Chương II Luật Quốc tịch Việt Nam 1998: Có quốc tịch Việt Nam
Số hiệu: | 07/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/05/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 31/07/1998 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Để đề cao vinh dự và ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường sự gắn bó giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mọi người Việt Nam, dù cư trú ở trong nước hay ngoài nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về quốc tịch Việt Nam.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Người được xác định là có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 16, 17 và 18 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
5. Các căn cứ quy định tại các điều 19, 28 và 30 của Luật này.
Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
1. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trong trường hợp người nói tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài, thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Chính phủ quy định thủ tục, trình tự giải quyết đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 23 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Chính phủ quy định thủ tục, trình tự giải quyết đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
1. Công dân Việt Nam có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật này cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
2. Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam được cấp cho người có đơn yêu cầu và chứng minh được rằng họ có quốc tịch Việt Nam.
Chính phủ quy định thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
HOLDING OF VIETNAMESE NATIONALITY
Article 14.- Persons holding Vietnamese nationality
Vietnamese nationality holders include those who have been holding Vietnamese nationality up to the effective date of this Law and those who hold Vietnamese nationality under this Law.
Article 15.- The grounds for determining the Vietnamese nationality of a person
A person is determined to have Vietnamese nationality when there exists one of the following grounds:
1. By birth, as defined in Articles 16, 17 and 18 of this Law;
2. Being naturalized in Vietnam;
3. Having Vietnamese nationality restored;
4. Under the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;
5. Other grounds defined in Articles 19, 28 and 30 of this Law.
Article 16.- The nationality of children born to parents who are Vietnamese citizens
A child born to parents, both of whom are Vietnamese citizens, shall hold Vietnamese nationality, regardless of whether the child was born inside or outside the Vietnamese territory.
Article 17.- The nationality of a child born to parents, one of whom is a Vietnamese citizen
1. A child born to parents, one of whom is a Vietnamese citizen and the other is a stateless person; or his/her mother is a Vietnamese citizen while his/her father is unknown, shall hold Vietnamese nationality, regardless of whether the child was born inside or outside the Vietnamese territory.
2. A child born to parents, one of whom is a Vietnamese citizen and the other is a foreign national, shall hold Vietnamese nationality, if so agreed in writing by his/her parents at the time of registration of their child’s birth.
Article 18.- The nationality of a child born to parents who are both stateless persons
1. A child born on the Vietnamese territory and whose parents, at the time of his/her birth, are both stateless persons who have a permanent residence in Vietnam, shall hold Vietnamese nationality.
2. A child on the Vietnamese territory whose mother, at the time of his/her birth, is a stateless person having a permanent residence in Vietnam, and whose father is unknown, shall hold Vietnamese nationality.
Article 19.- The nationality of newborn who is abandoned or found on the Vietnamese territory
1. A newborn abandoned or found on the Vietnamese territory whose parents are unknown, shall hold Vietnamese nationality.
2. In cases where a person mentioned in Clause 1 of this Article who is under 15 years old has found his/her parents who both hold foreign nationality or one of whom holds foreign nationality, or his/her guardian holds foreign nationality, he/she shall no longer hold Vietnamese nationality; for a person who is full 15 years of age but under full eighteen years of age, his/her written consent is required.
Article 20.- Granting of Vietnamese nationality
1. Foreign nationality and stateless persons who are residing in Vietnam and apply for the Vietnamese nationality, may be granted Vietnamese nationality if they fully meet the following conditions:
a/ Having full capacity for civil acts as prescribed by Vietnamese laws;
b/ Abiding by the Constitution and laws of Vietnam; respecting the traditions, customs and practices of the Vietnamese people;
c/ Knowing the Vietnamese language sufficiently enough to integrate themselves into the social community of Vietnam;
d/ Having resided in Vietnam for five years or more;
dd/ Being capable of ensuring their living in Vietnam.
2. Foreign nationals and stateless persons may be granted Vietnamese nationality without having to fully meet the conditions prescribed in Points c, d and e, Clause 1 of this Article, if they fall into one of the following cases;
a/ Being spouses, offspring or parents of Vietnamese citizens;
b/ Having made meritorious contributions to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland;
c/Being helpful to the State of the Socialist Republic of Vietnam.
3. Foreign nationals naturalized in Vietnam shall not retain their foreign nationality, except for special cases which shall be decided by the State President.
4. Persons applying for Vietnamese nationality shall not be granted Vietnamese nationality, if such naturalizations is detrimental to Vietnam’s national interests.
The Government shall stipulate the procedures and order for handling applications of Vietnamese nationality.
Article 21.- The restoration of Vietnamese nationality
1. A person who has lost his/her Vietnamese nationality under Article 23 of this Law and now applies for the restoration of Vietnamese nationality, may have his/her Vietnamese nationality restored, if he/she falls into one of the following cases;
a/ Applying for repatriation to Vietnam;
b/ His/her spouse, offspring(s), mother or father being Vietnamese citizen(s);
c/ Having made meritorious contributions to the cause of building and defending the Vietnamese fatherland;
d/ Being beneficial to the State of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Persons applying for the restoration of Vietnamese nationality shall not have Vietnamese nationality restored, if such restoration is detrimental to Vietnam’s nationality interests.
The Government shall stipulate the procedures and order for handling applications for restoration of Vietnamese nationality.
Article 22.- Certificates of Vietnamese nationality
1. Vietnamese citizens shall have the right to request the Vietnamese competent agency(ies) defined in Articles 35 and 36 of this Law to grant them certificates of Vietnamese nationality.
2. Certificates of Vietnamese nationality shall be granted to those who have filed applications therefor and can prove that they hold Vietnamese nationality.
The Government shall stipulates the procedures and order for granting certificates of Vietnamese nationality.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực