Chương XIII Luật tố tụng hành chính 2010: Thủ tục giám đốc thẩm
Số hiệu: | 64/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 04/04/2011 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Điều 209. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Điều 210. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
2. Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Điều 211. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này.
3. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Điều 212. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
Điều 213. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn hoãn không quá 03 tháng.
Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án, quyết định hành chính thì người có quyền kháng nghị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Điều 214. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
4. Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
7. Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
8. Tên của Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó;
9. Đề nghị của người kháng nghị.
Điều 215. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này nhưng đã hết thời hạn kháng nghị mà người có quyền kháng nghị mới phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có quyền kháng nghị không phụ thuộc vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 216. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Toà án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Điều 217. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 215 của Luật này.
2. Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị.
Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và được gửi theo quy định tại Điều 216 của Luật này. Việc rút kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà và Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Điều 218. Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án cấp tỉnh là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
2. Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
3. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
Điều 219. Thẩm quyền giám đốc thẩm
1. Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị.
2. Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị.
3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Điều 220. Những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm
1. Phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 221. Thời hạn mở phiên toà giám đốc thẩm
Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án.
Điều 222. Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm
Chánh án Toà án, Chánh toà Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên toà. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Toà án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà giám đốc thẩm.
Điều 223. Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm
1. Sau khi Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị.
2. Trường hợp Toà án có triệu tập những người tham gia tố tụng thì người được triệu tập trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
4. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
Điều 224. Phạm vi giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Điều 225. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.
4. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Điều 226. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.
Điều 227. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;
2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Điều 228. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án
Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án, nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật này. Toà án cấp giám đốc thẩm giao lại hồ sơ vụ án cho Toà án đã xét xử sơ thẩm để trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, nếu có yêu cầu.
Điều 229. Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên toà;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của Chủ toạ phiên toà và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Toà án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Điều 230. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.
Điều 231. Gửi quyết định giám đốc thẩm
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Đương sự;
2. Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, bị hủy;
3. Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát thi hành án;
4. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền;
5. Cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
2. Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này.
3. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
1. Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn hoãn không quá 03 tháng.
Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án, quyết định hành chính thì người có quyền kháng nghị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị;
2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
4. Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
7. Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
8. Tên của Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó;
9. Đề nghị của người kháng nghị.
1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này nhưng đã hết thời hạn kháng nghị mà người có quyền kháng nghị mới phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có quyền kháng nghị không phụ thuộc vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Toà án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 215 của Luật này.
2. Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị.
Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và được gửi theo quy định tại Điều 216 của Luật này. Việc rút kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà và Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
1. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án cấp tỉnh là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
2. Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
3. Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
1. Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị.
2. Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị.
3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.
4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
1. Phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Khi xét thấy cần thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án.
Chánh án Toà án, Chánh toà Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên toà. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Toà án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà giám đốc thẩm.
1. Sau khi Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị.
2. Trường hợp Toà án có triệu tập những người tham gia tố tụng thì người được triệu tập trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
4. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
1. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại.
4. Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;
2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án, nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật này. Toà án cấp giám đốc thẩm giao lại hồ sơ vụ án cho Toà án đã xét xử sơ thẩm để trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, nếu có yêu cầu.
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên toà;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của Chủ toạ phiên toà và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Toà án, Kiểm sát viên tham gia phiên toà;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Luật tố tụng hành chính mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Đương sự;
2. Toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, bị hủy;
3. Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát thi hành án;
4. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền;
5. Cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
Chapter XIII
CASSATION PROCEDURES
Article 209. Nature of cassation
Cassation means the review of a legally effective court judgment or ruling which is protested against as a serious law violation in the settlement of (he case is detected.
Article 210. Grounds for protest according to cassation procedures
A legally effective court judgment or ruling may be protested against according to cassation procedures when there is any of the following grounds:
1. There is a serious violation in proceedings;
2. The judgment's ruling or the ruling is incompatible with the objective details of the case;
3. There is a serious error in the application of law.
Article 211. Detection of legally effective judgments or rulings which need to be reviewed according to cassation procedures
1. Within 1 year from the date a court judgment or ruling takes legal effect, if detecting a law violation in such judgment or ruling, the involved parties may make a written request to a person competent to protest as defined in Article 212 of this Law to consider making a protest according to cassation procedures.
2. In case a court, a procuracy, an individual or another agency or organization detects a law violation in a legally effective court judgment or ruling, it/he/she shall notify such violation in writing to a person competent to protest as defined in Article 212 of this Law.
3. The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall guide procedures for receiving and processing written requests for protest according to cassation procedures.
Article 212. Persons with the right to protest according to cassation procedures
1. The President of the Supreme People's Court and the Director of the Supreme People's Procuracy have the right to protest according to cassation procedures against legally effective judgments or rulings of the courts of all levels, except decisions of the Judges' Council of the Supreme People's Court.
2. The presidents of provincial-level courts and the directors of provincial-level procuracies have the right to protest according to cassation procedures against legally effective judgments or rulings of district-level courts.
Article 213. Postponement or suspension of execution of legally effective judgments or rulings.
1. Persons who have the right to protest against legally effective court judgments or rulings may postpone the execution of judgments or rulings in order to consider making a protest according to cassation procedures. The postponement duration must not exceed 3 months.
For a civil ruling in an administrative judgment or ruling, a person have the right to protest may request the civil judgment enforcement agency to postpone the enforcement in accordance with the civil judgment enforcement law.
2. A person who has made a protest according to cassation procedures against a legally effective judgment or ruling may decide to suspend the execution of such judgment or ruling until the cassation decision is issued.
Article 214. Decision to protest according to cassation procedures
A decision to protest according to cassation procedures must contain the following principal details:
1. Serial number and date of the protest decision;
2. Position of the protest decision issuer;
3. Serial number and date of the legally effective judgment or ruling protested against;
4. Rulings of the legally effective judgment or ruling protested against;
5. Comments and analysis of the violations or errors of the legally effective judgment or ruling protested against;
6. Legal grounds for making the protest decision;
7. Decision to protest part or the whole of the legally effective judgment or ruling;
8. Name of the court that is competent to conduct cassation review of the case;
9. Proposals of the protesting person.
Article 215. Time limit for protest according to cassation procedures
1. Persons having the right to protest according to cassation procedures may only make their protests within 2 years after the date the court judgment or ruling takes legal effect, except the case specified in Clause 2 of this Article.
2. In case the involved party has made a written request for protest according to cassation procedures within the time limit specified in Clause 1, Article 211 of this Law but the person having the right to protest only detects a serious law violation in the legally effective court judgment or ruling after the time limit for protest expires, the time limit for making protests according to cassation procedures applicable to persons having such right will not depend on that specified in Clause 1 of this Article.
3. The time limit for protesting civil rulings in a court judgment or ruling complies with the civil procedure law.
Article 216. Sending of decisions to protest according to cassation procedures
1. A decision to protest according to cassation procedures must be immediately sent to the court that has issued the legally effective judgment or ruling protested against, the involved parties, the competent civil judgment enforcement agency and persons with rights and obligations related to the protested contents.
2. In case the President of the Supreme People's Court or the president of a provincial- level court protests, the protest decision and the case file must be immediately sent to the same-level procuracy. The procuracy shall study the case file within 15 days after the date of receiving it; upon the expiration of such time limit, the procuracy shall transfer the case file to the court competent to review the case according to cassation procedures.
3. In case the Director of the Supreme People's Procuracy or the director of a provincial-level procuracy protests, the protest decision must be immediately sent to the court competent to review the case according to cassation procedures.
Article 217. Modification, supplementation, withdrawal of protests
1. The person who has protested according to cassation procedures may modify or supplement the protest decision if the protest time limit specified in Article 215 of this Law has not yet expired.
2. Before the opening of or during a court hearing, the person who has protested may withdraw his/her protest. The withdrawal of the protest prior to the opening of a court hearing must be recorded in a document for sending under Article 216 of this Law. The withdrawal of the protest during a court hearing shall be recorded in the hearing's minutes and the cassation panel shall issue a decision to terminate the cassation trial.
Article 218. Composition of cassation panel
1. The cassation panel of a provincial-level court is the judges' committee of the provincial-level court; at least two-thirds of the total members shall participate in reviewing a legally effective judgment or ruling according to cassation procedures; the president of the provincial-level court shall preside over the cassation hearing.
2. The cassation panel of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court consists of three judges of the Supreme People's Court; all three judges shall participate in reviewing a legally effective judgment or ruling according to cassation procedures; the president of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court shall assign a judge to preside over the cassation hearing.
3. The cassation panel of the Supreme People's Court is the Judges' Council of the Supreme People's Court; at least two-thirds of the total members shall participate in reviewing a legally effective judgment or ruling according to cassation procedures; the President of the Supreme People's Court shall preside over the cassation hearing.
Article 219. Cassation jurisdiction
1. The judges' committee of the provincial-level court shall review according to cassation procedures cases in which legally effective judgments and rulings of district-level courts are protested against.
2. The Administrative Tribunal of the Supreme People's Court shall review according to cassation procedures cases in which legally effective judgments or rulings of provincial-level courts are protested against.
3. The Judges' Council of the Supreme People's Court shall review according to cassation procedures legally effective judgments and rulings of appellate courts or the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court which are protested against.
4. When the legally effective judgments or rulings on a single administrative case which fall under the jurisdiction of the courts of different levels are protested against, the competent superior court shall review the whole case according to cassation procedures.
Article 220. Participants in cassation hearings
1. A cassation hearing must be participated by the same-level procuracy.
2. When seeing it necessary, the court may summon persons who have participated in procedures and other persons related to the protest to participate in cassation hearings.
Article 221. Time limit for opening cassation hearings
Within 2 months after the date of receiving the protest and case file, the court competent to review the case according to cassation procedures shall open a hearing to review the case according to cassation procedures.
Article 222. Preparations for cassation hearings
The president of a court or the President of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court shall assign a judge to prepare a written presentation on the case at the court hearing. The presentation must summarize the case content and the judgments and rulings of the courts of different levels, and the content of the protest. The presentation document must be sent to members of the cassation panel at least 7 working days before the opening of the cassation hearing.
Article 223. Proceedings at cassation hearings
1. After the presiding judge opens the hearing, a member of the cassation panel shall present the content of the case; the case settlement process; rulings of the legally effective court judgment or ruling protested against, grounds for and reasoning in the protest and proposals of the protesting person.
2. In case procedure participants arc summoned by the court, these persons may present their opinions on the protest decision.
The representative of the procuracy expresses the procuracy's opinions on the protest decision.
3. Members of the cassation panel shall discuss and express their opinions on the settlement of the case. The representative of the procuracy shall present the procuracy's opinions on the settlement of the case.
4. The cassation panel shall vote on the settlement of the case.
The cassation decision of the judges' committee of the provincial-level people's court or the cassation panel of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court must be voted for by more than half of the total number of its members.
The judges' committee of the provincial-level court, the cassation panel of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court or the Judges' Council of the Supreme People's Court shall vote in' the order of voting for and then against the protest and other opinions', if no issue is voted for by more than half of the total number of members of the judges' committee of the provincial-level court, the cassation panel of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court or the Judges' Council of the Supreme People's Court, the court hearing shall be postponed. Within 30 days after the date of issuing the decision to postpone the court hearing, the judges committee of the provincial-level court, the cassation panel of the Administrative Tribunal of the Supreme People's Court or the Judges' Council of the Supreme People's Court shall retry the case with the participation of all members.
Article 224. Scope of cassation
1. The cassation panel shall only review parts of the legally effective judgment or ruling protested against or related to the review of the protested contents.
2. The cassation panel may review parts of the legally effective judgment or ruling which is neither protested nor related to the review of the protested against contents, if these parts infringe upon the interests of the State, or the interests of a third party other than the involved parties in the case.
Article 225. Jurisdiction of cassation panel
1. To reject the protest and uphold the legally effective judgment or ruling.
2. To cancel the legally effective judgment or ruling protested against and uphold the lawful judgment or ruling of a subordinate court which has been cancelled or amended;
3. To cancel the legally effective judgment or ruling protested against for retrial according to first-instance or appellate procedures;
4. To cancel the judgment or ruling of the court which has tried the case and terminate the settlement thereof.
Article 226. Cancellation of legally effective judgments or rulings which are protested against and upholding of lawful judgments or rulings of subordinate courts which have been cancelled or amended.
The cassation panel shall issue a decision to cancel the legally effective judgment or ruling protested against and uphold the judgment or ruling of a subordinate court which conducted the trial lawfully which is cancelled or partially or wholly amended by the legally effective judgment or ruling protested against.
Article 227. Cancellation of legally effective judgments or rulings which are protested against for re-trial according to first-instance or appellate procedures
The cassation panel shall issue a decision to cancel the legally effective judgment or ruling protested against for retrial according to first-instance or appellate procedures in the following cases:
1. The collection of evidence and proving have been carried out inadequately or in contravention of the provisions of Chapter VI of this Law;
2. The conclusions in the judgment or ruling do not conform to the objective details of the case or mere is a serious error in the application of law;
3. The composition of the first-instance or appellate trial panel fails to comply with the provisions of this Law or there is another serious violation of procedural law.
Article 228. Cancellation of judgments or rulings of courts which have settled the cases and termination of the settlement of the cases
The cassation panel shall issue a decision to cancel the judgment or ruling of the court which has settled the case and terminate the settlement of the case if, in the course of first-instance or appellate trial, there arises a case specified in Clause 1, Article 120 of this Law. The cassation court shall deliver the case file back to the court which has conducted the first-instance trial for returning the lawsuit petition together with enclosed documents and evidence to the plaintiff, if so requested.
Article 229. Cassation decision
1. The cassation panel shall issue a cassation decision in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A cassation decision must contain the following details:
a/ Date and venue of the court hearing;
b/ Full names of members of the cassation panel. In case the cassation panel is the judges' committee of the provincial-level people's court or the Judges' Council of the Supreme People's Court, the full name and position of the presiding judge and the number of members participating in the hearing shall be specified;
c/ Full names of the court clerk and the procurator participating in the court hearing;
d/ Name of the case brought to cassation trial by the panel;
e/ Full names and addresses of the involved parties in the case;
f/ Summary of the content of the case, rulings of the legally effective judgment or ruling protested against;
g/ Protest decision; reason for making the protest;
h/ Reasoning of the cassation panel, including an analysis of the grounds for accepting or rejecting the protest;
i/ Points, clauses and articles of the Civil Procedure Code which the cassation panel refers to in making its decision;
j/ Decision of the cassation panel.
Article 230. Effect of cassation decision
A cassation decision takes legal effect on the date of its issuance by the cassation panel.
Article 231. Sending of cassation decision
Within 30 working days counting from the date of issuance of a cassation decision, the cassation panel shall send it to:
1. The involved parties;
2. The court which has rendered the legally effective judgment or ruling protested against;
3. The same-level procuracy and the procuracy competent to supervise judgment execution;
4. The competent civil judgment enforcement agency;
5. The immediate superior agency of the defendant.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực