Chương 4 Luật tố cáo 2011: Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Số hiệu: | 03/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2012 |
Ngày công báo: | 21/02/2012 | Số công báo: | Từ số 165 đến số 166 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC
Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 32. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật này thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 33. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật này thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chapter 4
SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS OF VIOLATIONS RELATED TO THE STATE MANAGEMENT IN FIELDS
Article 31. Competence of denunciation settlement
1. A denunciation of a violation committed by an agency, organization or person which is related to the state management functions of an agency shall be settled by such agency. Persons competent to handling of administrative violations in state management agencies have competence to settle denunciations of violations under their assigned management scope, unless otherwise provided by law.
2. For a denunciation related to state management functions of several agencies, these agencies shall coordinate with one another to determine the competence of settlement or report to their superior state management agencies for assigning an agency to assume the prime responsibility for denunciation settlement. A denunciation with content falling under the settling competence of several agencies shall be settled by the agency that first accepts it for settlement.
3. A denunciation of a violation showing signs of crime shall be settled by a proceeding agency according to the law on criminal procedure.
Article 32. Order and procedures for denunciation settlement
1. The order of and procedures for receiving, classifying, verifying and making conclusions on denunciation contents and deciding on the handling of denunciations of violations related to the state management in fields comply with Articles 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 and 30 of this Law, except the cases specified in Article 33 of this Law.
If concluding that the denounced subject has committed violations related to the state management in fields, the handling of these violations must also comply with the law on handling of administrative violations.
2. In case the law on handling of administrative violations provides a settlement time limit different from that specified in Article 21 of this Law, the time limit for denunciation settlement must not exceed the time limit for handling of administrative violations provided by the law on handling of administrative violations.
Article 33. Order and procedures for settling denunciations which have clear contents, specific evidences and sufficient grounds for immediate handling
1. A denunciation of a violation related to the state management in fields which has clear contents, specific evidences and sufficient grounds for immediate handling shall be settled in the following order:
a/ The competent person receives and handles denunciation information;
b/ If the denounced violation falls into the field under his/her management, the denunciation recipient directly verifies or proposes a person competent to settle the denunciation to verify denunciation contents, apply necessary measures to stop the violation and make a record on the violation (if any). Information on the denunciator may be verified and examined if the denunciation solver considers it is necessary for the handling of the denounced act;
c/ The denunciation solver issues a decision to handle a violation according to its/his/her competence or proposes a competent agency to handle in accordance with law.
2. The denunciation case file shall be compiled together with the dossier of handling of the administrative violation according to the law on handling of administrative violations.