Chương 3:Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989 : KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Số hiệu: | 19-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1989 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1990 |
Ngày công báo: | 28/02/1990 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/07/1994 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng nhân dân các cấp ba tháng họp một kỳ.
ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn, thì hội đồng nhân tỉnh và huyện có thể sáu tháng họp một kỳ.
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp triệu tập; kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập theo đúng kỳ hạn.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể triệu tập kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình khi xét thấy cần thiết, hoặc khi ít nhất có một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình yêu cầu.
Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương khoá mới do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khoá trước triệu tập; kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân cùng cấp khoá trước triệu tập chậm nhất là 30 ngày, sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân.
ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn, thì kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể được triệu tập chậm nhất là 45 ngày, sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân dân bầu Đoàn thư ký kỳ họp theo danh sách do Chủ toạ kỳ họp giới thiệu; Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn bầu ra Đoàn chủ tịch để Chủ toạ kỳ họp và Đoàn thư ký kỳ họp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các tổ trưởng tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giới thiệu chung.
Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự.
Hội đồng nhân dân các cấp họp công khai; ngày họp, nơi họp và dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân và nếu là kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thì phải được Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân biết trước ít nhất là bảy ngày, kèm theo các tài liệu cần thiết và công bố cho nhân dân biết trước ít nhất năm ngày.
Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ toạ kỳ họp hoặc của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trong phiên họp đầu tiên kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân cử ra Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân theo danh sách do Chủ toạ kỳ họp giới thiệu.
Hội đồng nhân dân căn cứ vào báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân, quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc tuyên bố việc bầu một đại biểu nào đó là không có giá trị.
Khi có bầu cử bổ sung đại biểu, Hội đồng nhân dân thành lập Ban thẩm tra tư cách đại biểu mới làm nhiệm vụ thẩm tra và báo cáo kết quả để Hội đồng nhân dân quyết định xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu được bầu bổ sung.
Những vấn đề sau đây nhất thiết phải được thảo luận và giải quyết trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân:
1- Quyết định chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2- Thẩm tra và xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân;
3- Quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của địa phương; phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch và quyết toán ngân sách đó;
4- Quyết định phương hướng và chủ trương lớn về phát triển sản xuất, phân phối lưu thông, dịch vụ, văn hoá, xã hội; về công tác an ninh và quốc phòng;
5- Xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân, của Toà án nhân dân cùng cấp; xét báo cáo về việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân;
6- Bầu và bãi miễn các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân; Bầu và bãi miễn các thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân; bầu và bãi miễn các thành viên của Toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
7- Xét và quyết định những trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân xin từ chức, bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra để cử tri bãi miễn;
8- Thông qua đề án phân vạch địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương và đề nghị cấp trên xét;
9- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Thường trực Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
10- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Hội đồng nhân dân biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, theo đề nghị của Chủ toạ kỳ họp.
Sau kỳ họp của Hội đồng nhân dân, nghị quyết và biên bản của kỳ họp phải gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chậm nhất là bảy ngày. Nghị quyết và biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương phải gửi lên Hội đồng Nhà nước và Hội đồng bộ trưởng chậm nhất là mười lăm ngày.
Nghị quyết và biên bản của các phiên họp Hội đồng nhân dân phải được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực; nếu là các phiên họp của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thì phải được Chủ toạ kỳ họp ký chứng thực.
Khi Hội đồng nhân dân họp, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm mời đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu ra ở địa phương, đại diện Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Hội nông dân, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ CHí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ đến dự.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và báo cáo tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực