Chương 5 Luật tố cáo 2011: Bảo vệ người tố cáo
Số hiệu: | 03/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 21/02/2012 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO
Điều 34. Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ
1. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Đối tượng bảo vệ gồm có:
a) Người tố cáo;
b) Người thân thích của người tố cáo.
3. Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.
Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
b) Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn; được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại;
d) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ sau đây:
a) Gửi văn bản yêu cầu bảo vệ trong trường hợp quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này đến người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêu cầu được bảo vệ ngay nhưng sau đó phải gửi văn bản yêu cầu chính thức đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ đưa ra có liên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho người khác biết.
Điều 36. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.
Điều 37. Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc
1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức.
2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo;
c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú
1. Người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm để người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo để người giải quyết tố cáo yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm, đồng thời xem xét, xử lý người có hành vi vi phạm.
4. Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
b) Khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm;
c) Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo
1. Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.
2. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của mình thì có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
3. Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;
b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần thiết;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo
Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.
1. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Đối tượng bảo vệ gồm có:
a) Người tố cáo;
b) Người thân thích của người tố cáo.
3. Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
b) Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn; được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại;
d) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ sau đây:
a) Gửi văn bản yêu cầu bảo vệ trong trường hợp quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này đến người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêu cầu được bảo vệ ngay nhưng sau đó phải gửi văn bản yêu cầu chính thức đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ đưa ra có liên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho người khác biết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.
1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức.
2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo;
c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm để người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo để người giải quyết tố cáo yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm, đồng thời xem xét, xử lý người có hành vi vi phạm.
4. Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
b) Khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm;
c) Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
1. Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.
2. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của mình thì có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
3. Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;
b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần thiết;
c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.
Chapter 5
PROTECTION OF DENUNCIATORS
Article 34. Scope, subjects and duration of protection
1. A denunciator shall be protected at his/ her places of residence, working, learning, places where his/her property exist and other places as decided by competent agencies.
2. Protected persons include:
a/ Denunciators;
b/ Relatives of denunciators.
3. The protection duration shall be decided by competent agencies depending on the practical situation of each denunciation case and the degree and nature of acts which infringing upon the rights and legitimate interests of subjects who need be protected.
Article 35. Rights and obligations of protected denunciators
1. A denunciator has the following rights:
a/ To request the denunciation solver and competent agencies or organizations to apply measures to protect him/her or his/her relatives when having grounds to determine that he/she is disciplined, dismissed, subject to job transfer, repressed or otherwise discriminated against; or be threatened to be infringed or infringed upon his/her life, health, honor, dignity, prestige, property and rights and other legitimate interests due to his/her denunciation;
b/ To be informed of the protection measures to be applied; to request change of protection measures if having grounds to believe that these measures fail to assure his/her safety; to refuse the application of protection measures;
c/ To request extension of the protection duration; to request re-protection;
d/ To receive compensations according to the law on the State's compensation liability if he/ she has requested competent agencies, organizations or persons to apply necessary measures to protect him/her but these agencies, organizations or persons fail to apply protection measures or application of protection measures is not timely, improper with law, causing damage to his/her life, health or property or spiritual life.
2. A denunciator has the following obligations:
a/ To send a written request for protection in the cases specified in Articles 37, 38 and 39 of this Law to the denunciation solver or other agencies or organizations that have competence to apply measures to protect denunciators. In case of emergency, he/she may come in person or use other means of communication to request immediate protection but later must send an official request to agencies or organizations competent to apply protection measures;
b/ To provide information, documents and grounds to determine that his/her life, health, property, honor, dignity or other rights and legitimate interests are really infringed upon or threatened to be infringed upon and to take responsibility before law for information and documents they have provided.
c/ To abide by requirements concerning the protection of agencies and organizations responsible for protection; not to disclose protection measures to others.
Article 36. Protection of confidentiality of information on denunciators
When receiving and settling denunciations, exploiting and using information and documents provided by denunciators, competent agencies, organizations and persons shall keep confidential full names, addresses, autographs and other personal information of denunciators and at the same time apply necessary measures according to their competence or request competent agencies or organizations to apply necessary measures to assure information confidentiality and protect denunciators.
Article 37. Protection of denunciators at workplaces
1. A denunciator who is a cadre, civil servant, public employee or laborer currently working in a state agency, political organization, socio-political organization, non-business unit, economic organization or another agency or organization shall be assured for his/her working position and not be discriminated against in their employment in any form.
2. Those who have competence to manage and employ cadres, civil servants, public employees and laborers are not permitted to discriminate against denunciators in their employment; or take revenge on, threaten or affect the rights and legitimate interests of denunciators.
3. When a denunciator has grounds to believe that he/she is discriminated against in his/her employment, resulting in a decrease in his/her income and damage to his/her rights and legitimate interests, he/she may request the person who has settled his/her denunciation or the head of the direct superior agency of the person competent to manage and employ him/ her to have measures to consider and handle those who have committed such act. A denunciator who is a contractual laborer may request the grassroots trade union organization and local labor management agency to have measures to protect his/her rights and legitimate interests.
4. When receiving a denunciator's request, competent persons shall conduct examination and verification; if the denunciator's request is reasonable, competent persons shall apply measures according to their competence or propose competent persons to apply the protection measures as follows:
a/ Suspending, temporarily suspending or partially or wholly annulling the decision on discipline handling or other decisions infringing upon his/her rights and legitimate interests;
b/ Restoring the denunciator's working position, job, incomes and other legitimate interests from employment;
c/ Promptly handling those who commit acts of taking revenge on or intimidating the denunciator thus affecting his/her rights and legitimate interests;
d/ Other protection measures in accordance with law.
Article 38. Protection of denunciators at places of residence
1. Denunciators will not be discriminated against in exercising his/her civic rights and obligations at their places of residence.
2. People's Committees of all levels shall, within the scope of their tasks and powers, assure that denunciators are not discriminated against, taken revenge on or intimidated thus affecting their rights and legitimate interests.
3. When a denunciator has grounds to believe that he/she is discriminated against in exercising his/her civic rights and obligations at places of residence, he/she may request the person who has settled his/her denunciation to request the chairperson of People's Committee of competent level to take measures to protect and restore his/her rights and legitimate interests which have been infringed upon and, at the same time, consider and handle those who have committed these violations.
4. When receiving a request of denunciation solver for application of protective measures to the denunciator, the chairperson of the People's Committee shall examine, verify and decide to apply the measures according to his/her competence to protect the denunciator as follows:
a/ Suspending, temporarily suspending or partially or wholly annulling the administrative decision or act which infringes upon the denunciator's rights and legitimate interests;
b/ Restoring the rights and legitimate interests of denunciator which have been infringed upon;
c/ Promptly and strictly handling those who commit acts of infringing upon the rights and legitimate interests of denunciator;
d/ Other protective measures in accordance with law.
Article 39. Protection of denunciators' lives, health, property, honor, dignity and prestige
1. When receiving information that a denunciator is threatened, taken revenge on or repressed, the denunciation solver shall direct or coordinate with public security agencies or other competent agencies in taking measures to promptly prevent these acts and protect the denunciator and propose competent agencies to handle those who threaten, take revenge on or repress the denunciator in accordance with law.
2. When a denunciator has grounds to believe that his/her denunciation may harm his/ her or his/her relatives' lives, health, property, honor, dignity or prestige, he/she has right to request the denunciation solver or public security agency to apply necessary protective measures.
3. If the denunciator's request is reasonable, the denunciation solver or public security agency shall promptly apply or request competent agencies to apply the following measures to protect the denunciator and his/her relatives:
a/ Arranging a shelter, in case the denunciator and his/her relatives have risk to be infringed upon lives and health;
b/ Arranging forces, means and instruments to directly protect the lives, health, property, honor, dignity and prestige of the denunciator and his/her relatives at necessary places;
c/ Applying measures to prevent and handle acts of infringing upon or threatening to infringe upon the lives, health, property, honor, dignity and prestige of the denunciator and his/her relatives in accordance with law;
d/ Applying other protective measures in accordance with law.
Article 40. Detailing the protection for denunciators
The Government shall detail measures to protect denunciators and responsibilities of competent agencies, organizations and persons in protection for denunciators.