Luật Thanh niên 2005 số 53/2005/QH11
Số hiệu: | 53/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 06/01/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập; cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho thanh niên của hộ nghèo hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ thanh niên trong học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học cho thanh niên.
3. Gia đình có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận thị trường lao động; ưu tiên dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thanh niên của hộ nghèo được vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói, giảm nghèo, vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm.
2. Nhà nước có cơ chế, chính sách giao cho tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chương trình, dự án khác để thanh niên có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ.
4. Gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức lao động, tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm.
1. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho thanh niên được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, truyền thống yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng của mình và gia đình có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự phổ thông, làm tròn nghĩa vụ quân sự, quân dự bị động viên và tham gia lực lượng dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách phát triển và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của thanh niên; hỗ trợ thanh niên trong hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật; tạo điều kiện cho thanh niên giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí cho thanh niên.
Không được sử dụng các cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí dành cho thanh niên vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của thanh niên.
3. Gia đình có trách nhiệm giáo dục nhân cách, xây dựng lối sống văn hoá, hướng dẫn phòng, chống tệ nạn xã hội cho thanh niên.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục, thể thao; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên, tổ chức tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ sinh sản, kỹ năng sống, phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác.
2. Gia đình có trách nhiệm chăm sóc nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho thanh niên, khuyến khích thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh.
3. Các tổ chức thanh niên có trách nhiệm vận động thanh niên không nghiện rượu, không say rượu, không hút thuốc lá.
1. Gia đình có trách nhiệm tôn trọng quyền của thanh niên trong hôn nhân và gia đình; giáo dục tình bạn, tình yêu và các kỹ năng cần thiết để thanh niên tổ chức cuộc sống gia đình.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hoá gia đình cho thanh niên.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện hôn nhân tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
1. Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
2. Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên.
3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển.
1. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; thực hiện chính sách cử tuyển bảo đảm đúng đối tượng và yêu cầu về ngành, nghề cần đào tạo; miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho thanh niên dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin.
2. Khuyến khích và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh chống các hủ tục, tập quán lạc hậu.
3. Ưu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phát huy tính năng động của thanh niên dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Đào tạo, bồi dưỡng thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách phát huy vai trò xung kích của lực lượng thanh niên xung phong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng, lĩnh vực khó khăn, các nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước; bảo đảm các điều kiện để lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
2. Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây đối với cán bộ, đội viên thanh niên xung phong:
a) Miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình khi đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Được công nhận là liệt sĩ, hưởng chính sách như thương binh trong trường hợp đang làm nhiệm vụ mà hy sinh hoặc bị thương theo quy định của pháp luật;
c) Tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, bảo vệ sức khoẻ; ưu tiên giải quyết việc làm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, lao động, sản xuất, kinh doanh, quản lý, an ninh, quốc phòng, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao để trở thành những người tài năng.
2. Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên tài năng phát triển và làm việc để phát huy khả năng đóng góp cho đất nước.
1. Có chính sách cho thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật được học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm phù hợp, được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; được miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục công lập; được miễn, giảm viện phí khi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nước; tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao.
2. Thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo được tạo điều kiện chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm, xoá bỏ mặc cảm vươn lên hoà nhập cộng đồng.
Thanh niên nhiễm HIV/AIDS không có nơi nương tựa hoặc gia đình không có điều kiện chăm sóc được tổ chức chăm sóc tại các cơ sở do Nhà nước, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc, giúp đỡ thanh niên khuyết tật, thanh niên tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma tuý, sau cải tạo hoà nhập cộng đồng.
1. Có chính sách bảo đảm cho thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tạo điều kiện học nghề, lựa chọn việc làm, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với khả năng và lứa tuổi; miễn, giảm phí tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng.
2. Bảo vệ thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi không bị xâm hại tình dục và không bị lạm dụng sức lao động.
3. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho những thanh niên này phát triển lành mạnh.
1. Chăm sóc, bảo vệ, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, học nghề, định hướng nghề nghiệp, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
2. Cha mẹ và các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện nhân cách của thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.
3. Có trách nhiệm quản lý, giáo dục thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi không tự ý bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang; không hút thuốc lá, uống rượu và đồ uống có nồng độ cồn từ 14% trở lên; phòng, chống tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật.
1. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tạo điều kiện cho thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi say mê học tập, ham hiểu biết, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống.
2. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục thể chất và thẩm mỹ; hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản, tình bạn, tình yêu, kỹ năng phòng chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, gia đình tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí và các hoạt động ngoại khoá khác.
Nhà nước thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn áp dụng đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
1. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Tổ chức thanh niên bao gồm Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
1. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên; tổ chức thanh niên.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, cá nhân).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến thanh niên Việt Nam cũng áp dụng theo quy định của Luật này; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
1. Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.
1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên;
d) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên được quy định như sau:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo sự phân công của Chính phủ;
c) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tổ chức, hoạt động của Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.
1. Hợp tác quốc tế về công tác thanh niên với các nước, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về công tác thanh niên bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công tác thanh niên;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về công tác thanh niên;
c) Giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên.
1. Nghiêm cấm thanh niên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý;
b) Hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội khác;
c) Mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại;
d) Gây rối trật tự công cộng.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc thanh niên thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; tham gia xây dựng môi trường văn hoá học đường; trung thực trong học tập.
3. Xung kích tham gia các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.
1. Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước.
2. Chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động; lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội.
3. Rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, tuân thủ kỷ luật lao động; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ.
4. Xung kích thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.
2. Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
1. Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
2. Trung thực và có tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
3. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh chống các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.
1. Được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí lành mạnh.
2. Thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, hành vi ứng xử văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh.
3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.
1. Được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
2. Được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể.
3. Phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
1. Được giáo dục kiến thức về hôn nhân và gia đình, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; kính trọng ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi; chăm sóc, giáo dục con, em trong gia đình.
3. Gương mẫu thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
1. Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2. Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
3. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 53/2005/QH11 |
Hanoi, November 29, 2005 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for the youth.
Youths provided for in this Law are Vietnamese citizens aged between full sixteen and thirty years.
Article 2.- Governing scope and subjects of application
1. This Law provides the rights and obligations of the youth, the responsibilities of the State, family and society toward the youth; and youth organizations.
2. This Law shall apply to state agencies, political organizations, socio-political organizations, professional-socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, non-business units, people’s armed force units and Vietnamese citizens (hereinafter called agencies, organizations, individuals).
3. Foreign agencies, organizations and individuals, overseas Vietnamese conducting in the Vietnamese territory activities related to Vietnamese youth shall also comply with the provisions of this Law; in cases where international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provide for, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 3.- Rights and obligations of the youth
1. The youth shall have the rights and obligations of citizens under the provisions of the Constitution and the rights and obligations under the provisions of this Law.
2. Youths, regardless of their nationality, gender, social class, belief, religion, educational level and occupation, shall all be respected and equal in rights and obligations.
Article 4.- Responsibilities of the State, the family and the society toward the youth
1. The youth constitutes the future of the country, a powerful social force, possesses great potentials and plays a pioneering role in the cause of building and defending the Fatherland. Training, fostering and promoting the youth rest with the State, family and society.
2. The State shall adopt policies to create conditions for youths to study, labor, recreate and entertain, develop their physical strength and intellect, to foster in morality, national traditions, civil consciousness and the will to advance forward for the objective of a prosperous people, a strong country and a just, democratic and civilized society.
3. Agencies, organizations, families and individuals shall have to actively contribute to caring for, training, fostering and promoting the role of the youth.
Article 5.- State management over youth work
1. The state management over youth work covers the following contents:
a/ Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents, strategies, policies and programs on development of the youth and youth work;
b/ Training, fostering, building up a contingent of cadres performing youth work;
c/ Inspecting, examining and settling complaints and denunciations and handling violations in the implementation of policies and law on the youth and youth work;
d/ Managing international cooperation on youth work.
2. The responsibility for state management over youth work is provided for as follows:
a/ The Government shall exercise the uniform state management over youth work;
b/ Ministries and ministerial-level agencies shall perform the function of state management over youth work under the Government's assignment;
c/ People’s Committees at all levels shall perform the state management over youth work in their respective localities as decentralized by the Government.
Article 6.- The National Committee for Vietnamese Youth
The National Committee for Vietnamese Youth is a body advising the Prime Minister on youth work. The organization and operation of the National Committee for Vietnamese Youth shall be stipulated by the Prime Minister.
Article 7.- International cooperation on youth work
1. International cooperation on youth work with countries and international organizations shall be based on the principles of equality, respect for each other's sovereignty, compatibility with the law of each country and international practices.
2. The international cooperation on youth work shall cover the following contents:
a/ Formulation and implementation of programs, projects for international cooperation on youth work;
b/ Participation in international organizations, conclusion of or accession to and implementation of treaties on youth work;
c/ Youth meets; exchange of information and experience on youth work.
1. Youths are strictly forbidden from performing the following acts:
a/ Illegally transporting, buying, selling, storing and/or using narcotics;
b/ Being engaged in prostitution, gambling and other social vices;
c/ Buying, selling, exchanging, storing and/or using cultural products containing harmful contents;
d/ Causing public disorder.
2. Organizations and individuals are strictly forbidden from enticing, dragging or forcing youths into performing the acts specified in Clause 1 of this Article.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE YOUTH
Article 9.- Rights and obligations of the youth in learning
1. To be entitled to learning and equal in learning opportunities.
2. To actively study in order to complete the universal education program and further their study at higher levels; to regularly study to raise their educational levels and professional qualifications; to participate in building a cultured environment at schools; to be honest in study.
3. To take the pioneering role in educational and training development programs, building a learning society.
Article 10.- Rights and obligations of the youth in labor
1. To labor in order to make a living, build up their career, to get rich lawfully, contribute to national construction.
2. To actively access labor market information; to choose jobs and working places suitable to their respective capabilities and the society's requirements.
3. To train themselves to acquire an industrial working style, managerial capability, business, observance of labor discipline; to make innovations and technical improvements; to raise their professional qualifications to meet the requirements of scientific and technological development.
4. To play a pioneering role in implementing socio-economic development programs in regions hit by socio-economic difficulties or exceptional socio-economic difficulties.
Article 11.- Rights and obligations of the youth in defending the Fatherland
1. To defend the Fatherland, which is the sacred duty and noble right of the youth.
2. To be trained in defense education programs; to fulfill the military service obligations or join the armed forces according to the provisions of law.
3. To participate in building the all-the-people defense, keep national secrets, to take the lead in combating all acts of infringing upon national security and social order and safety.
Article 12.- Rights and obligations of the youth in scientific and technological activities and protection of natural resources and environment
1. To conduct scientific and technological research, to apply technical advances to production and daily life.
2. To be honest and cooperative in scientific and technological research.
3. To participate in environmental protection, rational use of natural resources; to combat acts of destroying natural resources and environment.
Article 13.- Rights and obligations of the youth in cultural, art, recreation and entertainment activities
1. To participate in healthy cultural, art, entertainment and recreation activities.
2. To constantly temper themselves in morality, cultured manners and behaviors; to adopt a civilized lifestyle.
3. To preserve and promote the national cultural identity, protect cultural heritages; actively participate in building the community-based cultural life.
Article 14.- Rights and obligations of the youth in health protection, physical training and sport activities
1. To have their health protected and cared for, to be guided in improving their health and skills to lead a healthy life and prevent ailments.
2. To be given care in physical development; to actively participate in physical training and sport activities as well as physical exercise.
3. To prevent and combat HIV/AIDS; to prevent and combat narcotics and other social vices.
Article 15.- Rights and obligations of the youth in marriage and family
1. To be provided with knowledge about marriage and family, to practice voluntary, progressive and monogamous marriage, husband-and-wife equality, building happy families.
2. To preserve and bring into play the fine traditions of Vietnamese family; to respect grandparents, parents and the elderly; to care for, educate children and siblings in families.
3. To be exemplary in observing the law on marriage and family, population and family planning.
Article 16.- Rights and obligations of the youth in management of the State and society
1. To heighten their civil consciousness and sense of law observance, contributing to building a law-ruled socialist state of the people, by the people and for the people.
2. To stand as candidates, to be nominated to the National Assembly and People's Councils at all levels under the provisions of law; to express their opinions, aspirations and proposals to agencies, organizations on issues of their concern; to contribute opinions on the formulation of policies and laws concerning the youth, and other policies and laws.
3. To participate in propagation among and mobilization of people into materializing state policies and laws.
RESPONSIBILITIES OF THE STATE, FAMILY AND SOCIETY TOWARDS THE YOUTH
Article 17.- In study and scientific and technological activities
1. The state shall adopt policies to create conditions for youths to complete the universal education programs, to learn jobs and to have opportunities to further their study at higher levels; to exempt or reduce tuition fees, to grant scholarships, to provide credit loans for youths to study; to provide textbooks and material support for poor youths to complete the universal education program; to create conditions for youths to participate in scientific and technological activities, to apply technical advances to production and life, to provide supports for materialization of innovative ideas in scientific and technological activities; to encourage contributions of organizations and individuals to assist youths in their study and scientific research.
2. Schools shall have to achieve the objectives of allsided moral, intellectual, physical and aesthetic education; vocational education, raising of self-study capability, practicing skills and scientific methods of thinking for youths.
3. Families shall have to care for youths in their study, completion of the universal education program, development of talents; to coordinate with schools in educating youths for proper learning attitude, training them in learning styles and providing job orientation for youths.
1. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to create jobs for youths; provide tax, credit and land preferences for development of vocational education to meet the youths’ diversified demands for job learning; develop systems of consultancy service establishments to help youths approach the labor market; prioritize job training and employment for rural youths, demobilized youths, youth volunteers after the fulfillment of their tasks of implementing socio-economic development programs and/or projects. Poor youths shall be entitled to borrow capital from the national fund for job creation, funds for hunger elimination and poverty reduction, preferential credit capital for development of production, business and/or services and self-employment.
2. The State shall adopt mechanisms and policies for youth organizations to mobilize youths for implementation of socio-economic development programs or projects in regions facing difficult socio-economic conditions or particularly difficult socio-economic conditions as well as other programs and projects so that youths shall have conditions to advance, train themselves, earn a living and build up their careers.
3. The State shall adopt tax, credit and land preference policies to encourage enterprises to provide lodgings for their young laborers, organizations and individuals to build houses for lease or sale to youths by mode of installment payment within reasonable time limits and at reasonable prices at places where young laborers are concentrated.
4. Families shall have to educate youths in the sense of labor, respect their choices of occupations and jobs; create conditions for youths to be employed.
Article 19.- In defense of the Fatherland
1. The State shall have to ensure that youths are educated, fostered in defense knowledge, tradition of patriotism, and a sense of building and defending the socialist Fatherland.
2. Agencies, organizations and individuals shall, within the ambit of their functions, and families shall have to mobilize, educate and create conditions for youths to complete the common military training programs, to fulfill their military service obligations, to act as mobilized reserve armymen and join self-defense and militia forces according to the provisions of law.
Article 20.- In cultural, art, entertainment and recreation activities
1. The State shall adopt policies to develop and encourage organizations and individuals to invest in or build cultural, art, recreation and entertainment establishments, satisfying the youths' cultural and spiritual demands; support youths in cultural and artistic creation activities; create conditions for youths to preserve and promote national cultural values and absorb cultural quintessence of mankind.
2. People's Committees at all levels shall have to build cultural, art, entertainment and recreation establishments for youths.
They must not use cultural, art, entertainment and recreation establishments for youths for other purposes, to the prejudice of the youth's interests.
3. Families shall have to educate youths in personality, cultured lifestyle, and guide them in preventing and combating social evils.
Article 21.- In health protection and physical training and sport activities
1. The State shall adopt policies to invest in, and encourage organizations and individuals to build, medical establishments, physical training and sport establishments; raise the quality of health care for the youths, provide consultancy on nutrition, mental health, reproductive health, living skills, prevent and combat narcotics, HIV/AIDS, to prevent sexually transmitted diseases, and other social diseases for youths.
2. Families shall have to care for health improvement and physical development for youths, encourage youths to take part in physical exercise and sports and a hygienic and healthy way of living.
3. Youth organizations shall have to mobilize youths not to become alcoholic, to get drunk, not to smoke.
Article 22.- In marriage and family
1. Families shall have to respect the youths' rights in marriage and family; educate them in friendship, love and necessary skills to organize their family life.
2. The State shall adopt policies to encourage organizations and individuals to participate in developing activities of consoling youths on love, marriage, family and family planning.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and other youth organizations shall coordinate with schools and families in mobilizing and agitating youths to practice progressive marriage and build happy families.
Article 23.- In participation in management of the State and society
1. The State shall adopt policies to plan, train, foster and employ youths with a view to building a contingent of young managers and leaders; create conditions for youths to participate in the management of the State and society.
2. Agencies and organizations, before deciding on undertakings or policies concerning youth, shall have to gather opinions of youths or youth organizations.
3. The Ho Chi Minh Communist Youth Union and other youth organizations shall have to study the demands and aspirations of youths so as to propose state bodies to settle them, create conditions for youths to develop.
Article 24.- State policies towards ethnic minority youths
1. To raise the quality of education at general education boarding schools and semi-boarding schools for ethnic minority pupils, pre-university schools; to implement the policy of enrolment through nomination, ensuring the right subjects and meeting the requirements of training disciplines; to exempt or reduce tuition fees, to provide textbooks and other preference policies under the provisions of law in order to create conditions for ethnic minority youths in regions facing difficult socio-economic conditions to have opportunity to learn and approach information.
2. To encourage and support ethnic minority youths to preserve and promote the national cultural identity, build up a civilized way of living, struggle against backward customs and practices.
3. To prioritize job training, employment and provision of loans for production development, application of technical advances to production and life, to bring into full play ethnic minority youths' dynamism in productive labor, raising the quality of life.
4. To train, foster outstanding ethnic minority youths in order to create sources of managerial and leading cadres.
Article 25.- State policies towards youth volunteers
1. The State shall adopt mechanisms and policies to bring into play the leading role of youth volunteer force in implementing socio-economic development programs and/or projects in difficult regions or domains, and urgent tasks of the State; ensure conditions for the youth volunteer force to fulfill the assigned tasks.
2. The State shall implement the following policies towards cadres and members of the youth volunteer brigade:
a/ To exempt them from public labor; to temporarily postpone their enlistment in the army during peacetime when they are performing tasks in regions facing difficult or particularly difficult socio-economic conditions;
b/ To be recognized as war martyrs, enjoy policies like war invalids in cases where they get killed or wounded while performing their tasks as provided for by law;
c/ To create conditions for them to raise their educational and professional levels, to participate in cultural, art, entertainment and recreation, physical training and sport activities, health protection; to prioritize the employment of youth volunteers after they have fulfilled their tasks.
Article 26.- State policies towards talented youths
1. The State shall adopt mechanisms and policies to discover, train, foster and employ gifted youths, youths recording outstanding achievements in study, scientific and technological activities, labor, production, business, management, security, defense, culture, art, physical training and sports to become talented persons.
2. To honor and create conditions for talented youths to develop and work in order to promote their capabilities to contribute to the country.
Article 27.- State policies towards youths with handicaps or disabilities, youths living with HIV/AIDS, youths following drug rehabilitation or reformation
1. The State shall adopt policies so that youths with handicaps or disabilities can have schooling, job training, be given proper jobs, enjoy healthcare services; to enjoy exemption or reduction of tuition fees at public educational establishments; to enjoy exemption or reduction of hospital charges for medical examination and treatment at state-run health establishments; to participate in social, cultural and sport activities.
2. Youths living with HIV/AIDS and youths following drug rehabilitation or reformation shall be given conditions for medical treatment, health care and rehabilitation, schooling, job-training, employment, getting rid of their inferiority complex to integrate into the community.
Youths living with HIV/AIDS who have no one to rely on or whose families have no conditions to take care of them shall be cared for at establishments set up by the State, organizations or individuals under the provisions of law.
3. To encourage agencies, organizations, families and individuals to take part in caring for and assisting youths with handicaps or disabilities, youths living with HIV/AIDS and youths following drug rehabilitation or reformation to integrate into the community.
RESPONSIBILITIES OF THE STATE, FAMILY AND SOCIETY IN PROTECTING, FOSTERING YOUTHS AGED BETWEEN FULL SIXTEEN AND UNDER EIGHTEEN YEARS
Article 28.- Responsibilities of the State:
1. To adopt policies to ensure that youths aged between full sixteen and under eighteen years to complete the universal education program; to create conditions for them to have job training, to select jobs, to take part in entertainment, recreation, cultural, art, physical training and sport activities suitable to their capabilities and age groups; to exempt or reduce charges for visits to museums, historical, cultural and revolutionary relics.
2 To protect youths aged between full sixteen and under eighteen years from sexual abuse and labor exploitation.
3. To guarantee the implementation of penal, administrative and civil policies towards youths aged between full sixteen and under eighteen years in accordance with the provisions of law with a view to protecting and creating favorable conditions for them to develop healthily.
Article 29.- Responsibilities of family
1. To care for, protect, foster and create conditions for youths aged between full sixteen and under eighteen years to complete the universal education program, to have job training, vocational education, to participate in entertainment, recreation, cultural, art, physical training and sport activities suitable to their age groups.
2. Parents and other adult members in families shall have to build abundant, happy, equal and progressive families, creating a healthy environment for the allsided personality development of youths aged between full sixteen and under eighteen years.
3. To manage and educate youths aged between full sixteen and under eighteen years so that they do not drop out of school at their own will, do not leave the families and lead a street life, do not smoke cigarettes, drink alcohol and beverages of alcoholic content of 14% or higher; to prevent and combat social vices and not to break law.
Article 30.- Responsibilities of schools
1. To build a healthy educational environment, creating conditions for youths aged between full sixteen and under eighteen years to have passion for learning, for knowledge, to actively train themselves in morality and way of living.
2. To raise the quality of programs on physical and aesthetic education; to provide guidance on health care, productive health, friendship, love, skills to prevent school diseases and social vices for youths aged between full sixteen and under eighteen years.
3. To coordinate with agencies, organizations and families in creating conditions for pupils to participate in cultural, sport, entertainment, recreation and other extracurricular activities.
Article 31.- Application of the UN Convention on the Rights of the Child to the youths aged between full sixteen and under eighteen years
The State shall implement the UN Convention on the Rights of the Child, which the Socialist Republic of Vietnam has ratified for application to the youths aged between full sixteen and under eighteen years suitable to Vietnamese conditions.
Article 32.- Youth organizations
1. Youth organizations are voluntary organizations of youths, aiming to unite, rally youths and protect their legitimate rights and interests; to promote the youths’ role in building and defending the socialist Vietnamese Fatherland.
2. Youth organizations include the Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Youth League, Vietnam Students' Association and other youth organizations, which are organized and operate according to their charters and within the framework of the Constitution and law.
Article 33.- The Ho Chi Minh Communist Youth Union
The Ho Chi Minh Communist Youth Union is a socio-political organization of Vietnamese youths, playing the core role in youth movements; organizes and guides activities of young pioneers, children, taking charge of the Ho Chi Minh Pioneers Brigade.
Article 34.- Vietnam Youth Leage
Vietnam Youth Leage is a broad social organization of the youth and youth organizations, which aims to rally Vietnamese youths of all strata to strive for the cause of building and defending the socialist Vietnamese Fatherland, protecting the legitimate rights and interests of youths.
Article 35.- Implementation effect
This Law shall take effect as from July 1, 2006.
Article 36.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on November 29, 2005, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |