Chương V Luật Thanh tra 2022: Thực hiện kết luận thanh tra
Số hiệu: | 11/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 907 đến số 908 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Thanh tra 2022: Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra
Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, với nhiều điểm mới nổi bật giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.
Một trong những điểm mới đó là quy định về thời gian ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, tại Điều 78 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời hạn ban hành kết luận thanh tra như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo;
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất 30 ngày từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Thanh tra 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải có văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp để chỉ đạo việc thực hiện nội dung của kết luận thanh tra.
Văn bản kiến nghị phải được gửi đồng thời với kết luận thanh tra, trong đó đề xuất cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện đối với các kiến nghị trong kết luận thanh tra thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra phải báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.
Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Giám đốc sở chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra sở.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra. Đối với kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản tổ chức thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra. Văn bản tổ chức thực hiện có các nội dung sau đây:
a) Xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;
b) Xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
3. Khi chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra trình phương án khắc phục sai phạm về kinh tế, giao người ban hành kết luận thanh tra và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, trình để phê duyệt phương án khắc phục sai phạm bảo đảm thu hồi triệt để tiền và tài sản nhà nước, tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.
4. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức tiến hành xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được nêu trong kết luận thanh tra; giao Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.
Trường hợp Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức không xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật hoặc xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ hành vi vi phạm thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý trách nhiệm đối với Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
1. Đối tượng thanh tra phải thực hiện kết luận thanh tra đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn.
Đối với những nội dung trong kết luận thanh tra mà chưa thực hiện được ngay, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công khai kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra trình người có thẩm quyền, trong đó nêu rõ tiến độ và giải thích lý do.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công khai kết luận thanh tra, căn cứ nội dung trong kết luận thanh tra, văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
b) Kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
c) Áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để giải quyết khó khăn, vướng mắc của đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
d) Kiểm tra việc xây dựng phương án thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra.
3. Đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra với cấp có thẩm quyền và Thủ trưởng cơ quan thanh tra.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, công khai việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.
2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
3. Cơ quan thanh tra tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra mà không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.
IMPLEMENTATION OF SPECTION CONCLUSION
Article 102. Responsibility of the head of the inspection authority in issuance of inspection conclusion
1. The head of the inspection authority shall make a written recommendation to the head of the management agency at the same level to direct the implementation of contents of inspection conclusion.
The written recommendation and the inspection conclusion shall be sent at the same time. In particular, the methods and measures shall be proposed to organize the implementation of the recommendations in inspection conclusion under handling competence of the head of the management agency at the same level.
2. The head of the inspection authority shall report the result of implementation of the inspection conclusion to the head of the management agency at the same level.
Article 103. Responsibility of the head of the state management agency
1. The Prime Minister, the ministers, the presidents of the People's Committees of provinces and the presidents of the People's Committee of districts shall direct the implementation of inspection conclusions of the Government Inspectorate, the ministerial inspectorates, the provincial inspectorates and the district inspectorates.
Director General, Directors and Directors of provincial-level departments shall direct implementation of inspection conclusions of sub-ministerial inspectorates and inspectorates of provincial-level departments;
2. Within 15 days from the date of receipt of the inspection conclusion, the head of the state management agency at the same level shall issue a document on organization of the implementation of the inspection conclusion of the inspection agency. With regard to conclusion of Government Inspectorate, the Prime Minister shall issue a document on organization of the implementation within 30 days from the date of receipt of the inspection conclusion. A document on organization of inspection conclusion contains the following contents:
a) Handling or request, recommendation to the competent state agency for handling of such violations;
b) Handling or request, recommendation to the competent state agency for handling of officials or public employees who commit violations
c) Implementation or request, recommendation to the competent state agency for implementation of remedial measures, completion of mechanisms, policies and laws
3. In case of direction of the implementation of inspection conclusions, the Prime Minister, the ministers, General Directors, Directors, the presidents of the People's Committees of provinces, Directors of provincial-level departments, the presidents of the People's Committees of district shall be entitled to request the inspected entities to submit the plans to remedy economic violations, assign person who issue inspection conclusions and the heads of relevant agencies and units to consider and submit for approval for the plans to remedy economic violations in order to ensure the thorough recall of state money and assets, and create conditions for the inspected entities to continue to maintain and develop production and trade.
4. The Prime Minister, the ministers, General Directors, Directors, the presidents of the People's Committees of provinces, Directors of provincial-level departments, the presidents of the People's Committees of districts shall assign agencies and units that take charge of organization and officials to preside over and cooperate with supervisory authorities of officials and public employees in handling officials and public employees who commit violations stated in the inspection conclusions; assign Government Inspectorate, the ministerial inspectorates, the provincial inspectorates and the district inspectorates to monitor and urge the implementation.
If the heads of supervisory authorities of officials and public employees fail to take actions officials and public employees who commit violations or fail to take actions that are appropriate for the nature and extent of their violations, the Prime Minister, the ministers, the presidents of the People's Committees of provinces, the presidents of the People's Committees of districts shall hold the heads of these supervisory authorities accountable.
Article 104. Responsibilities of inspected entities, the heads of agencies or organizations that directly manage inspected entities and relevant agencies, organizations and individuals
1. The inspected entity shall implement the inspection conclusion in a complete and prompt manner before the deadline.
With regard to contents of the inspection conclusion that cannot be immediately implemented, within 10 days from the date of publishing the inspection conclusion, the inspected entity shall develop a plan for implementation of the inspection conclusion and submit it to the competent person. In particular, the progress and reasons shall be clearly stated.
2. Within 15 days from the date of publishing the inspection conclusion, according to the contents of the inspection conclusion, document on organization of the implementation of the inspection conclusion, requests, recommendations and inspection-related decisions, the head of agency or organization that directly manages the inspected entity shall:
a) Completely, promptly and punctually fulfill requests, recommendations and inspection-related decisions within the scope of his/her responsibility;
b) Promptly direct the inspected entity to organize implementation of inspection conclusion, requests, recommendations and inspection-related decisions;
c) Adopt measures according to his/her competence to solve difficulties and problems of the inspected entity during the implementation of inspection conclusion, requests, recommendations and inspection-related decisions;
d) Examine the development of the plan for implementation of inspection conclusion of the inspected entity.
3. The inspected entity, the head of agency or organization that directly manages the inspected entity and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for report on the result of implementation of inspection conclusion to the competent authority and the head of the inspection authority.
Article 105. Monitoring, urging and examining the implementation of inspection conclusion
1. The heads of inspection authorities, the heads of state management agencies at the same level shall, within the scope of their tasks and powers, monitor, urge, examine and publish the implementation of inspection conclusions and promptly handle problems.
2. The Government Inspectorate shall monitor, urge and examine the implementation of its inspection conclusion and inspection-related decision and the inspection conclusion and inspection-related decision of the Prime Minister.
The ministerial inspectorates, the sub-ministerial inspectorates, the provincial inspectorates, the inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates shall monitor, urge and examine the implementation of their inspection conclusions and inspection-related decisions and the inspection conclusions and inspection-related decisions of the heads of state management agencies at the same level.
3. The inspection authority shall directly examine the implementation of inspection conclusions and inspection-related decisions of the inspected entity and relevant agencies, organizations and individuals.
4. The Government elaborates this Article.
Article 106. Handling of violations in implementation of inspection conclusions
1. The persons who are responsible for monitoring, urging and examining the implementation of inspection conclusions but fail to perform or fully perform their duties shall be held accountable in accordance with the law.
2. The inspected entities, agencies, organizations and individuals that are responsible for implementation of inspection conclusions and inspection-related decisions but fail to perform or fully perform their duties shall, according to the nature and danger of their violations, incur disciplinary and administrative penalties or face criminal prosecution. In case of damage, they must pay compensation according to regulations of the law.
3. The Government elaborates the handling of violations in implementation of inspection conclusions
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực