Chương VI Luật Thanh niên 2020: Quản lý nhà nước về thanh niên
Số hiệu: | 57/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020.
Theo đó, Luật Thanh niên 2020 quy định về chính sách dành cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bao gồm:
- Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật;
- Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện;
- Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần;
- Bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh;
- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật;
- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Luật Thanh niên 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên; quy định các biện pháp để thực hiện chính sách đối với thanh niên.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình thanh niên và việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
7. Hợp tác quốc tế về thanh niên.
8. Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thanh niên;
2. Bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các Bộ,, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;
3. Bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực;
4. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên theo yêu cầu của Quốc hội.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về thanh niên; chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên;
2. Đề xuất việc lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực. Hướng dẫn các Bộ, ngành lồng ghép chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu của Bộ, ngành;
3. Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên;
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, khai thác và công bố dữ liệu về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên;
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;
7. Hằng năm, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên;
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo quy định của pháp luật.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
1. Ban hành chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho thanh niên tham gia vào các chương trình phát triển của ngành, lĩnh vực;
2. Lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực; lồng ghép các chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu của Bộ, ngành;
3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;
4. Hằng năm, báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên theo ngành, lĩnh vực, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành nghị quyết về phát triển thanh niên tại địa phương để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên;
b) Quyết định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn;
c) Quyết định phân bổ dự toán ngân sách để tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;
d) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên tại địa phương;
đ) Quyết định biên chế của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;
b) Lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn;
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên;
d) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên khi đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khỏe, cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;
đ) Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương;
e) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ;
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về thanh niên;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
Article 36. Contents of state management of the youth
1. Promulgate or propose legislative documents on the youth to competent authorities for promulgation and implementation; stipulate measures for implementation of youth policies.
2. Formulate strategies, policies, programs and plans for youth development and organize implementation thereof.
3. Comply with regulations on statistics and reporting on youth situation and implementation of youth policies and laws.
4. Develop officials and public employees in charge of state management of the youth.
5. Disseminate policies and laws on the youth.
6. Inspect and handle violations, complaints, denunciations and propositions; organize preliminary summary, overall summary, emulation and rewarding for implementation of youth policies and laws.
7. Carry out international cooperation on youth affairs.
8. Promulgate incentive policies to encourage organizations and individuals to implement youth policies.
Article 37. Responsibilities of the Government
The Government shall exercise unified state management of the youth and have the following responsibilities:
1. Ensure effect and efficiency of performance of the tasks of state management of the youth;
2. Ensure mechanisms and measures for cooperation between Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies, local governments and relevant regulatory bodies and organizations in formulation and implementation of youth policies and laws;
3. Ensure development and achievement of youth development objectives and targets in national and sectoral long-term, mid-term and annual socio-economic development plans, programs and strategies;
4. Report results of youth policy and law implementation at the request of the National Assembly.
Article 38. Responsibilities of Ministry of Home Affairs
Ministry of Home Affairs shall answer to the Government for state management of the youth and have the following responsibilities:
1. Promulgate intra vires or propose youth policies and laws; and youth development plans, programs and strategies to competent authorities for promulgation;
2. Propose that youth development policies, objectives and targets be added to sectoral socio-economic development plans, programs, strategies and policies. Provide guidelines on incorporating statistical indicators for Vietnamese youth into ministerial indicator systems for ministries;
3. Provide guidelines on state management of the youth for Ministries, ministerial-level agencies and provincial People's Committees; and training and refresher courses for officials and public employees in charge of state management of the youth;
4. Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in managing, using and publishing data on the youth and youth development index;
5. Take charge and cooperate with Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies and Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union in formulation and implementation of youth policies and laws;
6. Inspect and handle violations, complaints, denunciations and propositions; organize preliminary summary, overall summary, emulation and rewarding; handle violations against regulations on implementation of youth policies and laws intra vires or request competent regulatory bodies, organizations and individuals to handle such violations;
7. Submit annual reports on results of implementation of youth policies and laws and state management of youth to the Government;
8. Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in managing international cooperation on youth affairs as per the law.
Article 39. Responsibilities of Ministries and Ministerial-level agencies
Ministries and ministerial-level agencies shall cooperate with the Ministry of Home Affairs in exercising state management of the youth ex officio and have the following responsibilities:
1. Promulgate policies and mechanisms enabling the youth to participate in sectoral development programs;
2. Add youth development policies, objectives and targets to sectoral socio-economic development plans, programs, strategies and policies; incorporate statistical indicators for Vietnamese youth into ministerial indicator systems;
3. Provide guidelines on implementation of youth policies and laws under state management of their respective sectors for provincial People's Committees;
4. Submit annual reports on implementation of youth policies and laws concerning their sectors to the Ministry of Home Affairs for consolidation and reporting to the Government.
Article 40. Responsibilities of provincial People's Councils and People’s Committees
1. Ex officio responsibilities of provincial People’s Councils include:
a) Promulgate resolutions on youth development in their provinces to implement youth policies and laws of the State;
b) Decide youth development targets and objectives in provincial socio-economic development resolutions of each year and each period;
c) Decide budget estimate allocated to implementation of youth development policies, laws, strategies, programs and plans in their provinces;
d) Supervise implementation of youth policies and laws in their provinces;
dd) Decide payroll of bodies assigned state management of the youth.
2. Provincial People’s Committees shall exercise state management of the youth ex officio and have the following responsibilities:
a) Organize implementation of youth development policies, laws, strategies, programs and plans in their provinces;
b) Incorporate youth development targets and objectives into provincial socio-economic development plans and programs of each year and each period;
c) Develop officials and public employees in charge of state management of the youth;
d) Ensure legitimate rights and interest of the youth upon investment in educational institutions, healthcare establishments, health consultancies, and cultural and sports establishments;
dd) Manage, use and publish statistical data on the youth and youth development index of their provinces;
e) Comply with statistical requirements, and submit annual reports on results of implementation of youth policies and laws to the Ministry of Home Affairs for consolidation and reporting to the Government;
g) Inspect and handle violations, complaints, denunciations and propositions concerning the youth;
h) Provide directions and guidelines for state management of the youth for inferior People's Committees.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực