Chương II Luật Thanh tra 2022: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Số hiệu: | 11/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 907 đến số 908 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thanh tra 2022: Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra
Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, với nhiều điểm mới nổi bật giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
Một trong những điểm mới đó là quy định về thời gian ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, tại Điều 78 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo;
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất 30 ngày từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Thanh tra 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chính sách, pháp luật về thanh tra;
b) Xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra;
d) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
đ) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
g) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
h) Thanh tra vụ việc khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
i) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
k) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
l) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết;
m) Phối hợp với Kiểm toán nhà nước để xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước; hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước;
n) Chỉ đạo công tác thanh tra, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, cấp chứng chỉ nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;
o) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Trong lĩnh vực thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện;
d) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo;
e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
g) Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước, giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1, điểm b, điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật này;
h) Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra mà Chánh Thanh tra Bộ không nhất trí với chỉ đạo của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
i) Kiến nghị Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Thanh tra Chính phủ được phát hiện qua thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên được phát hiện qua thanh tra;
l) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra, trừ trường hợp đã kiến nghị theo quy định tại điểm i và điểm k khoản này;
m) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Chính phủ phát hiện qua thanh tra;
n) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên và công chức, viên chức.
2. Tổ chức của Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của Bộ trưởng, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục, Cục và cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, hướng dẫn xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ trình Bộ trưởng ban hành;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
d) Thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, trừ lĩnh vực được phân cấp cho Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;
đ) Thanh tra về nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
e) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng giao;
g) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
h) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng;
i) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết;
k) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra sở;
l) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Quyết định thanh tra vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ do Bộ trưởng giao;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
6. Yêu cầu Tổng Cục trưởng, Cục trưởng chỉ đạo Thanh tra Tổng cục, Cục, yêu cầu Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó; trường hợp Thủ trưởng các cơ quan đó không thực hiện yêu cầu thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 55 của Luật này; báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 của Luật này;
8. Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục không nhất trí với Tổng Cục trưởng, Cục trưởng; trường hợp Giám đốc sở, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng không đồng ý với việc xử lý thì Chánh Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
9. Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ theo thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ được phát hiện qua thanh tra;
10. Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
11. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra;
12. Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra Bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra Tổng cục, Cục là cơ quan của Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của luật;
b) Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
3. Thanh tra Tổng cục, Cục chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Tổng cục, Cục giúp Tổng Cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, báo cáo Tổng Cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục trong kế hoạch thanh tra của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Tổng cục, Cục; lãnh đạo Thanh tra Tổng cục, Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
4. Báo cáo Tổng Cục trưởng, Cục trưởng để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
1. Thanh tra Tổng cục, Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục do Tổng Cục trưởng, Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra Bộ.
2. Tổ chức của Thanh tra Tổng cục, Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là kế hoạch thanh tra của tỉnh), hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
c) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
đ) Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
e) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
g) Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
h) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
i) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
k) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
l) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thực hiện hoặc sở không có cơ quan thanh tra thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
6. Đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra tỉnh phát hiện qua thanh tra;
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 55 của Luật này;
8. Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra hành chính mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý với việc xử lý của Chánh Thanh tra tỉnh thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
9. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
10. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra;
11. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của luật;
b) Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ;
c) Tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
3. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra sở giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước;
c) Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Kiến nghị Giám đốc sở đình chỉ việc thi hành quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của đơn vị, cá nhân thuộc sở;
4. Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh.
2. Tổ chức của Thanh tra sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra huyện trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra huyện và quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra;
4. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra;
5. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra;
6. Đề nghị người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, chấn chỉnh, khắc phục các sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra huyện phát hiện qua thanh tra.
1. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh.
2. Tổ chức của Thanh tra huyện được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước;
b) Được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
2. Tổ chức của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các trường hợp sau đây:
1. Theo quy định của luật;
2. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chính phủ giao cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi thống nhất với Bộ trưởng phụ trách ngành, lĩnh vực có liên quan.
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 34 của Luật này; hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định về hoạt động thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF INSPECTION-CONDUCTING AUTHORITIES
Article 9. Inspection-conducting authorities
1. Inspection authorities according to administrative divisions include:
a) Government Inspectorate;
b) Inspectorates of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred as ”provincial inspectorates”);
c) Inspectorates of districts, district-level towns and cities (hereinafter referred as ”district inspectorates”);
d) Inspection authorities at special administrative-economic units according to regulations of the National Assembly.
2. Inspection authorities according to the sectors and domains include:
a) Inspectorates of ministries and ministerial-level agencies (hereinafter referred to as “ministerial inspectorates”);
b) Inspectorates of the Departments of the Ministries and equivalents agencies (hereinafter referred to as “sub-ministerial inspectorates”);
c) Inspectorates of provincial-level departments.
3. Inspection authorities of Governmental agencies
4. Inspection authorities in the People's Army, the People's Public Security, the State Bank of Vietnam and cipher agencies of the Government.
5. Specialized authorities assigned to conduct inspection.
Section 1. GOVERNMENT INSPECTORATE
Article 10. Position and functions of Government Inspectorate
The Government Inspectorate is an agency of the Government which assists the Government in performing state management of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption nationwide; and directly inspects, receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 11. Tasks and powers of the Government Inspectorate
1. The Government Inspectorate shall assist the Government in performing state management of inspection and have the following tasks and powers:
a) Develop policies and laws on inspection;
b) Develop inspection program orientations and submit to the Prime Minister for approval;
c) Develop annual inspection plans of the Government Inspectorate; direct ministries, ministerial-level agencies (hereinafter referred to as “ministries”), Governmental agencies and the People's Committees of provinces to develop annual inspection plans;
d) Organize implementation and direct ministries, Governmental agencies and the People's Committees of provinces to organize the implementation of annual inspection plans;
dd) Inspect implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers of ministries, Governmental agencies and the People's Committees of provinces;
e) Inspect management of state capital and assets in state enterprises under assignment of the Prime Minister;
g) Inspect complicated cases related to management responsibilities of many ministries, Governmental agencies and the People's Committees of provinces;
h) Inspect other cases assigned by the Prime Minister;
i) Re-inspect cases which the conclusions have been made by the ministerial inspectorates, the inspection authorities of Governmental agencies or the provincial inspectorates in case of detection of signs of law violations.
k) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations and inspection-related decisions of the Prime Minister and the Government Inspectorate;
l) If necessary, examine the accuracy and lawfulness of conclusions on inspection of the ministerial inspectorates, the inspection authorities of Governmental agencies or the provincial inspectorates and decisions on handling after inspection of the ministers, the heads of Governmental agencies or the presidents of the People's Committees of provinces.
m) Cooperate with the State Audit in handling overlaps and duplications between inspection and state audit; direct the ministerial inspectorates and the provincial inspectorates to address duplications between inspection and state audit;
n) Direct inspection, carry out refresher training and provide professional guidance on inspection, grant certificates of inspector training;
o) Summarize and report the results of inspection.
2. Assist the Government in performing state management of reception of citizens, settlement of complaints and denunciations; perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Assist the Government in performing state management of anti-corruption; perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 12. Tasks and powers of the Inspector General of the Government Inspectorate
1. The Inspector General of the Government Inspectorate is a member of the Government. The Inspector General shall be responsible to the National Assembly, the Government and the Prime Minister for inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption.
Deputy Inspectors General shall assist the Inspector General in performing duties under assignment of the Inspector General.
2. The Inspector General shall have the following tasks and powers:
a) Lead, direct and examine inspection within the scope of state management of the Government; direct the Government Inspectorate to perform its tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
b) Promulgate legal documents according to its competence;
c) Submit to the Prime Minister for approval for inspection program orientations; make annual inspection plans of the Government Inspectorate, organize and direct the implementation;
d) Decide inspection in case of detection of signs of law violation;
dd) Request ministers, the heads of Governmental agencies and the presidents of the People's Committees of provinces to decide inspection of cases with signs of law violation; in case the Ministers, the heads of Governmental agencies and the presidents of the People's Committees of provinces fail to decide inspection, the Inspector General shall issue decision on inspection or report to the Prime Minister for direction;
e) Decide re-inspection of cases which the conclusions have been made by the ministerial inspectorates, the inspection authorities of Governmental agencies or the provincial inspectorates in case of detection of signs of law violation;
g) Handle overlaps and duplications between inspection and state audit; among inspection of inspection authorities specified in Clause 1, points b and d Clauses 2 and 3 of Article 55 of this Law;
h) Consider and settle inspection-related matters which opinions of the ministerial chief inspectors are different from direction of ministers or opinions of the provincial chief inspectors are different from direction of the presidents of the People's Committees of provinces. In case the ministers and the presidents of the People's Committees of provinces disagree with the Inspector General, the Inspector General shall report to the Prime Minister for consideration and decision.
i) Recommend the ministers and the presidents of the People's Committees of provinces to terminate the implementation or annul legal documents issued by those which are contrary to Constitution, laws, legal documents of superior state agencies or the Inspector General in case of detection via inspection. Request the Prime Minister to considerate and decide in case of refusal of recommendation;
k) Recommend the Prime Minister to terminate the implementation of a part or the whole of Resolution of the People's Council of province which is contrary to the Constitution, laws and legal documents of superior state agencies in case of detection via inspection; report to the Prime Minister to request the Standing Committee of National Assembly to annul a part or the whole of Resolution of the People's Council of province which is contrary to the Constitution, laws and legal documents of superior state agencies in case of detection via inspection;
l) Recommend competent state agencies to amend or promulgate regulations to meet management requirements; recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations that have been detected via inspection, except for cases that have been recommended at points i and k of this Clause.
m) Request ministers, the heads of Governmental agencies and the presidents of the People's Committees of provinces to consider, rectify and correct mistakes in sectors, domains and local areas under their management that have been detected by the Government Inspectorate via inspection;
n) Recommend the Prime Minister, competent agencies and organizations to consider liability and handle individuals under the management of the Prime Minister, competent agencies and organizations, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions, recommendations and inspection-related decisions; request the heads of other agencies or organizations to consider liability and handle individuals under their management, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions, recommendations and inspection-related decisions.
Article 13. Organization of Government Inspectorate
1. The Government Inspectorate includes the Inspector General, Deputy Inspectors General, inspectors, officials and public employees.
2. The organization of Government Inspectorate shall comply with regulations of the law on organization of the Government and other regulations of relevant laws.
Section 2. MINISTERIAL INSPECTORATES
Article 14. Position and functions of ministerial inspectorates
1. The ministerial inspectorate is an agency of the Ministry, which assists the Minister in performing state management of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption; conducts administrative inspection for agencies, organizations and individuals under the management of the Ministry; performs specialized inspection in sectors under state management of the Ministry according to regulations of the Minister and ensures no duplications with the functions and tasks of sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the Ministry; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
2. The ministerial inspectorates shall be subject to the direction and management of the ministers and the direction of inspection, professional guidance of the Government Inspectorate.
Article 15. Tasks and powers of ministerial inspectorates
1. The ministerial inspectorates shall assist the ministers in performing state management of inspection and have the following tasks and powers:
a) Advise, develop and submit to the ministers for promulgation of regulations, guide and urge the implementation of regulations on organization and inspection under state management competence of ministries;
b) Develop draft plans for inspection of the ministries, guide the development of draft plans for inspection of sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries to synthesize into annual inspection plans of the ministries for submission to the ministers for promulgation;
c) Organize implementation of annual inspection plans of ministerial inspectorates; monitor, urge and examine implementation of annual inspection plans of sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries
d) Conduct administrative inspection for agencies, organizations and individuals under the management of the ministers; conduct specialized inspection in the sectors under state management of the ministries, except for sectors that the sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries have been assigned to implement;
dd) Inspect contents relevant to many sectors under state management of the ministries;
e) Inspect other cases assigned by the ministers;
i) Re-inspect cases which the conclusions have been made by sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries; cases under state management of the ministries, which the conclusions have been made by inspectorates of provincial-level departments in case of detection of signs of law violations via consideration and handling of complaints, denunciations, recommendations and reflections;
h) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations of ministerial inspectorates and inspection-related decisions of the ministers;
i) Examine the accuracy and lawfulness of conclusions on inspection of sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries and decisions on handling after inspection of the presidents of the People's Committees of provinces with regard to cases under the management of the ministries, if necessary;
k) Provide professional guidance on inspection for sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries, and inspectorates of provincial-level departments;
l) Summarize and report the results of inspection.
2. Assist the ministers in performing state management of reception of citizens, settlement of complaints and denunciations; perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Assist the ministers in performing state management of anti-corruption; perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 16. Tasks and powers of ministerial chief inspectors
The ministerial chief inspectors shall have the following tasks and powers:
1. Lead, direct and examine inspection within state management of the ministries; direct the ministerial inspectorates to perform their tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
2. Decide inspection in case of detection of signs of law violation;
3. Decide inspection of cases relevant to many sectors under state management of the ministries and assignment of the ministers;
4. Decide re-inspection of cases which the conclusions have been made by sub-ministerial inspectorates and other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries; cases under state management of the ministries which the conclusions have been made by inspectorates of provincial-level departments in case of detection of signs of law violations via consideration and handling of complaints, denunciations, recommendations and reflections;
5. Impose penalties for administrative violations or request competent persons to impose penalties for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations;
6. Request the Director General and Directors to direct sub-ministerial inspectorates, request the heads of other specialized authorities assigned to conduct inspection under the ministries to conduct inspections within the scope of management of such agencies. In case the heads of such agencies fail to comply with requests, the ministerial chief inspectors shall report to the ministers for consideration and decision;
7. Handle overlaps and duplications among inspection of inspection authorities according to regulations of point g, Clause 2 Article 55 of this Law; report to the Inspector General of the Government Inspectorate for consideration and decision on handling of overlaps and duplications among inspection of inspection authorities as prescribed at Point d, Clause 2, Article 55 of this Law;
8. Consider and settle specialized inspection-related matters which opinions of the chief inspectors of provincial-level departments are different from those of the directors of provincial-level departments or opinions of the chief inspectors of sub-ministerial inspectorates are different from those of General Director and Directors. If the Directors of Departments, General Director and Directors disagree with the settlement, the ministerial chief inspectors shall report to the ministers for consideration and decision;
9. Recommend the ministers to terminate the implementation of decisions which are contrary to laws in state management of the ministries in case of detection via inspection under their competence;
10. Recommend the ministers to settle inspection-related matters;
11. Recommend competent state agencies to amend or promulgate regulations to meet management requirements; recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations that have been detected via inspection;
12. Recommend the ministers to consider liability and handle individuals under the management of the ministers, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions, recommendations and inspection-related decisions; request the heads of other agencies or organizations to consider liability and handle individuals under their management, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions, recommendations and inspection-related decisions.
Article 17. Organization of ministerial inspectorates
1. A ministerial inspectorate includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other public employees.
The ministerial chief inspector is appointed, dismissed, assigned, reassigned or seconded by the minister after collection of opinions from the Inspector General of the Government Inspectorate.
2. The organization of ministerial inspectorates shall comply with regulations of the law on organization of the Government and other regulations of relevant laws.
Section 3. SUB-MINISTERIAL INSPECTORATES
Article 18. Positions and functions of sub-ministerial inspectorates
1. The sub-ministerial inspectorate is an agency of General Department or Department affiliated to the Ministry, which conducts specialized inspection within the scope of state management that the General Department or Department has been assigned to manage; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
2. The sub-ministerial inspectorate is established:
a) According to regulations of the law;
b) According to regulations of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
c) At General Department or Department affiliated to the Ministry having authority over a large quantity of entities in sectors and industries that are complicated and important to socio-economic development according to regulations of the Government.
The establishment of sub-ministerial inspectorates must not increase the number of focal points of affiliated units and the payroll of the General Department or Department affiliated to the Ministry.
3. The sub-ministerial inspectorates shall be subject to the direction and management of Director General and Directors, the direction of inspection and professional guidance of ministerial inspectorates.
Article 19. Tasks and powers of sub-ministerial inspectorates
1. The sub-ministerial inspectorates shall assist Director General and Directors in carrying out inspection and have the following tasks and powers:
a) Develop draft plans for inspection of sub-ministerial inspectorates, report to Director General and Directors for consideration and decision before submission to ministerial inspectorates to synthesize into annual inspection plans of the ministries;
b) Organize implementation of inspection of sub-ministerial inspectorates in annual inspection plans of the ministries; specialized inspection for agencies, organizations and individuals within the scope of state management that General Department and Departments have been assigned to manage;
c) Inspect other cases assigned by the ministers, Director General and Directors;
d) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations of sub-ministerial inspectorates and inspection-related decisions of the Director General and Directors;
dd) Summarize and report the results of inspection.
2. Perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 20. Tasks and powers of sub-ministerial chief inspectors
The sub-ministerial chief inspectors shall have the following tasks and powers:
1. Lead, direct and examine inspection within the scope of management of General Department and Departments; direct the sub-ministerial inspectorates to perform their tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
2. Decide inspection in case of detection of signs of law violation;
3. Impose penalties for administrative violations or request competent persons to impose penalties for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations;
4. Report to Director General and Directors to recommend competent state agencies to amend or promulgate regulations to meet management requirements; recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations that have been detected via inspection;
Article 21. Organization of sub-ministerial inspectorates
1. An sub-ministerial inspectorate includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other public employees.
The sub-ministerial chief inspector is appointed, dismissed, assigned, reassigned or seconded by General Director or Director after collection of opinions from the ministerial chief inspector.
2. The organization of sub-ministerial inspectorates shall comply with regulations of the law on organization of the Government and other regulations of relevant laws.
Section 4. PROVINCIAL INSPECTORATES
Article 22. Position and functions of provincial inspectorates
1. The provincial inspectorate is an agency of the People's Committee of province, which assists the People's Committee of province in performing state management of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption; inspects within the scope of state management of the People's Committee of province; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
2. The provincial inspectorate shall be subject to the direction and management of the president of the People's Committee of province and the direction of inspection, professional guidance of the Government Inspectorate.
Article 23. Tasks and powers of provincial inspectorates
1. The provincial inspectorates shall assist the People's Committees at the same level in performing state management of inspection and have the following tasks and powers:
a) Develop draft plans for inspection of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “annual inspection plans of provinces”), direct the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates to develop the draft plans for inspection to synthesize into the annual inspection plans of provinces for submission to the presidents of the People's Committees of provinces for promulgation;
b) Organize implementation of annual inspection plans of the provincial inspectorates; monitor, urge and examine implementation of annual inspection plans of the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates
c) Inspect implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers of agencies, units of the People's Committees of provinces and the People's Committees of districts;
d) Inspect the management of state capital and assets at a state-owned enterprise that the People's Committee of province is the owner's representative when the president of the People's Committee of province assigns the provincial inspectorate to conduct inspection;
dd) Conduct administrative inspection and specialized inspection for agencies, organizations and individuals under the management of the departments that fail to establish inspection authorities;
e) Inspect other cases assigned by the presidents of the People's Committees of provinces;
g) Re-inspect cases which the conclusions have been made by the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates in case of detection of signs of law violation;
h) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations of the provincial inspectorates and inspection-related decisions of the presidents of the People's Committees of provinces;
i) if necessary, examine the accuracy and lawfulness of conclusions on inspection of the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates and decisions on handling after inspection of the directors of provincial-level departments, the presidents of the People's Committees of districts.
k) Provide professional guidance on inspection for the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates; organize professional training for inspectors of provinces and central-affiliated cities;
l) Summarize and report the results of inspection.
2. Assist the People's Committees of provinces in performing state management of reception of citizens, settlement of complaints and denunciations; perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Assist the People's Committees of provinces in performing state management of anti-corruption; perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 24. Tasks and powers of provincial chief inspectors
The provincial chief inspectors shall have the following tasks and powers:
1. Lead, direct and examine inspection within state management of the People's Committees of provinces; direct the provincial inspectorates to perform their tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
2. Decide inspection in case of detection of signs of law violation;
3. Request the directors of provincial-level departments and the presidents of the People's Committees of districts to direct the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates to conduct inspection in case of detection of signs of law violations; in case the directors of provincial-level departments and the presidents of the People's Committees of districts fail to conduct inspection or the departments fail to establish inspection authorities, the provincial chief inspectors shall issue decisions on inspection or report to the presidents of the People's Committees of provinces for consideration and decision;
4. Re-inspect cases which the conclusions have been made by the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates in case of detection of signs of law violation;
5. Impose penalties for administrative violations or request competent persons to impose penalties for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations;
6. Request the directors of provincial-level departments and the presidents of the People's Committees of districts to consider, rectify and correct mistakes in sectors, domains and local areas under their management that have been detected by the provincial inspectorates via inspection;
7. Handle overlaps and duplications among inspection of the inspectorates of provincial-level departments specified in point i Clause 2 Article 55 of this Law;
8. Consider and settle administrative inspection-related matters which opinions of the chief inspectors of provincial-level departments are different from those of the directors of provincial-level departments or opinions of the district chief inspectors are different from those of the presidents of the People's Committees of districts. If the directors of provincial-level departments, the presidents of the People's Committees of districts disagree with the settlement of the provincial chief inspectors, the provincial chief inspectors shall report to the presidents of the People's Committees of provinces for consideration and decision;
9. Recommend the presidents of the People's Committees of provinces to settle inspection-related matters;
10. Recommend competent state agencies to amend or promulgate regulations to meet management requirements; recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations that have been detected via inspection;
11. Recommend the presidents of the People's Committees of provinces to consider liability and handle individuals under the management of the presidents of the People's Committees of provinces, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions and inspection-related decisions; request the heads of other agencies or organizations to consider liability and handle individuals under their management, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions and inspection-related decisions.
Article 25. Organization of provincial inspectorates
1. A provincial inspectorate includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other public employees.
The provincial chief inspector is appointed, dismissed, assigned, reassigned or seconded by the president of the People's Committee of province after collection of opinions from the Inspector General of the Government Inspectorate.
2. The organization of provincial inspectorates shall comply with regulations of the law on organization of the Local Government and other regulations of relevant laws.
Section 5. INSPECTORATES OF PROVINCIAL-LEVEL DEPARTMENTS
Article 26. Position and functions of inspectorates of provincial-level departments
1. The inspectorate of provincial-level department is an agency of the department, which conducts inspection within the scope that the department is assigned to advise and assist the People's Committee of province in performing state management; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
2. The inspectorate of provincial-level department is established:
a) According to regulations of the law;
b) At the department, which has a wide scope of management and complex requirement for specialized management according to the Government's regulations;
c) At the department, which is decided by the People's Committee of province according to the requirement for state management at province and the assigned payroll.
3. At the departments where the inspection authorities have not been established, the directors of provincial-level departments assigns the units of the departments to perform the tasks and powers to receive citizens, settle complaints and denunciations and organize anti-corruption.
4. The inspectorates of provincial-level departments shall be subject to the direction and management of the directors of provincial-level departments; the direction of inspection, professional guidance on administrative inspection of the provincial inspectorates; professional guidance on specialized inspection of the ministerial inspectorates.
Article 27. Tasks and powers of inspectorates of provincial-level departments
1. The inspectorates of provincial-level departments shall assist the directors of provincial-level departments in conducting inspection and have the following tasks and powers:
a) Develop draft plans for inspection of inspectorates of provincial-level departments, report to the directors of provincial-level departments for consideration and decision before submission to the provincial inspectorates to synthesize into annual inspection plans of provinces;
b) Organize implementation of inspection of inspectorates of provincial-level departments in annual inspection plans of provinces; administrative inspection for units, individuals under the departments; specialized inspection for agencies, organizations and individuals within the scope that the departments have been assigned to advise and assist the People's Committees of provinces in performing state management;
c) Inspect other cases assigned by the directors of provincial-level departments;
d) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations of inspectorates of provincial-level departments and inspection-related decisions of the directors of provincial-level departments;
dd) Summarize and report the results of inspection.
2. Perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 28. Tasks and powers of chief inspectors of provincial-level departments
The chief inspectors of provincial-level departments shall have the following tasks and powers:
1. Direct the inspectorates of provincial-level departments to perform their tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
2. Decide inspection in case of detection of signs of law violation;
3. Recommend the directors of provincial-level departments to terminate execution of the illegal decisions or acts of units or individuals under the departments;
4. Recommend the directors of provincial-level departments to settle inspection-related matters;
5. Impose penalties for administrative violations or recommend competent persons to impose penalties for administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations.
Article 29. Organization of inspectorates of provincial-level departments
1. An inspectorate of provincial-level department includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other public employees.
The chief inspector of provincial-level department is appointed, dismissed, assigned, reassigned or seconded by the director of provincial-level department after collection of opinions from the provincial inspectorate.
2. The organization of inspectorates of provincial-level departments shall comply with regulations of the law on organization of the Local Government and other regulations of relevant laws.
Section 6. DISTRICT INSPECTORATES
Article 30. Position and functions of district inspectorates
1. The district inspectorate is an agency of the People's Committee of district, which assists the People's Committee of district in performing state management of inspection, reception of citizens, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption; inspects within the scope of state management of the People's Committee of district; receives citizens, settles complaints and denunciations and organizes anti-corruption in accordance with regulations of the law.
2. The district inspectorate shall be subject to the direction and management of the president of the People's Committee of district and the direction of inspection, professional guidance of the provincial inspectorate.
Article 31. Tasks and powers of district inspectorates
1. The district inspectorates shall assist the People's Committees at the same level in performing state management of inspection and have the following tasks and powers:
a) Develop draft plans for inspection of district inspectorates, report to the presidents of the People's Committees of districts for consideration and decision before submission to the provincial inspectorates to synthesize into annual inspection plans of provinces;
b) Perform tasks of the district inspectorates in annual inspection plans of provinces; inspect implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers of professional agencies of the People's Committees of districts and the People's Committees of communes;
c) Inspect other cases assigned by the presidents of the People's Committee of districts;
d) Monitor, urge and examine the implementation of conclusions, recommendations of the district inspectorates and inspection-related decisions of the presidents of the People's Committee of districts;
dd) Summarize and report the results of inspection.
2. Assist the People's Committees of districts in performing state management of reception of citizens, settlement of complaints and denunciations; perform tasks and exercise powers to receive citizens and settle complaints and denunciations in accordance with regulations of the law.
3. Assist the People's Committees of districts in performing state management of anti-corruption; perform tasks and exercise powers to organize anti-corruption in accordance with regulations of the law.
Article 32. Tasks and powers of district chief inspectors
The district chief inspectors shall have the following tasks and powers:
1. Lead and direct inspection within state management of the People's Committees of districts; direct the district inspectorates to perform their tasks and powers under this Law and other regulations of relevant laws;
2. Decide inspection in case of detection of signs of law violations;
3. Recommend competent state agencies to amend or promulgate regulations to meet management requirements; recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations that have been detected via inspection;
4. Recommend the presidents of the People's Committees of districts to settle inspection-related matters;
5. Recommend the presidents of the People's Committees of districts to consider liability and handle individuals under the management of the presidents of the People's Committees of districts, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions and inspection-related decisions; request the heads of other agencies or organizations to consider liability and handle individuals under their management, who commit violations that have been detected via inspection or fail to comply with conclusions and inspection-related decisions;
6. Request the heads of professional agencies of the People's Committees of districts and the presidents of the People's Committees of communes to consider, rectify and correct mistakes in sectors, domains and local areas under their management that have been detected by the district inspectorates via inspection.
Article 33. Organization of district inspectorates
1. An district inspectorate includes the chief inspector, deputy chief inspectors, inspectors and other public employees.
The district chief inspector is appointed, dismissed, assigned, reassigned or seconded by the president of the People's Committee of district after collection of opinions from the provincial chief inspector
2. The organization of district inspectorates shall comply with regulations of the law on organization of the Local Government and other relevant laws.
Section 7. INSPECTION AUTHORITIES OF GOVERNMENTAL AGENCIES
Article 34. Establishment of inspection authorities of Governmental agencies
1. The Government considers and decides establishment of inspection authorities of Governmental agencies to:
a) Perform some tasks in state management;
b) Perform the assigned tasks in inspection by the law.
2. The organization of inspection authorities of Governmental agencies shall comply with regulations of the law on organization of the Government and other relevant laws.
Article 35. Tasks and powers of inspection authorities of Governmental agencies
1. The inspection authorities of Governmental agencies shall carry out inspection under management of Governmental agencies.
2. The Government elaborates tasks, powers and operation of the inspection authorities of Governmental agencies.
Section 8. SPECIALIZED AUTHORITY ASSIGNED TO CONDUCT INSPECTION
Article 36. Assignment of making of specialized inspection
An authority will be assigned to carry out specialized inspection in the following cases:
1. The assignment is carried out according to regulations of the law;
2. The Government finds it necessary to assign the authority conduct the specialized inspection upon the request of the Inspector General of the Government Inspectorate after agreement with the ministers who are in charge of relevant sectors and domains.
Article 37. Inspection of specialized authorities assigned to conduct inspection
1. The specialized authorities assigned to conduct inspection shall not establish inspection authorities, except for cases specified in Clause 2 Article 18 and Clause 1 Article 34 of this Law. The inspection shall be carried out by persons assigned to conduct specialized inspection in accordance with regulations of this Law and other relevant laws.
2. In inspection, the heads of specialized authorities assigned to conduct inspection shall perform tasks and exercise powers of the heads of inspection agencies. The persons assigned to conduct specialized inspection shall perform tasks and exercise powers of members of inspectorate who are inspectors in accordance with this Law and other relevant laws.
3. Pursuant to regulations of this Law, the Government elaborates inspection and implementation of conclusions on inspection of specialized authorities assigned to conduct inspection.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục
Điều 26. Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 36. Giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Điều 37. Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Điều 38. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục
Điều 38. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Điều 43. Trang phục, thẻ thanh tra
Điều 79. Công khai kết luận thanh tra
Điều 90. Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
Điều 105. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra