Chương 2 Luật tố cáo 2011: Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo
Số hiệu: | 03/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 21/02/2012 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.
8. Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Kết luận về nội dung tố cáo;
e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
Chapter 2
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF DENUNCIATORS, THE DENOUNCED SUBJECT, AND DENUNCIATION SOLVERS
Article 9. Rights and obligations of denunciators
1. A denunciator has the following rights:
a/ To file a written denunciation or make verbal denunciation to competent agencies, organizations or persons as prescribed by law;
b/ To have his/her full name, address, autograph and other personal information kept confidential;
c/ To request competent agencies, organizations and persons to inform him/her of the acceptance to solve denunciation or transfer of his/her denunciation case to competent agencies for settlement and of denunciation settlement results;
d/ To further make denunciation if having grounds to believe that his/her denunciation is settled by competent agencies, organizations or persons not in accordance with law or his/her denunciation is not settled although the statutory time limit has expired;
dd/ To request competent agencies, organizations or persons to protect him/her if being intimidated, taken revenge on or repressed;
e/ To be commended and rewarded in accordance with law.
2. A denunciator has the following obligations:
a/ To clearly state his/her full name and address;
b/ To honestly present denunciation contents; to provide information and documents that he/she obtains relating to denunciation contents;
c/ To take responsibility before law for denunciation contents;
d/ To pay compensations for damage caused by his/her act of intentionally making untruthful denunciation.
Article 10. Rights and obligations of the denounced subject
1. A denounced subject has the following rights:
a/ To be notified on denunciation contents;
b/ To show evidences to prove that denunciation contents are not true;
c/ To receive written conclusions on denunciation contents;
d/ To request competent agencies, organizations and persons to handle those who intentionally make untruthful denunciations and those who intentionally settle denunciations at variance with law;
e/ To be restored its/his/her infringed rights and legitimate interests, receive public apologies and corrections and be paid compensation for damages caused by untruthful denunciations or improper settlement of denunciations.
2. A denounced subject has the following obligations:
a/ To explain in writing about the denounced act; to provide relevant information and documents at the request of competent agencies, organizations and persons;
b/ To strictly comply with handling decisions of competent agencies, organizations and persons;
c/ To pay compensations for damage caused by its/his/her illegal act.
Article 11. Rights and obligations of denunciation solvers
1. A denunciation solver has the following rights:
a/ To request the denunciator to provide information and documents relating to denunciation contents;
b/ To request the denounced subject to give written explanations about the denounced act;
c/ To request other agencies, organizations and persons to provide information and documents relating to denunciation contents;
d/ To conduct measures to inspect, verify and collect evidences for denunciation settlement in accordance with law; to apply measures according to its/his/her competence to prevent or stop violations;
dd/ To make conclusions on denunciation contents;
e/ To decide handling according to its/his/her competence or propose a competent agency, organization or person to handle in accordance with law.
2. A denunciation solver has the following obligations:
a/ To assure objectiveness, honesty and lawfulness in denunciation settlement;
b/ To apply necessary measures according to its/his/her competence or request functional agencies to apply measures to protect the denunciator and his/her relatives and providers of information related to the denunciation;
c/ Not to disclose information that can place the denounced subject at a disadvantage pending conclusions on denunciation contents;
d/ To take responsibility before law for denunciation settlement;
e/ To pay compensations for damage caused by its/his/her unlawful denunciation settlement.