Chương VI Luật tố tụng hành chính 2010: Chứng minh và chứng cứ
Số hiệu: | 64/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 24/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 04/04/2011 | Số công báo: | Từ số 169 đến số 170 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ
Điều 72. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 73. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.
Điều 74. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính.
Điều 75. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản;
8. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Điều 76. Xác định chứng cứ
1. Các tài liệu đọc được được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Giao nộp chứng cứ
1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Điều 78. Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hành chính chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.
2. Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.
3. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Trường hợp kháng nghị bản án, quyết định của Toà án, Viện kiểm sát có thể tự mình thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án.
4. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:
a) Lấy lời khai của đương sự;
b) Lấy lời khai người làm chứng;
c) Đối chất;
d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ) Trưng cầu giám định;
e) Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
g) Ủy thác thu thập chứng cứ;
h) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
Điều 79. Lấy lời khai của đương sự
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Trường hợp đương sự không biết chữ thì phải có người làm chứng do đương sự chọn.
3. Việc lấy lời khai của đương sự chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
Điều 80. Lấy lời khai của người làm chứng
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng.
2. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự quy định tại Điều 79 của Luật này.
Điều 81. Đối chất
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.
Điều 82. Xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định; phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
Điều 83. Trưng cầu giám định
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại.
Điều 84. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại. Trường hợp không rút lại, Toà án có thể quyết định trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.
Điều 85. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
1. Toà án ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự hoặc khi Toà án xét thấy cần thiết.
2. Hội đồng định giá do Toà án quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
3. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá.
4. Việc định giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.
5. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành việc Toà án quyết định thẩm định giá tài sản.
Điều 86. Ủy thác thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án có thể ra quyết định ủy thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án hành chính.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.
3. Toà án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác và nêu rõ lý do.
4. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Điều 87. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính.
Đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.
2. Toà án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 88. Bảo quản chứng cứ
1. Chứng cứ đã được giao nộp tại Toà án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Toà án chịu trách nhiệm.
2. Chứng cứ không thể giao nộp được tại Toà án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trong trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ.
Điều 89. Đánh giá chứng cứ
1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
Điều 90. Công bố và sử dụng chứng cứ
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Toà án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
3. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật về những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 91. Bảo vệ chứng cứ
1. Trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Toà án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Toà án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
2. Trong trường hợp người làm chứng bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Toà án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
2. Người bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc có hành vi hành chính.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.
Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính.
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
2. Vật chứng;
3. Lời khai của đương sự;
4. Lời khai của người làm chứng;
5. Kết luận giám định;
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản;
8. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
1. Các tài liệu đọc được được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
7. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
1. Trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hành chính chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.
2. Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.
3. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Trường hợp kháng nghị bản án, quyết định của Toà án, Viện kiểm sát có thể tự mình thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án.
4. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:
a) Lấy lời khai của đương sự;
b) Lấy lời khai người làm chứng;
c) Đối chất;
d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ) Trưng cầu giám định;
e) Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
g) Ủy thác thu thập chứng cứ;
h) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Trường hợp đương sự không biết chữ thì phải có người làm chứng do đương sự chọn.
3. Việc lấy lời khai của đương sự chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng.
2. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự quy định tại Điều 79 của Luật này.
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.
1. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định; phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại.
1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại. Trường hợp không rút lại, Toà án có thể quyết định trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.
1. Toà án ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự hoặc khi Toà án xét thấy cần thiết.
2. Hội đồng định giá do Toà án quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
3. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá.
4. Việc định giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.
5. Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành việc Toà án quyết định thẩm định giá tài sản.
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án có thể ra quyết định ủy thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án hành chính.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.
3. Toà án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác và nêu rõ lý do.
4. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính.
Đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.
2. Toà án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chứng cứ đã được giao nộp tại Toà án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Toà án chịu trách nhiệm.
2. Chứng cứ không thể giao nộp được tại Toà án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trong trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ.
1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
2. Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Toà án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
3. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật về những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Toà án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Toà án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
2. Trong trường hợp người làm chứng bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Toà án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
Chapter VI
PROVING AND EVIDENCE
Article 72. Burden of proof in administrative procedures
1. Plaintiffs are obliged to provide copies of administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal, decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases or decisions on settlement of complaints (if any) and furnish other evidence to protect their rights and legitimate interests. In case of failure to do so, they shall clearly slate reasons.
2. Defendants are obliged to provide courts with dossiers of complaint settlement (if any) and copies of documents based on which administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal or decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases have been issued or administrative acts have been taken.
3. Persons with related interests and obligations are obliged to provide evidence to protect their rights and legitimate interests.
Article 73. Circumstances and facts which are not required to be proved
1. The following circumstances and facts are not required to be proved:
a/ Those which are conspicuous to everyone's knowledge and accepted by the court;
b/ Those which have been identified in legally effective court judgments or rulings;
c/ Those which have been documented and duly notarized or authenticated.
2. If an involved party acknowledges or does not object to circumstances or facts invoked by the other involved party, the latter is not required to prove them. If an involved party has a representative to participate in procedures, this representative's acknowledgement or non-objection is regarded as such involved party's acknowledgement.
Article 74. Evidence
Evidence in administrative cases includes factual things which are handed to courts by involved parties or other individuals, agencies or organizations or collected by courts according to the order and procedures specified in this Law and are used by courts as grounds for determining whether claims or objections of involved parties are grounded and lawful as well as other circumstances necessary for the proper settlement of administrative cases.
Article 75. Sources of evidence
Evidence is collected from the following sources:
1. Readable, audible or visible materials;
2. Exhibits;
3. Testimonies of involved parties;
4. Testimonies of witnesses;
5. Expert conclusions;
6. Written records of on-site assessment results;
7. Asset valuation and price appraisal results;
8. Other sources specified by law.
Article 76. Identification of evidence
1. Readable materials shall be regarded as evidence is they are originals or lawfully notarized or authenticated copies or provided and certified by competent agencies or organizations.
2. Audible or visible materials shall be regarded as evidence if they are presented together with documents certifying their origins or documents on events related to such audio or video recording.
3. Exhibits to be regarded as evidence must be the original and related to cases or matters being settled.
4. Testimonies of involved parties or witnesses shall be regarded as evidence if they are recorded in writing or in audio tapes or disks or video tapes or disks as prescribed in Clause 2 of this Article or are orally made at court hearings.
5. Expert conclusions shall be regarded as evidence if the expert examination is conducted according to procedures specified by law.
6. Written records of on-site assessment results shall be regarded as evidence if the assessment is conducted according to procedures specified by law and they are signed by members who participate in the assessment.
7. Asset valuation and price appraisal results shall be regarded as evidence if the valuation or appraisal is conducted according to law-prescribed procedures or they are provided by price experts under law.
Article 77. Handover of evidence
1. In the course of settlement of an administrative case by the court, involved parties have the right and obligation to hand over evidence to the court. If they fail to hand over evidence or fail to hand over all evidence, they shall bear all consequences of their failure, unless otherwise provided by law.
2. The handover of evidence by involved parties to the court must be recorded in a minutes of evidence handover and receipt. The minutes must clearly indicate appellations, forms, contents and features of evidence; number of copies and number of pages of evidence and time of receipt; signatures or fingerprints of deliverers and recipients and seal of the court. A minutes shall be made in 2 copies, one shall be included in the administrative case file and the other handed to the involved party that has handed over the evidence.
3. Evidence handed over by involved parties to the court which is in an ethnic minority or a foreign language must be enclosed with its duly notarized or authenticated Vietnamese translation.
Article 78. Verification and collection of evidence
1. If finding that evidence included in administrative case files is inadequate for settling the cases, judges assigned to settle the cases shall request involved parties to hand over additional evidence.
2. In case involved parties are unable to collect evidence by themselves and request the collection of such evidence or when finding it necessary, courts may verify or collect evidence by themselves or entrust verification or collection of evidence for clarifying circumstances of cases.
3. Procuracies may request courts to verify or collect evidence in the course of settlement of cases. In case procuracies protest against court judgments or rulings, they may collect document, materials and evidence by themselves in the course of settlement of cases.
4. Measures to verify or collect evidence include:
a/ Taking testimonies of involved parties;
b/ Taking testimonies of witnesses;
c/ Holding a confrontation;
d/ Conducting on-site inspection and assessment;
e/ Soliciting expert opinions;
f/ Deciding on asset valuation and price appraisal;
g/ Entrusting the collection of evidence;
h/ Requesting individuals, agencies or organizations to provide evidence.
Article 79. Taking of testimonies of involved parties
1. Judges shall take testimonies of involved parties only when the latter have not yet made written testimonies or contents of involved parties' testimonies are inadequate or unclear. Involved parties shall write their testimonies by themselves and sign their names thereon. In case involved parties are unable to write testimonies, judges shall take testimonies. The taking of testimonies of involved parties must only focus on circumstances inadequately or unclearly testified by involved parties. Judges themselves or court clerks shall record testimonies of involved parties in minutes. Judges shall take testimonies of involved parties in the court house or outside the court house when necessary.
2. Minutes recording testimonies of involved parties must be read or heard and signed or fingerprinted by these involved parties themselves. Involved parties may request modifications or supplementations to be written in the minutes and then sign or fingerprint for certification. A minutes must be signed by the person who takes the testimonies and the minutes recorder and appended with the seal of the court. For minutes made in loose pages, each page must be signed and every adjoining two pages appended with a seal. For minutes recording testimonies of involved parties made outside the court house, the testimony taking must be certified by witnesses or by commune-level People's Committees or police offices of the places or by agencies or organizations in which these minutes are made. For involved parties who are illiterate, there must be witnesses chosen by them.
3. The taking of testimonies of involved parties who are aged under 18 or persons with restricted civil act capacity must be conducted in the presence of their at-law representatives, managers or caretakers.
Article 80. Taking of testimonies of witnesses
1. At the request of involved parties or when finding it necessary, judges shall take testimonies of witnesses.
2. Procedures for taking testimonies of witnesses are the same as those for taking testimonies of involved parties specified in Article 79 of this Law.
Article 81. Confrontation
1. At the request of involved parties or when finding contradictions in testimonies of involved parties or witnesses, judges shall hold, a confrontation among involved parties, between involved parties and witnesses or among witnesses.
2. The confrontation must be recorded with the signatures of confrontation participants.
Article 82. On-site inspection and assessment
1. On-site inspection and assessment must be conducted by judges in the presence of representatives of commune-level People's Committees or agencies or organizations in which objects to be inspected or assessed exist On-site inspection and assessment must be notified in advance to involved parties so that they can know and witness such inspection and assessment.
2. On-site inspection and assessment must be recorded in minutes. A minutes must clearly state results of inspection and assessment, clearly describe the site and bear the signatures of persons conducting the inspection and assessment and signatures or fingerprints of involved parties if they are present, representatives of commune-level People's Committees or agencies or organizations in which objects to be inspected or assessed exist and other persons invited to participate in the inspection and assessment. After completing the minutes, persons conducting the inspection and assessment shall request representatives of commune-level People's Committees or agencies or organizations in which objects to be inspected or assessed exist to sign and seal such minutes for certification.
Article 83. Soliciting of expert opinions
1. At the request of involved parties or when finding ft necessary, judges shall issue decisions to solicit expert opinions. A decision to solicit expert opinions must clearly indicate the name and address of the expert, object(s) and matters which need to be expert-examined, and specific requirements requiring conclusions of the expert.
2. Experts that receive decisions to solicit expert opinions shall conduct the examination under law.
3. If., finding expert conclusions are inadequate or unclear or in violation of law, judges shall issue decisions on additional examination or re-examination at the request of involved party(ies).
An expert that has conducted the previous examination may not conduct the re-examination.
Article 84. Soliciting of expert opinions on evidence denounced to be forgery
1. In case an evidence is denounced to be forgery, the provider of such evidence may withdraw it. In case an evidence denounced to be forgery is not withdrawn, the court may decide to solicit expert opinions on it under Article 83 of this Law.
2. In case the evidence forgery shows signs of a crime, the court shall transfer it to a competent investigative agency for examination of penal liability.
3. Providers of forged evidence shall compensate for damage if the forgery of evidence causes damage to others.
Article 85. Asset valuation and price appraisal
1. Courts shall issue decisions on asset valuation and price appraisal at the request of involved party(ies) or when they find it necessary.
2. A valuation council set up by a court is composed of its chairman being the representative of the finance agency and its members being representatives of related professional agencies. A valuation council shall conduct the valuation only when all of its members are present. In case of necessity, representatives of the commune-level People's Committee of the locality in which assets subject to valuation are located shall be invited to witness the valuation. Involved parties shall be notified in advance of the time and venue of the valuation and may attend and give their opinions on the valuation. The competence to decide on prices of valuated assets rests with the valuation council.
3. The finance agency and related professional agencies shall appoint their persons to join the valuation council and create conditions for them to perform their tasks. Persons appointed to be members of a valuation council shall take part in the whole process of valuation.
4. The valuation must be recorded in minutes, clearly stating opinions of each member and involved parties if they attend. A decision of the valuation council must be voted for by more than half of its members. Members of the valuation council, involved parties and witnesses shall sign the minutes.
5. The Supreme People's Court shall guide the issuance of decisions on asset price appraisal by courts.
Article 86. Entrustment of collection of evidence
1. In the course of settlement of an administrative case, the court may issue a decision to entrust another court or a competent agency specified in Clause 4 of this Article to take testimonies of involved parties and witnesses, to conduct on-site assessment, asset valuation or other measures to collect evidence and verify circumstances of the administrative case.
2. An entrustment decision must clearly state the names and addresses of the plaintiff, the defendant and specific entrusted jobs to collect evidence.
3. A court that receives an entrustment decision shall perform specific entrusted jobs within 30 days after receiving the entrustment decision and notify in writing results to the court that has issued the entrustment decision. If it cannot perform entrusted jobs, it shall notify such in writing, clearly stating the reason to the court that has issued the entrustment decision.
4. In case evidence has to be collected outside the Vietnamese territory, courts shall carry out procedures for entrustment through competent Vietnamese agencies or authorities of foreign countries under treaties to which Vietnam and these foreign countries are contracting members, or on the principles of reciprocity, non- contravention of Vietnamese law and conformity with international law and practice.
Article 87. Request for provision of evidence by individuals, agencies and organizations
1. In case involved parties have taken all necessary measures but still fail to collect evidence by themselves, they may request the court to do so in order to assure the settlement of the administrative case.
Involved parties that request the court to collect evidence shall make written requests clearly indicating matters to be proved; evidence to be collected; reason(s) why they cannot collect evidence by themselves; full names and addresses of individuals, agencies or organizations that are managing or keeping evidence which need to be collected.
2. Courts or procuracies may request individuals, agencies and organizations that are managing or keeping evidence to provide them.
Individuals, agencies and organizations that are managing or keeping evidence shall provide evidence fully and promptly as requested by courts or procuracies within 15 days after receiving requests. In case they fail to provide evidence fully and promptly as requested by courts or procuracies, they shall, depending on the severity of their violations, be handled under law.
Article 88. Preservation of evidence
1. The preservation of evidence which has been handed over to courts rests with these courts.
2. The preservation of evidence which cannot be handed over to courts rests with their current keepers.
3. When necessary to hand over evidence to third parties for preservation, judges shall issue decisions and make minutes of the handover of evidence to these parties for preservation. Persons undertaking the preservation shall sign the minutes, enjoy remuneration and take responsibility for the preservation of evidence.
Article 89. Assessment of evidence
1. The assessment of evidence must be objective, comprehensive, adequate and accurate.
2. Courts shall assess evidence one by one, the link between evidence and confirm the legality of every evidence.
Article 90. Disclosure and use of evidence
1. Every evidence shall be publicly and equally disclosed and used, except the case specified in Clause 2 of this Article.
2. Courts shall not publicly disclose evidence pertaining state secrets, fine national customs and traditions, professional secrets, business secrets and personal privacy at the legitimate request of involved parties.
3. Procedure-conducting persons and procedure participants shall keep secret, as required by law, evidence not to be publicly disclosed under Article 2 of this Article.
Article 91. Protection of evidence
1. In case evidence is being destroyed or in danger of being destroyed or is hard to be collected in the future, involved parties may request in writing the court to decide on application of all necessary measures to preserve evidence. The court may decide to apply one or several of the measures of sealing, keeping, photographing, audio-recording, video- recording, restoration, examination, minutes making and other measures.
2. In case a witness is intimidated, controlled or bought off for the purpose of not providing evidence or providing untruthful evidence, the court may decide to force the person who has intimidated, controlled or bought off the witness to terminate his/her act. In case the act of intimidating, controlling or buying off the witness show signs of a crime, the court shall transfer it to a competent investigative agency for penal liability examination.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực