Chương VI: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 Hội thẩm
Số hiệu: | 34/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 24/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2024, gồm 09 chương, 152 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
- Đổi mới tổ chức của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Cụ thể, tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
+ Tòa án nhân dân tối cao;
+ Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
+ Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).
Trước đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 không có Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, cũng không có sự phân cấp giữa Tòa án quân sự.
- Quy định về ngạch Thẩm phán. Cụ thể tại Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 02 ngạch Thẩm phán gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán.
- Quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án tại Điều 143 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
+ Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiên lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án
+ Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Công chức, viên chức của Tòa án được điều động, luân chuyển, biệt phái tại các Tòa án được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp tại Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể:
+ Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
+ Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán trong thời gian diễn ra phiên họp, phiên tòa phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Xem chi tiết tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội thẩm là người đại diện của Nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án.
2. Hội thẩm gồm có:
a) Hội thẩm nhân dân;
b) Hội thẩm quân nhân.
1. Người được bầu, cử làm Hội thẩm phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
b) Từ đủ 28 tuổi đến 70 tuổi;
c) Có kiến thức pháp luật;
d) Có hiểu biết xã hội;
đ) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
e) Không đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; không bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc;
g) Không thuộc trường hợp đang bị xử lý hình sự hoặc đã bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
h) Không thuộc trường hợp đã bị bãi nhiệm Hội thẩm.
2. Người được bầu làm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
1. Người đang giữ chức danh tư pháp, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật.
2. Luật sư.
3. Công chứng viên.
4. Thừa phát lại.
5. Trợ giúp viên pháp lý.
1. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
1. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân; đối với Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thì theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được cử làm Hội thẩm quân nhân.
3. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.
4. Trong 06 tháng công tác mà Hội thẩm không được Chánh án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án cho biết lý do.
5. Khi xét xử, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật.
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do pháp luật về tố tụng quy định.
3. Xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
4. Tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
5. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
6. Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử; tham gia phiên tòa rút kinh nghiệm, hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
7. Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả cho Tòa án theo quy định của pháp luật.
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân.
Thành phần Hội thẩm nhân dân bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và tình hình, đặc điểm của địa phương. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân các cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt đề xuất nhu cầu về số lượng Hội thẩm, đề cử danh sách Hội thẩm; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ lựa chọn, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại địa phương đó bầu Hội thẩm tham gia xét xử tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
3. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
4. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm kể từ ngày được cử.
1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, theo nguyện vọng cá nhân hoặc lý do chính đáng khác.
2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm.
1. Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Tòa án nhân dân tối cao xây dựng chương trình, kế hoạch và tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm thống nhất trên phạm vi toàn quốc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và theo chuyên đề cho Hội thẩm theo quy định và nhu cầu thực tế.
2. Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị. Khi tham gia các hoạt động tại Tòa án, Hội thẩm được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Hội thẩm được tôn vinh, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Chế độ phụ cấp đối với Hội thẩm khi tham gia xét xử do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
5. Hội thẩm được cấp trang phục để làm nhiệm vụ xét xử. Mẫu trang phục của Hội thẩm do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc cấp phát, sử dụng trang phục của Hội thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
1. Hội thẩm được tổ chức thành Đoàn Hội thẩm.
2. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ.
2. Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt và phải thông báo cho Chánh án Tòa án nơi Hội thẩm làm nhiệm vụ biết.
1. Tòa án bảo đảm trang thiết bị, phòng làm việc để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
2. Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm, chế độ phụ cấp của Trưởng đoàn Hội thẩm, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm; kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Đoàn Hội thẩm và kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
3. Hội thẩm được cấp Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử. Mẫu Giấy chứng minh Hội thẩm, việc sử dụng, cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
4. Hội thẩm được bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của Hội thẩm và thân nhân của họ. Người nào có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hội thẩm có thành tích trong công tác xét xử thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội thẩm có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực