Chương III: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia
Số hiệu: | 34/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 24/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2024, gồm 09 chương, 152 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
- Đổi mới tổ chức của Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
Cụ thể, tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
+ Tòa án nhân dân tối cao;
+ Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt);
+ Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).
Trước đó, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 không có Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, cũng không có sự phân cấp giữa Tòa án quân sự.
- Quy định về ngạch Thẩm phán. Cụ thể tại Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 02 ngạch Thẩm phán gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán.
- Quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án tại Điều 143 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
+ Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiên lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án
+ Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Công chức, viên chức của Tòa án được điều động, luân chuyển, biệt phái tại các Tòa án được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Quy định về tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp tại Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, cụ thể:
+ Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
+ Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán trong thời gian diễn ra phiên họp, phiên tòa phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Xem chi tiết tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân.
2. Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân.
3. Ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
4. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.
5. Xem xét kiến nghị liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của Luật này.
6. Bảo vệ Thẩm phán theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ bảo vệ Thẩm phán.
7. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách đối với Thẩm phán khi bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng vì lý do công vụ.
8. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chế độ, chính sách cho Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Tòa án.
9. Giám sát việc phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các Tòa án nhân dân.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, được quy định cụ thể như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng;
b) 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công luân phiên theo nhiệm kỳ 01 năm 01 lần;
c) Chánh án Tòa án quân sự trung ương;
d) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
đ) 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
2. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Giúp việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia là các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia họp định kỳ và đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 39 của Luật này. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao.
1. Điều hành, tổ chức thực hiện công việc của Hội đồng.
2. Thay mặt Hội đồng ban hành chương trình, kế hoạch và các văn bản khác đã được Hội đồng thông qua.
3. Chỉ đạo giải quyết công việc giữa các phiên họp của Hội đồng.
4. Quyết định về nội dung, thành phần mời tham dự, thời gian tiến hành phiên họp của Hội đồng; triệu tập thành viên Hội đồng và chủ trì phiên họp của Hội đồng.
5. Thay mặt Hội đồng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của Hội đồng.
1. Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành công việc của Hội đồng.
2. Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, chương trình công tác của Hội đồng.
3. Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 4, 5, 7, 8 và 9 Điều 39 của Luật này.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng.
1. Ủy viên Hội đồng là đại diện của cơ quan, tổ chức nơi công tác trong quá trình tham gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động khác của Hội đồng.
2. Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng;
b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại Điều 39 của Luật này;
d) Thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực