Chương 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005: Khiếu nại và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 45/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều 22. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 23. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế vi phạm quy định của Luật này thì bị xử lý như sau:
1. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùng trong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp; nếu thời hạn chậm nộp là quá chín mươi ngày thì bị cưỡng chế theo quy định tại khoản 4 Điều này;
2. Không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính về thuế;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan được quyền tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc quyết định kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan được bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
c) Cơ quan hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt;
5. Khi phát hiện có sự gian lận, trốn thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế; trường hợp nhầm lẫn về thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì được miễn áp dụng các hình thức xử phạt;
6. Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Xử lý vi phạm đối với công chức hải quan hoặc cá nhân khác có liên quan
1. Công chức hải quan hoặc cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế đã chiếm dụng, tham ô và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, bao che cho người vi phạm hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Đối tượng nộp thuế vi phạm quy định của Luật này thì bị xử lý như sau:
1. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùng trong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp; nếu thời hạn chậm nộp là quá chín mươi ngày thì bị cưỡng chế theo quy định tại khoản 4 Điều này;
2. Không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính về thuế;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan được quyền tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc quyết định kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan được bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
c) Cơ quan hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt;
5. Khi phát hiện có sự gian lận, trốn thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế; trường hợp nhầm lẫn về thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì được miễn áp dụng các hình thức xử phạt;
6. Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Công chức hải quan hoặc cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế đã chiếm dụng, tham ô và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, bao che cho người vi phạm hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 22- Complaints and settlement of complaints
In cases where taxpayers disagree with decisions of customs offices on the payable tax amounts, fine amounts and sanctioning forms, they still have to fully pay taxes and fines and abide by the sanctioning forms, and at the same time, may lodge their complaints with competent State agencies as provided for by the law on complaints and denunciations.
Article 23-Handling of tax-related violations by taxpayers
Taxpayers that violate the provisions of this Law shall be handled as follows:
1. If they pay taxes or fines later than the payment deadline or the deadline inscribed in the decisions on handling of tax-related violations, they shall, apart from having to fully pay taxes on fines, have to pay a fine equal to 0.1% (zero point one percent) of the late paid amounts for each day of delayed payment; if the delayed payment prolongs for more than ninety days, they shall be coerced to pay them according to the provisions of Clause 4 of this Article;
2. If they fail to declare and pay taxes in strict accordance with the provisions of this Law, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled for tax-related violations;
3. If they falsely declare or evade taxes, they shall, apart from having to fully pay taxes according to the provisions of this Law, depending on the nature and seriousness of their violations, be subject to a fine equal to one or five times the evaded tax amounts;
4. If they fail to pay taxes or fines according to the decisions on handling of tax-related violations, they shall be forced to do so through the following measures:
a. Their deposits at banks, other credit institutions or State treasuries are deducted for payment of taxes or fines. Banks, other credit institutions or State treasuries shall have to make deductions from deposit accounts of taxpayers to pay taxes and fines to the State budget according to decisions of the customs offices or competent State agencies on handling of tax-related violations;
b. Customs offices where customs declarations are registered may temporarily seize goods or distraint property according to the provisions of law in order to ensure the full collection of deficit tax or fine amounts. Past thirty days after the customs offices issue decisions on the temporary seizure of goods or the distraint of property, if taxpayers still fail to fully pay taxes or fines, the customs offices may auction such goods or property according to the provisions of law in order to ensure the full collection of taxes or fines;
c. Customs offices shall not carry out import procedures for the next goods shipment of taxpayers until they fully pay taxes or fines;
5. If detecting that there is a tax fraud or evasion customs offices shall have to collect all tax and fine arrears incurred within five years back from the date of inspecting and detecting the tax fraud or tax evasion; in cases where there are tax-related mistakes, customs offices shall have to collect tax arrears or refund wrongly-calculated tax amounts within three hundred and sixty five days back from the date of inspecting and detecting such mistakes. Within sixty days as from the date of registering customs declarations, if taxpayers discover errors or mistakes by themselves and actively pay the deficit tax amounts into the State budget, they shall be exempt from sanctions;
6. Those who commit acts of tax evasion in large amounts or have been administratively sanctioned for tax evasion but still commit violations shall be examined for penal liability according the provisions of law.
Article 24 – Handling of violations committed by customs officer or other concerned individuals
1. Customs officers or other individuals who abuse their positions and/or powers to appropriate or embezzle tax money shall have to refund to the State the whole appropriated or embezzled amounts and, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.
2. Customs officers who show sign of irresponsibility, deliberately act against regulations, cover up violators or commit other acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law; if causing damage, they must pay compensation therefore according to the provisions of law.