Chương XVII Luật tố tụng hành chính 2010: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Số hiệu: | 64/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 04/04/2011 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Điều 249. Quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính có thể bị khiếu nại
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành, nếu có kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.
Điều 250. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 251. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 252. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 253. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Điều 254. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án và Chánh án Toà án
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án phải được gửi cho người khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 255. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với người giám định
Khiếu nại về hành vi trong tố tụng hành chính của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lý người giám định giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Điều 256. Người có quyền tố cáo
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Điều 257. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Điều 258. Quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo các có quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 259. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 260. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Chương này và các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo không trái với quy định của Chương này.
Điều 261. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 262. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Toà án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành, nếu có kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án Toà án do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án phải được gửi cho người khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp.
Khiếu nại về hành vi trong tố tụng hành chính của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lý người giám định giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người đứng đầu cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết.
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo các có quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Chương này và các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo không trái với quy định của Chương này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Toà án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Chapter XVII
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 249. Decisions and acts in administrative procedures which may be complained about
1. Individuals, agencies and organizations may complain about decisions or acts of administrative procedure-conducting agencies or persons in administrative procedures when they have grounds to believe that such decisions or acts are illegal or infringing upon their rights and legitimate interests.
2. If being appealed or protested against, complained about or petitioned, first-instance, appellate, cassation or reopening judgments or rulings of courts or other procedural decisions issued by administrative procedure-conducting persons shall not be settled according to the provisions of this Chapter but shall be settled according to the provisions of corresponding chapters of this Law.
Article 250. Rights and obligations of complainant
1. The complainant has the following rights:
a/ To lodge a complaint by himself/herself or through a representative;
b/ To lodge a complaint at any stage of settlement of the case;
c/ To withdraw a complaint at any stage of settlement of the case;
d/ To receive a written reply on the acceptance of his/her complaint for settlement; to receive the complaint settlement decision;
e/ To have his/her rights or legitimate interests restored; to receive damages in accordance with law.
2. The complainant has the following obligations:
a/ To lodge a complaint with a person who is competent to settle it;
b/ To give truthful statements, provide information and documents to the person settling the complaint; to take responsibility before law for the contents of their statements and provided information and documents;
c/ To strictly abide by the complaint settlement decision which has taken legal effect.
Article 251. Rights and obligations of complained person
1. The complained person has the following rights:
a/ To produce evidence of the legality of his/ her decision or act in administrative procedures which is complained about;
b/ To receive the complaint settlement decision concerning his/her decision or act in administrative procedures.
2. The complained person has the following obligations:
a/ To explain his/her decision or act in administrative procedures being complained about; provide relevant information or documents when so requested by competent agencies, organizations or persons;
b/ To strictly abide by the complaint settlement decision which has taken legal effect;
c/ To compensate for damage or reimburse or remedy the consequences caused by his/her illegal decisions or acts in administrative procedures as required by law.
Article 252. Statute of limitations for lodging a complaint
The statute of limitations for lodging a complaint is 15 days counting from the date the complainant receives or knows about the procedural decision or act which he/she considers illegal.
In case the complainant cannot exercise his/ her right to lodge a complaint within the time limit stated in this Article because of a force majeure event or an objective obstacle, the duration in which the force majeure event or objective obstacle exists shall not be counted into the statute of limitations for complaint.
Article 253. Competence and time limit for settlement of complaints against procurators, deputy directors or directors of procuracies
Complaints about procedural decisions or acts of procurators or deputy directors of procuracies shall be settled by the directors of such procuracies within 15 days after receiving the complaints. If disagreeing with the settlement results, the complainants may lodge their complaints with the immediate superior procuracies. Within 15 days after receiving the complaints, the directors of the immediate superior procuracies shall consider and settle them.
Complaints about procedural decisions or acts of the directors of procuracies shall be settled by the directors of the immediate superior procuracies within 15 days after receiving the complaints.
Article 254. Competence and time limit for settlement of complaints against court clerks, people's jurors, judges, vice presidents or presidents of courts
Complaints about procedural decisions or acts of court clerks, people's jurors, judges, or vice presidents of courts shall be settled by the courts' presidents within 15 days after receiving the complaints; if disagreeing with the settlement results, the complainants may lodge their complaints with the immediate superior courts. Within 15 days after receiving the complaints, the presidents of the immediate superior courts shall consider and settle them.
Complaints about procedural decisions or acts of presidents of courts shall be settled by the presidents of the immediate superior courts within 15 days after receiving the complaints.
Complaint settlement decisions of presidents of courts must be sent to complainants and same-level procuracies.
Article 255. Competence and time limit for settlement of complaints against experts
Complaints about acts of experts in administrative procedures shall be settled by the heads of the expert-examination organizations which directly manage the experts within 15 days after receiving the complaints; if disagreeing with the settlement results, the complainants may lodge complaint with the heads of the immediate superior agencies managing the expert-examination organizations. Within 15 days after receiving the complaints, the heads of the immediate superior agencies shall consider and settle them.
Article 256. Persons with the right to denounce
Citizens may denounce to competent agencies, organizations or persons illegal acts of procedure-conducting agences or persons which cause or threaten to cause damage to the State's interests or rights and legitimate interests of citizens, agencies or organizations.
Article 257. Rights and obligations of denouncer
1. The denouncer has the following rights:
a/ To file his/her in writing or personally present the denunciation to a competent agency, organization or individual;
b/ To request his/her full name, address and autograph be kept secret;
c/ To request the result of settlement of his/ her denunciation be informed to him/her;
d/ To request competent agencies, organizations or persons to protect him/her from intimidation, repression or revenge.
2. The denouncer has the following obligations:
a/ To honestly present the content of his/her denunciation;
b/ To clearly state his/her full name and address;
c/ To take responsibility before law for untruthful denunciation.
Article 258. Rights and obligations of denounced person
1. The denounced person has the following rights:
a/ To be notified of the denunciation content;
b /To produce evidence that the denunciation content is untrue;
c/ To have his/her rights and legitimate interests that have been infringed upon restored; to have his/her honor restored; and to receive compensation for the damage caused by the untrue denunciation;
d/ To request competent agencies, organizations or persons to handle persons who gave untruthful denunciations.
2. The denounced person has the following obligations:
a/ To explain his/her denounced act; to provide relevant information and documents when so requested by competent agencies, organizations or persons;
b/ To strictly abide by the handling decision of the competent agency, organization or person;
c/ To pay damages, reimburse or remedy consequences caused by his/her illegal administrative procedural acts as required by law.
Article 259. Competence and time limit for settlement of denunciations
1. Denunciations of illegal acts of a person competent to conduct procedures of a certain competent agency shall be settled by the head of such agency.
In case the denounced person is the president, a vice president or a court or the director or a deputy director of a procuracy, the president of the immediate superior court or the director of the immediate superior procuracy shall settle the case.
The time limit for settlement of a denunciation is 60 days after accepting the denunciation; for complicated cases, this time limit may be longer but must not exceed 90 days.
2. Denunciations of illegal acts which show criminal signs shall be settled according to the provisions of the Criminal Procedure Code.
Article 260. Procedures for complaint and denunciation settlement
The procedures for settlement of complaints and denunciations comply with the provisions of this Chapter and other legal provisions on complaints and denunciations which are not contrary to the provisions of this Chapter.
Article 261. Responsibilities of persons competent to settle complaints or denunciations
1. Competent agencies, organizations or persons shall, within the scope of their tasks and powers, receive and promptly and lawfully settle complaints or denunciations; to strictly handle violators: apply necessary measures to prevent possible damage; to ensure strict execution of settlement decisions and take responsibility before law for their decisions.
2. Those who are competent to settle complaints or denunciations but fail to settle them, show irresponsibility in settling them or settle them illegally shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations according to law.
Article 262. Supervision of law observation in the settlement of complaints and denunciations in administrative procedures
The procuracies shall supervise law-observance in the settlement of complaints and denunciations in administrative procedures in accordance with law. The procuracies may request or recommend the courts of the same and lower levels, responsible agencies, organizations and persons to ensure that the settlement of complaints and denunciations is grounded and lawful.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực