Chương VI Luật Thanh tra 2022: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra
Số hiệu: | 11/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 907 đến số 908 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thanh tra 2022: Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra
Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, với nhiều điểm mới nổi bật giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
Một trong những điểm mới đó là quy định về thời gian ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, tại Điều 78 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo;
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất 30 ngày từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Thanh tra 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Tổng Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật này để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.
2. Việc phối hợp được thực hiện trong quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm toán; xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; cung cấp, trao đổi thông tin về thanh tra, kiểm toán; sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm toán.
3. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước đánh giá, tổng kết việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước để khắc phục khi xây dựng kế hoạch, trong thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước cho năm sau.
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động, trao đổi thường xuyên để tránh chồng chéo, trùng lặp khi tiến hành thanh tra, kiểm toán.
Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thanh tra khác hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và thông báo cho cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước hoặc trước khi ban hành kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm toán nhà nước có thể tham khảo ý kiến của nhau về những nội dung cần thiết để bảo đảm cho kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán chính xác, khách quan, đầy đủ.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có quyền sử dụng thông tin, số liệu, kết luận trong báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước để phục vụ cho việc kết luận thanh tra. Cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cung cấp kết quả kiểm toán, kết luận, kiến nghị kiểm toán cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kiến nghị khởi tố và hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tài liệu có liên quan do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
COOPERATION IN INSPECTION, STATE AUDIT AND INVESTIGATION
Article 107. Responsibility for cooperation in inspection, state audit and investigation
The inspection-conducting authority, the state audit agency and the investigation agency shall be responsible for cooperation to improve the effectiveness of inspection, state audit and investigation and contribute to prevention and control of crime and other violations in state management.
Article 108. Responsibility for cooperation between Inspector General of the Government Inspectorate and State Auditor General
1. The Inspector General of the Government Inspectorate shall responsible for cooperation with the State Auditor General according to regulations of the Law on State Audit and this Law to ensure the effectiveness and efficiency of inspection and state audit.
2. The cooperation shall be carried out in the process of development and implementation of the annual inspection plan and state audit; handling of overlaps and duplications between inspection and state audit; provision and exchange of information on inspection and audit; use of the result of inspection and audit; training and refresher training of inspection and audit.
3. Annually, the Government Inspectorate and the State Auditor shall evaluate and summarize the handling of overlaps and duplications between inspection and state audit to overcome in case of development of the plan and implementation of inspection and state audit for the following year.
Article 109. Responsibilities of the heads of the inspection-conducting authorities and chief auditors of specialized and local state audit units
The head of the inspection-conducting authority and the chief auditor of specialized or local state audit unit shall be responsible for cooperation, regular discussion to avoid overlaps and duplications in case of inspection and audit.
In case of detection of overlaps or duplications in contents and scope of inspection with other inspection authorities or state audit agencies, the head of the inspection-conducting authority shall immediately report to the head of the management agency at the same level, the superior inspection authority and notify the relevant state audit agencies, authorities, organizations and units for appropriate solutions to avoid overlaps and duplications and ensure continuity in operation among agencies, organizations and units.
Article 110. Collection of opinions, use of the results of inspection, state audit
1. Throughout state audit and inspection or before issuance of inspection conclusions and audit reports, the state audit and inspection-conducting authorities may collect opinions each other on the necessary contents to ensure accuracy, objectivity, completeness of inspection conclusions and audit reports
2. The inspection-conducting authority shall be entitled to use information, data and conclusion in audit report of state audit for conclusion on inspection. The state audit agency shall be responsible for provision of the result, conclusions and recommendations on audit to the inspection-conducting authority; and the accuracy of the provided information and documents.
Article 111. Responsibility of the investigation agency
The investigation agency shall be responsible for receipt of the written recommendation for prosecution, the case file that criminal offences are suspected and relevant documents transferred by the inspection-conducting authority for handling in accordance with the criminal procedure law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục
Điều 26. Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 36. Giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Điều 37. Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Điều 38. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục
Điều 38. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Điều 43. Trang phục, thẻ thanh tra
Điều 79. Công khai kết luận thanh tra
Điều 90. Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
Điều 105. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra