Chương I Luật tố tụng hành chính 2010: Những quy định chung
Số hiệu: | 64/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 04/04/2011 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
Điều 2. Hiệu lực của Luật tố tụng hành chính
1. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
3. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì nội dung vụ án hành chính có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.
5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
7. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
9. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Điều 4. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hành chính
Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.
Điều 5. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.
Điều 6. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.
Điều 8. Cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định.
Điều 9. Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Điều 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính
1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.
3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Điều 11. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Điều 12. Đối thoại trong tố tụng hành chính
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.
Điều 13. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
Việc xét xử vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 14. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
4. Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 16. Toà án xét xử tập thể
Toà án xét xử tập thể vụ án hành chính và quyết định theo đa số.
Điều 17. Xét xử công khai
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 18. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng hành chính
Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do chính đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 19. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Luật này.
Điều 20. Giám đốc việc xét xử
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 21. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
Bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Điều 22. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trường hợp này, phải có người phiên dịch.
Điều 23. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Điều 24. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án
1. Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập và các giấy tờ khác của Toà án liên quan đến người tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp không thể chuyển giao trực tiếp hoặc việc chuyển qua bưu điện không có kết quả thì Toà án phải chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc để chuyển giao cho người tham gia tố tụng hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc phải thông báo kết quả chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Toà án biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án; đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn này là 10 ngày làm việc.
Điều 25. Việc tham gia tố tụng hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ án hành chính tại Toà án kịp thời, đúng pháp luật.
Điều 26. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.
Điều 27. Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
Các vấn đề về án phí, lệ phí và chi phí tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
1. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng hành chính trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với hoạt động tố tụng hành chính do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.
3. Luật tố tụng hành chính được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế thuộc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì nội dung vụ án hành chính có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó.
5. Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
7. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
8. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
9. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Mọi hoạt động tố tụng hành chính của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo các quy định của Luật này.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.
3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án.
Việc xét xử vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
4. Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Toà án xét xử tập thể vụ án hành chính và quyết định theo đa số.
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do chính đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Luật này.
Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử của Toà án cấp dưới, Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án các cấp để bảo đảm việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.
Bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trường hợp này, phải có người phiên dịch.
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
1. Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điện bản án, quyết định, giấy triệu tập và các giấy tờ khác của Toà án liên quan đến người tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp không thể chuyển giao trực tiếp hoặc việc chuyển qua bưu điện không có kết quả thì Toà án phải chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc để chuyển giao cho người tham gia tố tụng hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng hành chính làm việc phải thông báo kết quả chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho Toà án biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án; đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn này là 10 ngày làm việc.
Điều 25. Việc tham gia tố tụng hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hành chính theo quy định của Luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ án hành chính tại Toà án kịp thời, đúng pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết.
Các vấn đề về án phí, lệ phí và chi phí tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for fundamental principles in administrative procedures; tasks, powers and responsibilities of procedure-conducting agencies and persons; rights and obligations of procedure participants and related individuals, agencies, organizations; order and procedures for instituting lawsuits, settling administrative cases, enforcing administrative judgments and settling complaints and denunciations in administrative procedures.
Article 2. Effect of the Law on Administrative Procedures
1. The Law on Administrative Procedures applies to all administrative procedural activities conducted in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The Law on Administrative Procedures applies to administrative procedural activities conducted by overseas diplomatic missions of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The Law on Administrative Procedures applies to the settlement of administrative cases involving foreign elements. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides, such treaty will prevail.
4. Administrative cases involving foreign individuals, agencies and organizations and international organizations eligible for diplomatic or consular privileges and immunities under Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party shall be handled through diplomatic channels.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Administrative decision means a document issued by a state administrative agency, another agency or organization or a competent person in this agency or organization, deciding on a specific matter in administrative management activities, and applicable once to one or a number of specific subjects.
2. Administrative act means an act taken by a state administrative agency, another agency or organization or a competent person in this agency or organization to perform or not to perform its/his/her task or official duty under law.
3. Disciplinary decision on dismissal means a document presented in the form of decision of the head of an agency or organization to apply the disciplinary form of dismissal to a civil servant under his/her management.
4. Internal administrative decisions and acts of an agency or organization means decisions and acts taken to manage, direct and administer the performance of the functions and tasks within this agency or organization.
5. Involved parties include the plaintiff, defendant and persons with related interests and obligations.
6. Plaintiff means an individual, agency or organization that institutes an administrative lawsuit over an administrative decision or act, a disciplinary decision on dismissal, a decision on settlement of a complaint about a decision on handling of a competition case, or over the making of a voter list.
7. Defendant means an individual, agency or organization that has made an administrative decision, taken an administrative act or issued a disciplinary decision on dismissal, a decision on settlement of a complaint about a decision on handling of a competition case or made a voter list over which a lawsuit is instituted.
8. Person with related interests and obligations means an individual, agency or organization that, though being neither the plaintiff nor the defendant, has his/her/its interests and obligations related to the settlement of an administrative case and, therefore, participates at his/her/its own initiative or at the request of another involved party approved by the court or on summoned by the court to participate in procedures in the capacity as a person with related interests and obligations.
9. Agencies and organizations include state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units and people's armed forces units.
Article 4. Assurance of socialist legality in administrative procedures
All administrative procedural activities of procedure-conducting persons, procedure participants, and related individuals, agencies and organizations must comply with this Law.
Article 5. Right to request the court to protect rights and legitimate interests
Individuals, agencies and organizations may institute administrative lawsuits to request the court to protect their rights and legitimate interests under this Law.
Article 6. Settlement of matters of compensation in administrative cases
The plaintiff and persons with related interests and obligations in an administrative case may concurrently claim compensation for damage. In this case, regulations on the State's compensation liability and the law on civil procedures shall be applied to the settlement of claims for compensation for damage.
In case an administrative case involves a claim for compensation for damage but under no condition can such claim be proven, the court may separate such claim from this case for subsequent settlement in another civil case under law.
Article 7. Self-determination and discretion of plaintiffs
Individuals, agencies and organizations may decide to institute administrative lawsuits. Courts shall accept administrative cases for settlement only when lawsuit petitions are filed by plaintiffs. In the course of settlement of administrative cases, plaintiffs may withdraw, change or add their lawsuit claims under this Law.
Article 8. Burden of proof in administrative procedures
1. Involved parties have the right and obligation to furnish the court with evidence and prove that their claims are grounded and lawful.
2. The court shall verify and collect evidence in the cases specified by this Law.
Article 9. Responsibility of competent individuals, agencies and organizations to provide documents and evidence
Individuals, agencies and organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, sufficiently and promptly provide involved parties, the court and the procuracy with documents and evidence they are keeping or managing at the request of the involved parties. In case they cannot do so, they shall notify such in writing to involved parties, the court and the procuracy, clearly stating the reason.
Article 10. Equality in rights and obligations in administrative procedures
1. All citizens arc equal before law and the court, regardless of their nationality, sex, social strata, belief, religion, educational level and occupation.
2. All agencies and organizations are equal, regardless of their forms of organization and ownership and other matters.
3. Involved parties are equal in their rights and obligations in the course of settlement of an administrative case. The court shall create conditions for them to exercise their rights and fulfill their obligations.
Article 11. Assurance of the right of involved parties to protect their rights and legitimate interests
1. Involved parties may protect their rights and legitimate interests by themselves or ask lawyers or others to do so.
2. The court shall assure involved parties of the right to protect their rights and legitimate interests.
Article 12. Dialogues in administrative procedures
In the course of settlement of an administrative case, the court shall create conditions for involved parties to have dialogues on the settlement of their case.
Article 13. People's jurors' participation in the trial of administrative cases
The trial of administrative cases shall be participated by people's jurors in accordance with this Law. In the course of trial people's jurors are equal in power to judges.
Article 14. Judges and people's jurors conduct trial independently and abide by law only
In the course of trial of an administrative case, judges and people's jurors are independent and abide by law only.
All acts of intervening or hindering judges and people's jurors from performing their tasks are prohibited.
Article 15. Responsibilities of administrative procedure-conducting agencies and persons
1. Administrative procedure-conducting agencies and persons shall respect the people and Submit' to the people's supervision.
2. Administrative procedure-conducting agencies and persons shall be held responsible before law for the performance of their tasks and powers. In case procedure-conducting persons commit law violations, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability under law.
3. Administrative procedure-conducting agencies and persons shall keep state secrets and work secrets under law; preserve fine national customs and traditions; keep professional, business and privacy secrets of involved parties upon their legitimate requests.
4. When administrative procedure- conducting persons commit illegal acts causing damage to individuals, agencies or organizations, agencies employing such persons shall pay compensations for damage to damaged parties. under the law on the State's compensation liability.
Article 16. The court conducts trial on a collegial basis
The court shall conduct trial of administrative cases on a collegial basis and make decisions by majority.
Article 17. Public trial
The trial of administrative cases shall be conducted in public. In case of necessity to keep state secrets or secrets of involved parties upon their legitimate requests, the court shall conduct trial behind closed doors but shall pronounce the judgment publicly.
Article 18. Assurance of impartiality of administrative procedure-conducting persons or administrative procedure participants
Court presidents, judges, people's jurors, court clerks, procuracy directors, procurators, interpreters and experts may not conduct or participate in procedures if there are plausible grounds to believe that they might not be impartial while performing their tasks and powers.
Article 19. Implementation of the two-tier trial regime
1. The court shall implement the regime of two-tier trial of administrative cases, except the trial of administrative cases involving complaints about a list of voters to elect deputies to the National Assembly or a list of voters to elect deputies to People's Councils. Judgments and rulings rendered by first-instance courts may be appealed or protested against under this Law.
First-instance judgments and rulings, if not appealed or protested against according to appellate procedures within the time limit specified in this Law, shall be legally effective. For first-instance judgments or rulings which are appealed or protested against, the cases shall be settled according to appellate procedures. Appellate judgments and rulings shall be legally effective.
2. For legally effective court judgments and rulings, if law violations or new circumstances are discovered, they shall be reviewed according to cassation or reopening procedures under this Law.
Article 20. Trial supervision
Superior courts shall supervise trials conducted by subordinate courts and the Supreme People's Court shall supervise trials conducted by courts at all levels in order to assure the strict and uniform application of law.
Article 21. Assurance of the effect of court judgments and rulings
Legally effective court judgments and rulings on administrative cases shall be executed and respected by individuals, agencies and organizations.
Individuals, agencies and organizations that are obliged to execute court judgments and rulings shall strictly do so.
Within the ambit of their tasks and powers, courts, agencies and organizations assigned with tasks related to the execution of court judgments and rulings shall strictly execute these judgments and rulings and be held responsible before law for their performance of these tasks.
Article 22. Spoken and written languages used in administrative procedures
The spoken and written language used in administrative procedures is Vietnamese.
Administrative procedure participants may use spoken and written languages of their nationalities. In this case, interpreters are required.
Article 23. Supervision of law observance in administrative procedures
1. People's procuracies shall supervise the law observance in administrative procedures in order to assure timely and lawful settlement of administrative cases.
2. People's procuracies shall supervise administrative cases from the time of acceptance for settlement to the time of completion of the settlement; participate in court hearings and sessions; supervise the law observance in the execution of court judgments and rulings; and exercise the right to make requests, recommendations and protests under law.
3. For administrative decisions and acts related to the rights and legitimate interests of minors or persons who have lost their civil act capacity, if these persons have no representatives to institute lawsuits, procuracies may request People's Committees of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) in which these persons reside to appoint guardians to institute administrative lawsuits to protect their rights and legitimate interests.
Article 24. Responsibility of the court to deliver documents and papers
1. Courts shall deliver directly or send by post their judgments, rulings, summonses and other papers related to administrative procedure participants to these persons under this Law.
2. If it is impossible to deliver directly or send by post judgments, rulings, summonses and other papers to administrative procedure participants, courts shall deliver these documents and papers to commune-level People's Committees of localities in which these persons reside or to agencies or organizations in which these persons work for delivery to these persons.
Commune-level People's Committees of localities in which administrative procedure participants reside or agencies or organizations in which these persons work shall notify courts of results of delivery of court judgments, rulings, summonses and other papers within 5 working days after receiving requests of courts. For mountainous, border, island, deep-lying and remote areas, this time limit is 10 working days.
Article 25. Participation of individuals, agencies and organizations in administrative procedures
Individuals, agencies and organizations have the right and obligation to participate in administrative procedures under this Law and contribute. to promptly and lawfully settling administrative cases at court.
Article 26. Assurance of the right to complain and denounce in administrative procedures
Individuals, agencies and organizations have the right to complain about, and individuals have the right to denounce illegal acts of administrative procedure-conducting agencies and persons or of any individuals, agencies or organizations in administrative procedural activities.
Competent agencies, organizations and individuals shall receive, consider and settle in a timely and lawful manner complaints and denunciations; and notify in writing settlement results to complainants and denouncers.
Article 27. Court fees and legal fees and costs
Court fees and legal fees and costs comply with law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực