Chương 5:Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989 : ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Số hiệu: | 19-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1989 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1990 |
Ngày công báo: | 28/02/1990 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/07/1994 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đại biểu mỗi khoá Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ đại biểu bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp và phiên họp của Hội đồng nhân dân.
Đại biểu nào không tham gia kỳ họp thì phải có lý do và báo cáo trước cho Thường trực Hội đồng nhân dân cấp mình; đối với đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thì phải báo trước cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Đại biểu nào không dự được phiên họp thì phải có lý do và phải báo trước cho Chủ toạ kỳ họp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ảnh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất là mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội động nhân dân; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thông qua, phải động viên và cùng với nhân dân góp phần thực hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, động viên nhân dân chấp hành pháp luật, chính sách và tham gia quản lý công việc của Nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận được khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân, có trách nhiệm nghiên cứu và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan Nhà nước hữu quan xem xét, giải quyết; theo dõi việc giải quyết và báo cho đương sự biết kết quả. Các cơ quan Nhà nước phải báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân biết kết quả giải quyết những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân do đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển đến.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và Toà án nhân dân cùng cấp.
Khi đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đó trả lời.
Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp cần điều tra thì Hội đồng nhân dân quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau.
Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức xã hội kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc nhân viên của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Khi đại biểu Hội đồng nhân dân đến gặp người phụ trách của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc tổ chức xã hội thì người đó có trách nhiệm tiếp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung; cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời kiến nghị đó của đại biểu.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp dưới nơi đã bầu ra mình, có quyền phát biểu ý kiến, nhưng không biểu quyết.
Các đại biểu Hội đồng nhân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành tổ đại biểu. Tổ đại biểu có nhiệm vụ tổ chức hoạt động của đại biểu, tổng hợp ý kiến và nguyện vọng của nhân dân trong đơn vị đã bầu ra mình, chuẩn bị tham gia các kỳ họp của Hội động nhân dân; tổ chức nghiên cứu pháp luật, chính sách của Nhà nước do Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo.
Tổ đại biểu cử ra tổ trưởng, tổ phó để điều khiển các cuộc họp của tổ.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ toạ kỳ họp, thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với Chủ toạ kỳ họp.
Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã thì phải báo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp biết; nếu tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thì phải báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp biết.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nào phạm tội, bị Toà án phạt tù, thì mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin từ chức vì lý do không thể đảm nhiệm được nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân.
Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân từ chức do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị cử tri của đơn vị bầu ra mình bãi miễn, nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Tuỳ theo mức độ phạm sai lầm, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân bãi miễn hoặc đưa ra để cử tri ở đơn vị bầu ra đại biểu ấy bãi miễn theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
Trong trường hợp khuyết đại biểu Hội đồng nhân dân thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung.
Hội đồng Nhà nước quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ từ kỳ họp Hội đồng nhân dân sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân được phân công cùng di chuyển với nhân dân đến một địa phương khác, thì đại biểu đó là thành viên của Hội đồng nhân dân cấp tương đương ở nơi mới đến và làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân nơi đó hết nhiệm kỳ.
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào vì lý do thuyên chuyển mà không làm công tác và không cư trú ở địa phương thì Hội đồng nhân dân cấp đó quyết định cho thôi chức vụ đại biểu.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực