Chương 1 Luật tố cáo 2011: Những quy định chung
Số hiệu: | 03/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 21/02/2012 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Điều 3. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo
1. Việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Trường hợp luật khác có quy định khác về tố cáo và giải quyết tố cáo thì áp dụng quy định của luật đó.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Việc tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tố cáo
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo mà không chấp hành phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.
8. Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
1. Việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Trường hợp luật khác có quy định khác về tố cáo và giải quyết tố cáo thì áp dụng quy định của luật đó.
Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Việc tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo mà không chấp hành phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.
8. Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Law provides for denunciations and settlement of denunciations of violations committed by cadres, civil servants or public employees while performing their tasks or official duties; denunciations and settlement of denunciations of violations committed by agencies, organizations or individuals relating to the state management in fields; protection of denunciators and management of denunciation settlement work.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Denunciation means that a citizen, according to the procedures specified by this Law, notifies a competent agency, organization or person of a violation committed by any agency, organization or person which cause damages or threatens to cause damage to the State interests or rights and legitimate interests of citizens, agencies or organizations.
2. Denunciation of violations committed by cadres, civil servants or public employees while performing tasks or official duties means that a citizen notifies a competent agency, organization or person of violations committed by cadres, civil servants and public employees while performing their tasks or official duties.
3. Denunciation of violations on the state management in fields means that a citizen notifies a competent state management agency of violations committed by any agency, organization or person in observance of law on the state management in fields.
4. Denunciator means a citizen who exercises the denunciation right.
5. The denounced subject means an agency, organization or person that has committed a denounced act.
6. Denunciation solver means an agency or organization or person that has competence to solve a denunciation.
7. Settlement of denunciation includes the receipt, verification and making of conclusions on denunciation contents and the handling of a denunciation by a denunciation solver.
Article 3. Application of the law on denunciations and settlement of denunciations
1. Denunciations of foreigners residing in Vietnam and settlement of denunciations of violations committed by foreign agencies, organizations or individuals in Vietnam comply with this Law, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. The denunciation of and reporting on crimes comply with the law on criminal procedure.
3. In case another law otherwise provides for denunciations and settlement of denunciations, such law will prevail.
Article 4. Principles of settlement of denunciations
Denunciations must be settled in a timely, accurate and objective manner according to the law-prescribed competence, order, procedures and time limit; assuring safety for denunciators; protecting the rights and legitimate interests of the denounced subject in the process of denunciation settlement.
Article 5. Responsibilities of competent agencies, organizations and persons in receiving and settling denunciations
1. Competent agencies, organizations and persons shall, within the scope of their tasks and powers, receive denunciators, receive and settle denunciations in accordance with law; strictly handle offenders; apply necessary measures to prevent damages possible happen and assure for denunciators to be safe in life, health, assets, honor, dignity, prestige, employment, secret of denunciators; assure that decisions handling denounced violations are strictly executed and take responsibility before law for their decisions.
2. Agencies, organizations and persons competent to settle denunciations shall arrange citizen reception offices or places to receive denunciations, complaints, recommendations and reports. The reception of citizens at citizen reception offices or places complies with the Law on Complaints and other relevant laws.
3. Agencies, organizations and persons who are responsible for receiving and settling denunciations but fail to receive and settle them in accordance with this Law, show irresponsibility in receiving and settling denunciations or intentionally settle denunciations at variance with law shall be strictly handled; if causing damage, they shall pay compensations in accordance with law.
Article 6. Responsibilities of agencies and organizations for coordination in denunciation settlement
Concerned agencies and organizations shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with competent agencies, organizations and persons in settling denunciations. Agencies, organizations and persons that are managing or preserving information and documents relating to a denunciation shall fully and promptly provide such information and documents at the request of person competent to settle such denunciation within 07 days after receiving the request; if failing to provide such information and documents or providing them insufficiently or late, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled in accordance with law.
Article 7. Compliance with decisions on handling of denounced violations
Decisions on handling of denounced violations issued by competent agencies, organizations and persons must be respected by other agencies, organizations and persons and be complied with by concerned agencies, organizations and persons. Those who are responsible for complying with decisions on handling of denounced violations but fail to do so shall be strictly handled in accordance with law.
Article 8. Prohibited acts
1. Causing difficulties or troubles to the exercise of the denunciation right of citizens.
2. Showing irresponsibility in denunciation settlement.
3. Disclosing denunciators' names, addresses, autographs or other information which may reveal denunciators' names.
4. Falsifying case files in the course of denunciation settlement.
5. Failing to settle denunciations or intentionally settling denunciations at variance with law; misusing positions and powers in settling denunciations to commit violations, harass or cause troubles to the denounced subject.
6. Failing to execute or improperly executing the responsibility for protecting denunciators.
7. Illegally obstructing or intervening in denunciation settlement.
8. Obstructing the exercise of the denunciation right; intimidating, taking revenge on, repressing or offending denunciators.
9. Covering up the denounced subject.
10. Intentionally making untruthful denunciations; provoking, forcing, inducing or buying off others to make untruthful denunciations; implement impersonation to make denunciations.
11. Buying off or giving bribes to denunciation solvers; intimidating, taking revenge on or offending denunciation solvers.
12. Misusing denunciations to carry out propaganda against the State or infringe upon the State's interests; distorting, slandering, disturbing security and order or offending others' honor, dignity and prestige.
13. Reporting untrue information on denunciations and settlement of denunciations.
14. Violating other provisions of the law on denunciations and settlement of denunciations.