Chương 3 Luật Thanh niên 2005: Trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên
Số hiệu: | 53/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 06/01/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho thanh niên của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ thanh niên trong học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho thanh niên.
3. Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm.
2. Nhà nước có cơ chế, chính sách giao cho tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chương trình, dự án khác để thanh niên có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ.
4. Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm.
1. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho thanh niên được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, truyền thống yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng của mình và gia đình có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự phổ thông, làm tròn nghĩa vụ quân sự, quân dự bị động viên và tham gia lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách phát triển và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của thanh niên; hỗ trợ thanh niên trong hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật; tạo điều kiện cho thanh niên giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí cho thanh niên.
Không được sử dụng các cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí dành cho thanh niên vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của thanh niên.
3. Gia đình có trách nhiệm giáo dục nhân cách, xây dựng lối sống văn hoá, hướng dẫn phòng, chống tệ nạn xã hội cho thanh niên.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục, thể thao; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên, tổ chức tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ sinh sản, kỹ năng sống, phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác.
2. Gia đình có trách nhiệm chăm sóc nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho thanh niên, khuyến khích thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh.
3. Các tổ chức thanh niên có trách nhiệm vận động thanh niên không nghiện rượu, không say rượu, không hút thuốc lá.
1. Gia đình có trách nhiệm tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục tình bạn, tình yêu và các kỹ năng cần thiết để thanh niên tổ chức cuộc sống gia đình.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho thanh niên.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
1. Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
2. Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển.
1. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; thực hiện chính sách cử tuyển bảo đảm đúng đối tượng và yêu cầu về ngành, nghề cần đào tạo; miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin.
2. Khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu.
3. Ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh niên dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Đào tạo, bồi dưỡng thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách phát huy vai trò xung kích của lực lượng thanh niên xung phong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng, lĩnh vực khó khăn, các nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước; bảo đảm các điều kiện để lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
2. Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây đối với cán bộ, đội viên thanh niên xung phong:
a) Miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình khi đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Được công nhận là liệt sĩ, hưởng chính sách như thương binh trong trường hợp đang làm nhiệm vụ mà hy sinh hoặc bị thương theo quy định của pháp luật;
c) Tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, bảo vệ sức khoẻ; ưu tiên giải quyết việc làm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, lao động, sản xuất, kinh doanh, quản lý, an ninh, quốc phòng, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao để trở thành những người tài năng.
2. Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên tài năng phát triển và làm việc để phát huy khả năng đóng góp cho đất nước.
1. Có chính sách cho thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật được học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm phù hợp, được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; được miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục công lập; được miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nước; tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao.
2. Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo được tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xoá bỏ mặc cảm vươn lên hoà nhập cộng đồng.
Thanh niên nhiễm HIV/AIDS không có nơi nương tựa hoặc gia đình không có điều kiện chăm sóc được tổ chức chăm sóc tại các cơ sở do Nhà nước, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc, giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo hoà nhập cộng đồng.
RESPONSIBILITIES OF THE STATE, FAMILY AND SOCIETY TOWARDS THE YOUTH
Article 17.- In study and scientific and technological activities
1. The state shall adopt policies to create conditions for youths to complete the universal education programs, to learn jobs and to have opportunities to further their study at higher levels; to exempt or reduce tuition fees, to grant scholarships, to provide credit loans for youths to study; to provide textbooks and material support for poor youths to complete the universal education program; to create conditions for youths to participate in scientific and technological activities, to apply technical advances to production and life, to provide supports for materialization of innovative ideas in scientific and technological activities; to encourage contributions of organizations and individuals to assist youths in their study and scientific research.
2. Schools shall have to achieve the objectives of allsided moral, intellectual, physical and aesthetic education; vocational education, raising of self-study capability, practicing skills and scientific methods of thinking for youths.
3. Families shall have to care for youths in their study, completion of the universal education program, development of talents; to coordinate with schools in educating youths for proper learning attitude, training them in learning styles and providing job orientation for youths.
1. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to create jobs for youths; provide tax, credit and land preferences for development of vocational education to meet the youths’ diversified demands for job learning; develop systems of consultancy service establishments to help youths approach the labor market; prioritize job training and employment for rural youths, demobilized youths, youth volunteers after the fulfillment of their tasks of implementing socio-economic development programs and/or projects. Poor youths shall be entitled to borrow capital from the national fund for job creation, funds for hunger elimination and poverty reduction, preferential credit capital for development of production, business and/or services and self-employment.
2. The State shall adopt mechanisms and policies for youth organizations to mobilize youths for implementation of socio-economic development programs or projects in regions facing difficult socio-economic conditions or particularly difficult socio-economic conditions as well as other programs and projects so that youths shall have conditions to advance, train themselves, earn a living and build up their careers.
3. The State shall adopt tax, credit and land preference policies to encourage enterprises to provide lodgings for their young laborers, organizations and individuals to build houses for lease or sale to youths by mode of installment payment within reasonable time limits and at reasonable prices at places where young laborers are concentrated.
4. Families shall have to educate youths in the sense of labor, respect their choices of occupations and jobs; create conditions for youths to be employed.
Article 19.- In defense of the Fatherland
1. The State shall have to ensure that youths are educated, fostered in defense knowledge, tradition of patriotism, and a sense of building and defending the socialist Fatherland.
2. Agencies, organizations and individuals shall, within the ambit of their functions, and families shall have to mobilize, educate and create conditions for youths to complete the common military training programs, to fulfill their military service obligations, to act as mobilized reserve armymen and join self-defense and militia forces according to the provisions of law.
Article 20.- In cultural, art, entertainment and recreation activities
1. The State shall adopt policies to develop and encourage organizations and individuals to invest in or build cultural, art, recreation and entertainment establishments, satisfying the youths' cultural and spiritual demands; support youths in cultural and artistic creation activities; create conditions for youths to preserve and promote national cultural values and absorb cultural quintessence of mankind.
2. People's Committees at all levels shall have to build cultural, art, entertainment and recreation establishments for youths.
They must not use cultural, art, entertainment and recreation establishments for youths for other purposes, to the prejudice of the youth's interests.
3. Families shall have to educate youths in personality, cultured lifestyle, and guide them in preventing and combating social evils.
Article 21.- In health protection and physical training and sport activities
1. The State shall adopt policies to invest in, and encourage organizations and individuals to build, medical establishments, physical training and sport establishments; raise the quality of health care for the youths, provide consultancy on nutrition, mental health, reproductive health, living skills, prevent and combat narcotics, HIV/AIDS, to prevent sexually transmitted diseases, and other social diseases for youths.
2. Families shall have to care for health improvement and physical development for youths, encourage youths to take part in physical exercise and sports and a hygienic and healthy way of living.
3. Youth organizations shall have to mobilize youths not to become alcoholic, to get drunk, not to smoke.
Article 22.- In marriage and family
1. Families shall have to respect the youths' rights in marriage and family; educate them in friendship, love and necessary skills to organize their family life.
2. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to participate in developing activities of consoling youths on love, marriage, family and family planning.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and other youth organizations shall coordinate with schools and families in mobilizing and agitating youths to practice progressive marriage and build happy families.
Article 23.- In participation in management of the State and society
1. The State shall adopt policies to plan, train, foster and employ youths with a view to building a contingent of young managers and leaders; create conditions for youths to participate in the management of the State and society.
2. Agencies and organizations, before deciding on undertakings or policies concerning youth, shall have to gather opinions of youths or youth organizations.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and other youth organizations shall have to study the demands and aspirations of youths so as to propose state bodies to settle them, create conditions for youths to develop.
Article 24.- State policies towards ethnic minority youths
1. To raise the quality of education at general education boarding schools and semi-boarding schools for ethnic minority pupils, pre-university schools; to implement the policy of enrolment through nomination, ensuring the right subjects and meeting the requirements of training disciplines; to exempt or reduce tuition fees, to provide textbooks and other preference policies under the provisions of law in order to create conditions for ethnic minority youths in regions facing difficult socio-economic conditions to have opportunity to learn and approach information.
2. To encourage and support ethnic minority youths to preserve and promote the national cultural identity, build up a civilized way of living, struggle against backward customs and practices.
3. To prioritize job training, employment and provision of loans for production development, application of technical advances to production and life, to bring into full play ethnic minority youths' dynamism in productive labor, raising the quality of life.
4. To train, foster outstanding ethnic minority youths in order to create sources of managerial and leading cadres.
Article 25.- State policies towards youth volunteers
1. The State shall adopt mechanisms and policies to bring into play the leading role of youth volunteer force in implementing socio-economic development programs and/or projects in difficult regions or domains, and urgent tasks of the State; ensure conditions for the youth volunteer force to fulfill the assigned tasks.
2. The State shall implement the following policies towards cadres and members of the youth volunteer brigade:
a/ To exempt them from public labor; to temporarily postpone their enlistment in the army during peacetime when they are performing tasks in regions facing difficult or particularly difficult socio-economic conditions;
b/ To be recognized as war martyrs, enjoy policies like war invalids in cases where they get killed or wounded while performing their tasks as provided for by law;
c/ To create conditions for them to raise their educational and professional levels, to participate in cultural, art, entertainment and recreation, physical training and sport activities, health protection; to prioritize the employment of youth volunteers after they have fulfilled their tasks.
Article 26.- State policies towards talented youths
1. The State shall adopt mechanisms and policies to discover, train, foster and employ gifted youths, youths recording outstanding achievements in study, scientific and technological activities, labor, production, business, management, security, defense, culture, art, physical training and sports to become talented persons.
2. To honor and create conditions for talented youths to develop and work in order to promote their capabilities to contribute to the country.
Article 27.- State policies towards youths with handicaps or disabilities, youths living with HIV/AIDS, youths following drug rehabilitation or reformation
1. The State shall adopt policies so that youths with handicaps or disabilities can have schooling, job training, be given proper jobs, enjoy healthcare services; to enjoy exemption or reduction of tuition fees at public educational establishments; to enjoy exemption or reduction of hospital charges for medical examination and treatment at state-run health establishments; to participate in social, cultural and sport activities.
2. Youths living with HIV/AIDS and youths following drug rehabilitation or reformation shall be given conditions for medical treatment, health care and rehabilitation, schooling, job-training, employment, getting rid of their inferiority complex to integrate into the community.
Youths living with HIV/AIDS who have no one to rely on or whose families have no conditions to take care of them shall be cared for at establishments set up by the State, organizations or individuals under the provisions of law.
3. To encourage agencies, organizations, families and individuals to take part in caring for and assisting youths with handicaps or disabilities, youths living with HIV/AIDS and youths following drug rehabilitation or reformation to integrate into the community.