Chương 2:Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989 : NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Số hiệu: | 19-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1989 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1990 |
Ngày công báo: | 28/02/1990 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/07/1994 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn quy định tại Điều 115 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo sự phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương.
Về kinh tế, Hội đồng nhân dân:
1- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch của cấp trên, xây dựng quy hoạch, quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của địa phương; phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương;
2- Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương theo pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở;
3- Quyết định chủ trương, biện pháp về phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối lưu thông, dịch vụ; xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở địa phương; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả và quản lý thị trường;
4- Quyết định chủ trương, biện pháp về dân số, phân bố lao động và dân cư ở địa phương;
5- Quyết định biện pháp quản lý đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống ở địa phương, theo quy định của pháp luật;
6- Bảo đảm thực hiện chính sách tiết kiệm trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước của địa phương.
Về khoa học và kỹ thuật, Hội đồng nhân dân:
1- Thông qua kế hoạch phát triển khoa học, kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật;
2- Bảo đảm việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm ở các đơn vị cơ sở thuộc các thành phần kinh tế.
Về văn hoá, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định chủ trương, biện pháp cải thiện đời sống của nhân dân; từng bước giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động ở địa phương;
2- Bảo đảm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, của người già, bà mẹ và trẻ em; bảo đảm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chống những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống văn hoá và xã hội ở địa phương;
3- Đảm bảo việc thi hành chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội; chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
Về an ninh và quốc phòng, Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định các biện pháp tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân ở địa phương; bảo đảm việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang nhân dân;
2- Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Về chính sách dân tộc, Hội đồng nhân dân bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc; bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc; giữ vững và tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Hội đồng nhân dân:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân, trong nhân viên Nhà nước và nhân dân ở địa phương;
2- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị kinh tế và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương;
3- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa ở địa phương;
4- Bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích chính đáng khác của công dân; đồng thời động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;
5- Bảo đảm việc giải quyết các khuyến nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân địa phương, theo quy định của pháp luật.
Về xây dựng bộ máy chính quyền ở địa phương, Hội đồng nhân dân:
1- Bầu và bãi miễn các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân; bầu và bãi miễn các thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân; bầu và bãi miễn các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp, theo quy định của pháp luật;
2- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành;
3- Thông qua đề án phân vạch địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương và đề nghị cấp trên xét.
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, quyết định của cấp trên, vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, Hội đồng nhân dân:
1- Ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó. Những nghị quyết về những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành, phải được cấp trên phê chuẩn;
2- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
3- Giám sát công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; giám sát công tác của Toà án nhân dân cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân mỗi cấp do Hội đồng Nhà nước quy định.
Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn quy định tại Điều 115 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo sự phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương.
Về kinh tế, Hội đồng nhân dân:
1- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch của cấp trên, xây dựng quy hoạch, quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của địa phương; phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách của địa phương;
2- Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển các thành phần kinh tế ở địa phương theo pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở;
3- Quyết định chủ trương, biện pháp về phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối lưu thông, dịch vụ; xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở địa phương; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả và quản lý thị trường;
4- Quyết định chủ trương, biện pháp về dân số, phân bố lao động và dân cư ở địa phương;
5- Quyết định biện pháp quản lý đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống ở địa phương, theo quy định của pháp luật;
6- Bảo đảm thực hiện chính sách tiết kiệm trong mọi hoạt động kinh tế và quản lý Nhà nước của địa phương.
Về khoa học và kỹ thuật, Hội đồng nhân dân:
1- Thông qua kế hoạch phát triển khoa học, kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật;
2- Bảo đảm việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm ở các đơn vị cơ sở thuộc các thành phần kinh tế.
Về văn hoá, xã hội và đời sống, Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định chủ trương, biện pháp cải thiện đời sống của nhân dân; từng bước giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động ở địa phương;
2- Bảo đảm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, của người già, bà mẹ và trẻ em; bảo đảm thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chống những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống văn hoá và xã hội ở địa phương;
3- Đảm bảo việc thi hành chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội; chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
Về an ninh và quốc phòng, Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định các biện pháp tổ chức quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân ở địa phương; bảo đảm việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ và chính sách hậu phương đối với các lực lượng vũ trang nhân dân;
2- Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Về chính sách dân tộc, Hội đồng nhân dân bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc; bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc; giữ vững và tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Hội đồng nhân dân:
1- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang nhân dân, trong nhân viên Nhà nước và nhân dân ở địa phương;
2- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị kinh tế và các tổ chức khác của cấp trên ở địa phương;
3- Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa ở địa phương;
4- Bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích chính đáng khác của công dân; đồng thời động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;
5- Bảo đảm việc giải quyết các khuyến nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân địa phương, theo quy định của pháp luật.
Về xây dựng bộ máy chính quyền ở địa phương, Hội đồng nhân dân:
1- Bầu và bãi miễn các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân; bầu và bãi miễn các thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân; bầu và bãi miễn các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp, theo quy định của pháp luật;
2- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết giải tán đó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Hội đồng Nhà nước trước khi thi hành;
3- Thông qua đề án phân vạch địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương và đề nghị cấp trên xét.
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, quyết định của cấp trên, vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, Hội đồng nhân dân:
1- Ra những nghị quyết và kiểm tra việc thi hành những nghị quyết đó. Những nghị quyết về những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành, phải được cấp trên phê chuẩn;
2- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
3- Giám sát công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; giám sát công tác của Toà án nhân dân cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân mỗi cấp do Hội đồng Nhà nước quy định.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực