Chương XIV Luật tố tụng hành chính 2010: Thủ tục tái thẩm
Số hiệu: | 64/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 04/04/2011 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TỤC TÁI THẨM
Điều 232. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
Điều 233. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Toà án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Điều 234. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị bằng văn bản với người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 235 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 235 của Luật này.
Điều 235. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Điều 236. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 233 của Luật này.
Điều 237. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định.
3. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Điều 238. Áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm
Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong Luật này.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Toà án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
1. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị bằng văn bản với người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 235 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 235 của Luật này.
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 233 của Luật này.
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định.
3. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong Luật này.
Chapter XIV
REOPENING PROCEDURES
Article 232. Nature of reopening
Reopening means the review of a legally effective judgment or ruling which is protested against due to the appearance of newly discovered details which may substantially change the content of the judgment or ruling and which were unknown to the court and the involved parties when the court rendered such judgment or ruling.
Article 233. Grounds for protest according to reopening procedures
A legally effective judgment or ruling shall be protested against according to reopening procedures when there is one of the following grounds:
1. Important details of the case are newly discovered, which the court and involved parties could not know in the course of settlement of the case;
2. There are grounds to prove that the conclusions of the expert and translations of interpreter were untruthful or evidence is forged;
3. The judge, people's jurors or procurator intentionally distorted the case file or deliberately made unlawful conclusions;
4. The judgment or ruling of a court or decision of a state agency on which the court based itself to settle the case has been canceled.
Article 234. Notice and verification of newly discovered details
1. The involved parties or other individuals, agencies or organizations may, when discovering new details of the case, may send a written request to a person having the right to protest defined in Article 235 of this Law for considering making a protest according to reopening procedures.
2. If discovering new details of a case, the procuracy or the court shall notify them in writing to the persons having the right to protest defined in Article 235 of this Law.
Article 235. Persons having the right to protest according to reopening procedures
1. The President of the Supreme People's Court and the Director of the Supreme People's Procurac.y have the right to protest according to reopening procedures against legally effective judgments or rulings of courts of all levels, except decisions of the Judges' Council of the Supreme People's Court.
2. The president of a provincial-level court and the director of a provincial-level procuracy have the right to protest against legally effective judgments or rulings of district-level courts.
3. The person who has protested against a legally effective judgment or ruling may suspend the execution of such judgment or ruling until a reopening decision is made.
Article 236. Time limit for protest according to reopening procedures
The time limit for protest according to reopening procedures is one year counting from the date a person having the right to protest becomes aware of a ground for protest according to reopening procedures specified in Article 233 of this Law.
Article 237. Jurisdiction of reopening panel
1. To reject the protest and uphold the legally effective judgment or ruling;
2. To cancel the legally effective judgment or ruling for retrial according to first-in stance procedures provided by this Law.
3. To cancel the judgment or ruling of the court which has tried the cases and terminate the settlement of the case.
Article 238. Application of provisions on reopening procedures
Other provisions on reopening procedures are as the same as relevant provisions on cassation procedures in this Law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực