Chương I Luật Thanh niên 2020: Những quy định chung
Số hiệu: | 57/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 16/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/05/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2020.
Theo đó, Luật Thanh niên 2020 quy định về chính sách dành cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bao gồm:
- Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật;
- Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện;
- Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần;
- Bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh;
- Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật;
- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Luật Thanh niên 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
Luật này áp dụng đối với thanh niên; cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân.
1. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
1. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
2. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.
3. Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
4. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.
5. Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.
6. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này.
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, đối với thanh niên theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.
1. Hợp tác quốc tế về thanh niên phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với pháp luật mỗi nước, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về thanh niên bao gồm:
a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh niên; chương trình, dự án hợp tác quốc tế về thanh niên;
b) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý và chính sách, pháp luật về thanh niên;
c) Giao lưu giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên các nước.
1. Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Tháng Thanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.
3. Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.
1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.
2. Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên quy định tại khoản 1 Điều này chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nhà nước áp dụng điều ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
The youth provided for in this Law are Vietnamese citizens aged between full sixteen and thirty years old.
This Law provides for rights, obligations and responsibilities of the youth; youth policies of the State; responsibilities of organizations and regulatory bodies for the youth, other organizations, educational institutions, families and individuals towards the youth; and state management of the youth.
This Law is applicable to the youth; regulatory bodies, organizations, educational institutions, families and individuals.
Article 4. Roles, rights and obligations of the youth
1. The youth are a large pioneering and creative social force that leads the reform, development and protection of the Fatherland; and plays a crucial role in national industrialization and modernization, international integration and socialism advancement.
2. The youth shall have the rights and obligations of every citizen provided for in the Constitution and by the law.
Article 5. Rules of assurance of rights and obligations of the youth and implementation of youth policies of the State
1. Rights and obligations of the youth shall be recognized, respected, protected and ensured under the Constitution and the law.
2. The youth shall have equal rights and obligations regardless of their ethnicity, gender, social class, belief, religion, educational level and occupation.
3. The State, organizations, educational institutions, families and individuals shall enable the youth to exercise their rights and fulfill their obligations according to regulations in the Constitution and the law.
4. Youth policies of the State must ensure youth development; enable the youth to exercise their rights, fulfill their obligations and responsibilities and enhance their capacity; and be incorporated into sectoral and local policies.
5. Youth policies of the State must be formulated and implemented with the youth’s participation and due respect paid to and consideration taken of the youth’s opinions and wishes.
6. Enable overseas Vietnamese youth to participate in activities honoring the Fatherland and protecting and enhancing the national cultural identity.
7. Regulatory bodies, organizations and individuals failing to perform the tasks assigned in this Law shall be promptly and strictly handled.
Article 6. Resources for implementation of youth policies of the State
1. The State shall ensure resources for youth policy formulation and implementation as per the law.
2. Funding sources for youth policy implementation include state budget; donations, aid, sponsorship and other lawful contributions from domestic and foreign organizations, enterprises and individuals.
Article 7. National Vietnamese youth committee
1. National Vietnamese youth committee shall be an interdisciplinary organization in charge of advising the Prime Minister on youth affairs.
2. The Prime Minister has the power to stipulate duties and powers of the national Vietnamese youth committee.
Article 8. International cooperation on youth affairs
1. International cooperation on youth affairs must be carried out on the basis of equality, respect for independence, sovereignty and territorial integrity and compliance with the law of each country, conventions to which Vietnam is a signatory and international practices.
2. International cooperation on youth affairs shall focus on:
a) Participation in international organizations; conclusion and execution of international agreements and conventions on the youth; and international cooperation programs and projects on the youth;
b) Exchange of management experience, information and policies and laws concerning the youth;
c) Exchange between Vietnamese youth and the youth of other countries.
1. March every year shall be the Youth Month. The Youth Month shall aim to enhance the pioneering, volunteer and creative spirit of the youth for the interest of the community and the society and encourage organizations and individuals to invest in the youth.
2. Ho Chi Minh Communist Youth Union shall take charge and cooperate with relevant regulatory bodies, organizations and individuals in organizing Youth Month activities.
3. The Government and local governments at all levels shall provide mechanisms, policies and resources for the Ho Chi Minh Communist Youth Union at the same level to organize Youth Month activities. Heads of regulatory bodies and organizations shall enable the youth to participate in Youth Month activities.
Article 10. Dialogues with the youth
1. The Prime Minister and Chairpersons of People’s Committees at all levels shall hold a dialogue with the youth at least once a year about matters concerning the youth; heads of regulatory bodies, organizations and people’s armed force units shall hold a dialogue with the youth at the request of the youth organizations provided for in this Law.
2. Persons in charge of holding dialogues with the youth mentioned in Clause 1 of this Article shall formulate plans and make preparations for such dialogues, and announce a dialogue on web portals/websites or post at the offices of their regulatory bodies, organizations or units no later than 30 days before the date on which the dialogue takes place; resolve intra vires propositions put forwards by the youth in dialogues or propose them to competent authorities for resolution.
3. Within 10 days from the date on which a dialogue takes place, the dialogue’s conclusion must be published on the web portal/website or posted at the office of the regulatory body, organization or unit and sent to relevant regulatory bodies, organizations and units; this deadline may be extended by 5 days if the dialogue has complicated contents that involve multiple areas.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 11. Adoption of conventions on children’s rights towards youths aged between full sixteen and eighteen years old
The State may adopt conventions on children’s rights to which Vietnam is a signatory towards youths aged between full sixteen and eighteen years old as appropriate to Vietnam’s situation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực