều chỉnh, bổ sung trước ngày 10 tháng 7 hằng năm. Việc điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch được thực hiện theo trình tự phân bổ hạn ngạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu trong thời hạn 30 ngày làm việc theo quy định tại Mẫu số 03B của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu thông báo việc phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát tới tổ chức đăng ký theo Mẫu số 05A và Mẫu số 05B của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu là cơ sở để Bộ Tài chính kiểm soát hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan các giấy tờ sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu:
a) Thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm soát của cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu: 01 bản chính;
b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải quan.
Khi hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia được kết nối, việc theo dõi trừ lùi theo hạn ngạch được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát theo Mẫu số 06 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này trong các trường hợp sau:
a) Cung cấp sai thông tin trong báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Chuyển nhượng hoặc sử dụng trái phép quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát;
c) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định hủy phân bổ hạn ngạch, cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu thông báo cho cơ quan có liên quan và tổ chức về việc hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định cơ quan quản lý chuyên ngành về biến đổi khí hậu thực hiện rà soát, đánh giá, tổng hợp về việc đăng ký, báo cáo và các hoạt động khác để phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện kết nối hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thống dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý để thực hiện phân bổ hạn ngạch và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát trên hệ thống trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phải phù hợp với các cam kết quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với điều kiện thực hiện quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát ở Việt Nam.
2. Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; dự báo xu hướng thay đổi; mục tiêu, lộ trình, chỉ tiêu của kế hoạch;
b) Loại và tổng lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo giai đoạn và theo lĩnh vực sử dụng;
c) Biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin;
d) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bên liên quan trong tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
1. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định này thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát theo nguyên tắc sau:
a) Bắt buộc thực hiện thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
b) Khuyến khích thực hiện tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát sau khi thu gom;
c) Trường hợp không thực hiện tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát, tổ chức phải xử lý để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại;
d) Thực hiện báo cáo việc sử dụng các chất được kiểm soát hằng năm theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định này.
2. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ các chất được kiểm soát được thực hiện như sau:
a) Các chất được kiểm soát phát sinh trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng từ các sản phẩm, thiết bị riêng lẻ được thu gom, vận chuyển, lưu giữ theo quy định của Nghị định này;
b) Đối với trường hợp các chất được kiểm soát sau khi được thu gom có thể tái chế, tái sử dụng thì thực hiện tái chế, tái sử dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Đối với trường hợp không thể tái chế, tái sử dụng thì việc vận chuyển, lưu giữ, tiêu hủy thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
3. Việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có các thiết bị tối thiểu cho hoạt động thu gom các chất được kiểm soát bao gồm máy thu hồi, bình chứa thu hồi, bơm chân không, cân định lượng, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất và các dụng cụ an toàn;
b) Có kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu tại khoản 4 Điều này;
c) Có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; hoặc được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về thu gom và xử lý các chất được kiểm soát theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
5. Cá nhân sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát khi không còn sử dụng có trách nhiệm vận chuyển đến điểm thu gom được thiết lập theo quy định mà không làm thay đổi hình dạng thiết bị, sản phẩm hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 10 năm 2023.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Viên và Nghị định thư Montreal, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về các chất được kiểm soát. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
a) Thực hiện quản lý các chất được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà Việt Nam là thành viên; phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất HCFC, HFC theo giai đoạn và hằng năm;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát; trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục, hướng dẫn sử dụng các chất được kiểm soát và quy định về điều kiện sản xuất, sử dụng các chất được kiểm soát theo cam kết thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Công bố, sửa đổi, bổ sung danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện kèm theo mã số hàng hóa thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số hàng hóa;
d) Xây dựng và vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến về đăng ký, báo cáo, phân bổ và quản lý hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia về quản lý các chất được kiểm soát;
đ) Tổ chức việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia đối với Nghị định thư Montreal; phối hợp với cơ quan đầu mối của các quốc gia khác trong việc thực hiện các biện pháp tuân thủ Nghị định thư Montreal của Việt Nam;
e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng ký, báo cáo, sử dụng hạn ngạch; quản lý việc thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát;
g) Tổ chức thực hiện các nội dung được giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý chất được kiểm soát.
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch nhập khẩu, sản xuất đối với các chất được kiểm soát; có ý kiến về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu theo điều kiện trong phạm vi quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan:
a) Thực hiện việc quản lý, cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu chất Methyl bromide cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định này;
b) Kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thống dịch vụ công trực tuyến về quản lý chất Methyl bromide của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu các chất được kiểm soát thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo Mẫu số 07 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và khi có đề nghị của cơ quan đầu mối quốc gia.
4. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan:
a) Phối hợp quản lý, kiểm soát xuất nhập khẩu các chất được kiểm soát trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu hải quan về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các chất và hàng hóa có chứa các chất được kiểm soát thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan đầu mối quốc gia để tổng hợp, xây dựng báo cáo quốc gia về việc thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 hằng năm theo Mẫu số 08 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và khi có đề nghị của cơ quan đầu mối quốc gia.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ, chứng nhận cho đối tượng làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến các chất được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2022;
b) Lồng ghép nội dung liên quan đến các chất được kiểm soát trong quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực có liên quan;
c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh và điều hòa không khí trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
6. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quản lý phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng ngừa và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất được kiểm soát.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan:
a) Giám sát việc thực hiện loại trừ và các quy định về thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất được kiểm soát của các tổ chức trên địa bàn quản lý;
b) Cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến các tổ chức sử dụng các chất được kiểm soát trên địa bàn quản lý theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm quy định về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
PROTECTION OF OZONE LAYER
Article 22. Controlled ODSs and roadmap for management and phaseout of controlled ODSs
1. Controlled ODSs include:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (hereinafter referred to as "CTC”);
c) Chlorofluorocarbon (hereinafter referred to as "CFC”);
d) Halon;
dd) Hydrobromofluorocarbon (hereinafter referred to as “HBFC”);
c) Hydrochlorofluorocarbon (hereinafter referred to as "HCFC”);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
2. Roadmap for management and phaseout of HCFCs shall be carried out according to the following periods:
a) The period from January 01, 2022 to the end of December 31, 2024: the total national consumption must not exceed 65% of baseline consumption;
b) The period from January 01, 2025 to the end of December 31, 2029: the total national consumption must not exceed 32,5% of baseline consumption;
c) The period from January 01, 2030 to the end of December 31, 2039: the total national annual-average consumption must not exceed 2,5% of baseline consumption;
d) The period from January 01, 2040: HCFCs import and export will be forbidden.
3. The total national consumption of HCFCs is determined on the basis of the amount of HCFCs imported minus (-) the amount of HCFCs exported. The baseline consumption of HCFCs is 221,2 ODP tonnes.
4. Methyl bromide may only be imported for the purpose of sterilization and quarantine of exports.
5. Forbidden acts according to the regulations in Clause 11 Article 6 of the Law on Environmental Protection include:
a) Manufacture, import, export, temporary import, re-export and consumption of Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform and HCFC 141b;
b) Manufacture, import, export, temporary import, re-export and consumption of products and equipment which contain or are manufactured from Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform and HCFC 141b;
c) Manufacture, import and consumption of products and equipment which contain or are manufactured from controlled substances which are forbidden;
d) Manufacture, import and consumption of controlled substances which are banned according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 23. Controlled GHG and roadmap for management and phaseout of controlled GHGs
1. Controlled GHGs is Hydrofluorocarbons (hereinafter referred to as "HFCs”).
2. Roadmap for management and phaseout of HFC is carried out according to the following periods:
a) The period from January 01, 2022 to the end of December 31, 2028: the total national consumption must not exceed the baseline consumption; the total national production must not exceed the baseline production;
b) The period from January 01, 2029 to the end of December 31, 2034: the total national consumption must not exceed 90% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 90% of the baseline production;
c) The period from January 01, 2035 to the end of December 31, 2039: the total national consumption must not exceed 70% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 70% of the baseline production;
d) The period from January 01, 2040 to the end of December 31, 2044: the total national consumption must not exceed 50% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 50% of the baseline production;
dd) The period from January 01, 2045: the total national consumption must not exceed 20% of the baseline consumption; the total national production must not exceed 20% of the baseline production.
3. The total national consumption of HFCs
a) The total national production of HFCs is determined on the basis of the amount of HFCs manufactured minus (-) the amount of HFCs destroyed, expressed as CO2 equivalent;
b) The total national import of HFCs is determined on the basis of the amount of HFCs imported minus (-) the amount of HFCs exported, expressed as CO2 equivalent;
c) The total national consumption of HFCs is determined on the basis of the total national production of HFCs plus (+) the total national import of HFCs prescribed in Points a and b of this Clause.
4. The baseline production and consumption of HFCs
a) The baseline consumption of HFCs is determined on the basis of the average consumption of HFCs expressed as CO2 equivalent of the years 2020, 2021 and 2022 plus (+) 65% of the baseline consumption of HCFCs specified in Clause 3 Article 22 of this Decree expressed as CO2 equivalent;
b) The baseline manufacture of HFCs is determined on the basis of the average production of HFCs expressed as CO2 equivalent of the years 2020, 2021 and 2022.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall publish the production and consumption amount of HFCs of Vietnam before December 31, 2023; periodically publish the total national consumption specified in Clause 2 of this Article.
Article 24. Registering and reporting use of controlled substances
1. The following entities shall register manufacture, export and import; manufacture, import and ownership of equipment and products which contain or are manufactured from the controlled substances; collection, reuse, recycling and disposal of the controlled substances (hereinafter referred to as “organizations using controlled substances”), including:
a) Organizations that manufacture controlled substances ;
b) Organizations that export or import controlled substances;
c) Organizations that manufacture or import equipment and products which contain or are manufactured from the controlled substances;
d) Organizations possessing equipment containing controlled substances: air conditioners with a nominal cooling capacity greater than 26.5 kW (90,000 BTU/h) and with a total nominal cooling capacity greater than 586 kW (2,000,000 BTU/h); industrial refrigeration equipment with electric power greater than 40 kW;
dd) Organizations providing controlled substance collection, reuse, recycling and disposal services.
2. The entity prescribed in Clause 1 of this Article shall submit 01 registration application for use of the controlled substances (hereinafter referred to as “registration application”) to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31, 2022 in person, online or by portal service. If the application is sent by post, the time of receipt of the application is determined based on the outgoing postmark.
3. A registration application includes:
a) An application form for registration of use of the controlled substances according to Form No. 01 of Appendix VI issued herewith: 01 original copy;
b) A written proof of the legal status of the registration organization according to the law: 01 true copy certified and sealed as a true copy of the original of the applicant.
4. Within 03 working days after receiving the applicant, the Ministry of Natural Resources and Environment shall notify the applicant of the acceptance of the valid application or request supplementation the application. Deadline for supplementation of the registration application must not exceed 05 working days after the request is issued;
5. Within 10 working days after receiving the valid registration application, the Ministry of Natural Resources and Environment shall process the registration application and publish the information about the completed registration the controlled substances on the website of the climate change authority.
6. The entities prescribed in Clause 1 of this Article shall send report on use of the controlled substances to the Ministry of Natural Resources and Environment in person, online or by portal service before January 15 of each year according to the regulations in Form No. 02 of Appendix VI issued herewith. If the report is sent by post, the time of receipt of the application is determined based on the outgoing postmark.
7. The entities prescribed in Clause 1 of this Article that are established after December 31, 2022 shall submit the registration application to the Ministry of Natural Resources and Environment and report the use of the controlled substances according to the regulations in this Article.
Article 25. Requirements of allocation, adjustment and increase of controlled substance manufacture/import quotas
1. Manufacture/import quotas are applied to the controlled substances prescribed in Point e Clause 1 Article 22 and Clause 1 Article 23 hereof.
2. The quota allocated each year to the organizations must not exceed the total national consumption of the controlled substances.
3. The annual allocation of controlled substance manufacture/import quota to an organization is determined according to the quota management requirement, demands and average consumption of the organization in the last 3 years. The total allocated quota must not exceed 80% of the quota prescribed in Clause 2 hereof.
4. The allocation of remaining quotas is carried out according to the priority orders as follow:
a) Organizations that use controlled substances with low global warming potential have and wish to have their quota increased. The low global warming potential is determined according to the national plan on management and phaseout of controlled substances of Vietnam;
b) Organizations that register after December 31, 2022;
c) Organizations that have been allocated quotas and wish to have their quotas increased.
5. Organizations allocated quotas may only use quotas in the year in which they are allocated.
6. The allocation of controlled substance manufacture/import quotas to organizations which register after December 31, 2022 is determined on the basis of assessment of quota using demand registration application, company’s capacity dossier and balance of the total remaining national quota.
7. Organizations using GHGs with low global warming potential may request increase in manufacture/import quota according to rating based on consumption rates expressed as CO2 equivalent of the organizations in the last 3 years.
8. Quotas shall be adjusted or increased at the request of the requesting organization and according to the organization's use of allocated the quotas and the remaining national quota.
9. Organizations which import controlled substances according to the allocated quotas and then export them may request increase in import quota that do not exceed the export amount.
Article 26. Procedures of allocation, adjustment, supplementation and cancelation of allocation of controlled substance manufacture/import quotas
1. Organizations carrying out manufacture/import of the controlled substances prescribed in Points a and b Clause 1 Article 24 hereof may request allocation of manufacture/import quota for the controlled substances.
2. According to the regulations in Articles 24 and 25 hereof, within 30 working days, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consider allocation of manufacture/import quotas to the organizations according to the regulations in Form No. 03A of Appendix VI issued herewith by the following activities:
a) Reviewing and assessing registration information and reporting using status of controlled substances of organizations;
b) Comparing the total national consumption with goals and requirements of management of the controlled substances;
c) Organizing site inspection in order to verify registration information, assess documents about manufacture capacity and technology if necessary;
d) Asking for opinions in writing of the Ministry of Industry and Trade on quota allocation plan. The Ministry of Industry and Trade shall provide opinions within 10 working days after receiving the enquiry form.
3. The organization that wishes to have manufacture/import quotas of the controlled substances adjusted or increase shall submit a request application according to Form No. 04 of Appendix issued herewith to the Ministry of Natural Resources and Environment in person, online medium or by portal service before July 10 every year. Quota shall be adjusted or increased in order of quota allocation. The Ministry of Natural Resources and Environment shall consider and decide adjustment or increase of manufacture/import quotas within 30 working days according to Form No. 03B of Appendix VI issued herewith.
4. The climate change authority shall notify allocation, adjustment and increase of controlled substance manufacture/import quotas to the applying organization within 03 working days according to Form No. 05B of Appendix VI issued herewith.
5. The decisions on allocation, adjustment or increase of import quotas shall provide the basis for import/export control of the Ministry of Finance. An import organization shall submit the following documents to the customs authorities after carrying out import procedures:
a) An notification of allocation, adjustment or increase of controlled substance manufacture/import quotas issued by the climate change authority: 01 original;
b) Other documents according to the law on customs.
The monitoring of quota deduction shall be implemented through the National Single Window Portal once it is connected.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cancel allocation of controlled substance manufacture/import quotas according to Form No. 06 of Appendix VI issued herewith in the following cases:
a) Information in the report prescribed in Point b Clause 1 of this Article is incorrect;
b) The decision on allocation, adjustment or increase of controlled substance manufacture/import quotas is illegally used or transferred;
c) Other violations according to the law.
The climate change authority shall notify cancelation of controlled substance manufacture/import quota allocation to the relevant authorities and organizations within 03 working days from the date of the decision on cancelation of the quota allocation.
7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall appoint the a climate change authority to review, assess and monitor registration, report and other activities for allocation, adjustment and cancelation of controlled substance manufacture/import quotas.
8. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with the relevant state management authorities in connecting the National Single Window Portal system with online public service systems under their management for quota allocation and import/export management of the controlled substances on the systems before June 30, 2022.
Article 27. National plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs
1. The national plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs shall be applicable to the national agreements on ozone layer protection to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; conditions of management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs in Vietnam.
2. Major contents of the national Plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs include:
a) Assessment of the current use, management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs effects are controlled; estimate of changing trends; goals, roadmap, targets of the plan;
b) Elimination and sum of the controlled ODSs and GHGs under periods and sectors that they are used;
c) Measures for management and phaseout of the controlled ODSs and GHGs; solutions for cooperation and share of information;
d) Responsibilities of organizations, individuals and relevant units in implementing the plan.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with ministries, ministerial agencies, Governmental agencies in formulating and submitting the national Plan on management and phaseout of controlled ODSs and GHGs to the Prime Minister before December 31, 2023.
Article 28. Collection, reuse, recycling and disposal of the controlled substances.
1. Organization manufacturing, importing equipment/products which contain or are manufactured from controlled substances; own equipment which contain controlled substances prescribed in Points c and d Clause 1 Article 24 hereof shall collect, reuse, recycle and dispose of the controlled substances according to the following principles:
a) Controlled substances must be collected as soon as they are no longer used in the equipment/products from January 01, 2024;
b) It is recommended to recycle or reuse the controlled substances after collecting them;
c) The controlled substances must be destroyed according to the law on management of harmful wastes in case they are not recycled or reused;
d) Report annually the use of the controlled substances according to the regulations in Clause 6 Article 24 hereof.
2. Collection, transport and storage of controlled substances shall be carried out as follows:
a) The controlled substances that are produced during the process of installing, fixing and maintaining of separate products and equipment shall be collected, transported and stored according to this Decree;
c) In case the controlled substances may be recycled or reused after being collected, the recycling and reuse shall be carried out according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) The transport, storage and destruction shall be carried out according to the law on management of harmful wastes in case recycling or reuse is not possible.
3. Collection, transport and storage of the controlled substances must meet the following requirements:
a) There are necessary equipments for collection of the controlled substances including collecting machines, containers, vacuum pump, batching scale, leak test equipment, pressure gauge and safety tools;
b) There are technicians satisfying the regulations in Clause 4 Article;
c) There are procedures for safe collection, transport and storage according to the Ministry of Natural Resources and Requirement.
4. The technicians who install, operate, maintain, prepare the equipment containing the controlled substances must have suitable diplomas and certificates or certificates of completing training courses on collection and disposal of the controlled substances under the programs developed by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in cooperation with the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating.
5. Individuals who no longer use the products/equipment which contain or are manufactured from the controlled substances they own have the responsibility to transfer them to pre-determined locations according to the regulations without changing shapes of them, or transfer them to facilities specialized in collection, transport and disposal under the regulations.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and promulgate the national technical regulations on collection, transfer, store, recycling, reuse and settlement of the controlled substances before October 31, 2023.
Article 29. Responsibility for management of the controlled substances
1. The Ministry of Natural Resources and Environment is the national focal agency which is in charge of implementation of the Vienna Convention and the Montreal Protocol, takes responsibility for state management on the controlled substances to the Government. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in:
a) Management of controlled substances according to the international treaty on ozone layer protection in which Vietnam is a signatory; allocation, adjustment and increase of manufacture/import quotas of HCFCs and HFCs under periods and years;
b) Formulating and proposing the national Plan on management and phaseout of the controlled substances to the Prime Minister for promulgation; proposing promulgation of and revisions to lists and guidelines on use of controlled substances and regulating conditions of manufacture and use of the controlled substances according to the commitment of implementing the international treaty on ozone layer protection in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) Publishing and amending lists of banned imports/exports; lists of conditional imports/exports attached with goods codes under their management on the basis of the consensus with the Ministry of Industry and Trade on the goods lists and the with the Ministry of Finance on the goods codes;
d) Formulating and operating the online public service system on registration, reporting, allocation and management of manufacture/import quotas of controlled substances; connecting with the Vietnam National Single Window on management of the controlled substances;
dd) Performing national duties for the Montreal Protocol; cooperating with the focal agency of other nations in carrying out measures of compliance with the Montreal Protocol of Vietnam;
e) Inspecting, examining and supervising registration, reporting and use of quotas; managing collection, reuse, recycling and settlement of the controlled substances;
g) Organizing implementation of assigned contents according to the Law on Environmental Protection, this Decree and other missions relevant to management of the controlled substances.
2. The Ministry of Industry and Trade shall have responsibility to cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in allocating, adjusting and increasing manufacture/import quotas for controlled substances; give their opinions about the lists of forbidden imports/exports (according to the conditions) under their management.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with The Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and ministerial agencies in:
a) Management, issue of licenses for import/export of Methyl bromide for the purposes prescribed in Clause 4 Article 22 hereof;
b) Connecting the Vietnam National Single Window with the online public service system on management of Methyl bromide of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Providing, sharing information and figures about controlled substances under management and submitting them to the national focal agency for preparation of the national report on implementation of the Montreal Protocol in Vietnam before January 30 each year according to Form No. 07 of Appendix VI issued herewith and when the national focal agency requests.
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, relevant ministries and central authorities in:
a) Cooperating in management and control of import/export of controlled substances on the Vietnam National Single Window;
b) Providing, sharing customs information and data about the import/export of substances and goods containing the controlled substances under management and submitting them to the national focal agency for preparation of the national report on implementation of the Montreal Protocol in Vietnam before January 30 each year according to Form No. 08 of Appendix VI issued herewith and when the national focal agency requests.
5. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in:
a) Formulating and implementing programs of training, retraining, issue of certificates, confirmations for entities working in the sectors relevant to the controlled substances before December 31, 2022;
b) Integrating contents relevant to controlled substances in the regulations on the minimum amount of knowledge and capacity requirements that learners can achieve after graduating from the intermediate or college level for the professions in related sectors;
c) Promulgating the national technical regulations on occupational safety for refrigeration and air conditioning systems before December 31, 2023.
6. The Ministry of Public Security, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Defense, ministries and central authorities, the provincial People’s Committees under their management shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in preventing and discovering violations on management, control and minimization and phaseout of the controlled substances.
7. The Department of Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with relevant ministries and central authorities in:
a) Supervising the phaseout process and regulations on collection, recycling, reuse or destruction of the controlled substances of organizations in their provinces;
b) Providing information and data relevant to organizations using controlled substances in the areas of their management at the request of the state competent authorities;
c) Handling under competence or reporting violations on management and phaseout of the controlled substances to the competent authorities according to this Decree and the relevant law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực