Chương II Luật phòng, chống thiên tai 2013: Hoạt động phòng, chống thiên tai
Số hiệu: | 33/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 19/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2014 |
Ngày công báo: | 13/07/2013 | Số công báo: | Từ số 407 đến số 408 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai.
2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
3. Xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
4. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và theo dõi, giám sát thiên tai.
5. Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao.
6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai.
7. Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai.
8. Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành và cộng đồng.
9. Chuẩn bị ứng phó thiên tai, bao gồm:
a) Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể;
b) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai;
c) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai;
d) Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.
1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.
2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.
1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
2. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; chuẩn bị địa điểm sơ tán; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
c) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
d) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
đ) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
3. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Tình hình thiên tai của địa phương;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
d) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
đ) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
e) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
g) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
4. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương;
d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai;
e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
5. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp bộ gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về kinh tế - xã hội, tình hình phát triển ngành và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển ngành;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai;
d) Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành;
đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai;
e) Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm vi quản lý của bộ.
6. Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc;
b) Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển của các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước;
c) Xác định nội dung, biện pháp tổng thể, chương trình đề án, dự án phòng chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương;
d) Xác định nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
đ) Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.
7. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên tổng hợp, chỉ đạo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước, địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải có nội dung phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, nội dung lồng ghép bao gồm:
a) Xác định biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Xác định và thực hiện biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai;
c) Xác định biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai;
d) Xác định nguồn lực để thực hiện biện pháp lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.
3. Trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, giúp Chính phủ lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
1. Hoạt động xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai bao gồm:
a) Quan trắc, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin từ hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai;
b) Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai; lập bản đồ cảnh báo thiên tai;
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai cho Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương phục vụ cho việc chỉ đạo, triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:
a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
1. Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm dân cư nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống thiên tai, bao gồm:
a) Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về xây dựng và về quy hoạch đô thị.
2. Người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm dân cư nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật trước khi phê duyệt dự án.
3. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình, nhà ở áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn trước thiên tai.
4. Các bộ khi xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình phải có nội dung bảo đảm an toàn trước thiên tai.
1. Việc xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt đối với việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng mạng lưới đài, trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, trạm thu nhận thông tin cảnh báo sớm về mưa, bão, lũ, động đất, sóng thần.
2. Việc xây dựng và nâng cấp trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng và công trình công cộng khác ở khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai phải tính đến nhu cầu kết hợp sử dụng làm địa điểm sơ tán dân khi có thiên tai.
3. Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Chính phủ phân công và phân cấp việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai bảo đảm tính hiệu quả và thống nhất; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án quốc gia xây dựng hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện chương trình, đề án, dự án;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp của Chính phủ; quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý bảo đảm an toàn và hiệu quả;
d) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.
1. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai nhằm cung cấp kiến thức về các loại thiên tai, tác động của thiên tai, biện pháp phòng, chống thiên tai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, bao gồm:
a) Thông qua trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
đ) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai.
3. Trách nhiệm thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thông và hệ thống truyền tin khác để thu thập, truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai của tổ chức, cá nhân và cộng đồng; tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai;
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng;
đ) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; trang bị thiết bị tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
4. Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện.
1. Nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai được chuẩn bị theo phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai; chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt; tổ chức tập huấn, diễn tập theo các phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
4. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức huấn luyện lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc để tham gia ứng phó thiên tai.
1. Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, chính xác, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt), đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc.
2. Nội dung chính của bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai bao gồm:
a) Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai về khí tượng, thủy văn, hải văn phải bảo đảm thông tin về loại thiên tai, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai, vị trí, tọa độ hiện tại và dự báo diễn biến;
b) Bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần phải bảo đảm thông tin về vị trí, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai và mức độ gây ảnh hưởng của động đất; dự báo vị trí xuất phát, khả năng, độ cao, cấp độ rủi ro thiên tai, hướng di chuyển và khu vực ảnh hưởng của sóng thần.
3. Trách nhiệm trong công tác dự báo, cảnh báo về thiên tai được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành dự báo, cảnh báo về thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn và hải văn;
b) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm ban hành bản tin báo tin động đất và dự báo, cảnh báo sóng thần;
c) Các cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản này gửi các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan theo quy định và chịu trách nhiệm về nội dung các dự báo, cảnh báo về thiên tai.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam có trách nhiệm truyền, phát tin dự báo và cảnh báo thiên tai của cơ quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này.
5. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.
1. Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn,
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các bộ, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai theo quy định của Chính phủ.
2. Hình thức, nội dung và phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như sau:
a) Văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được ban hành dưới hình thức công điện hoặc công văn;
b) Nội dung của văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai phải bảo đảm phù hợp với nội dung bản tin dự báo, cảnh báo, thực tế diễn biến thiên tai tại địa phương; biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
c) Phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm fax, hệ thống nhắn tin (SMS), hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.
3. Trách nhiệm truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai có trách nhiệm gửi văn bản chỉ đạo, chỉ huy đến Đài truyền hình, Đài phát thanh cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân;
c) Đài truyền hình, đài phát thanh trung ương và địa phương có trách nhiệm phát các bản tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
4. Chính phủ quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
e) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
g) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
h) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
i) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
k) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
2. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn;
b) Vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước;
c) Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;
d) Tổ chức quan trắc độ mặn, điều hành đóng mở cống lấy nước và ngăn mặn phù hợp với tình huống cụ thể.
3. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại được quy định như sau:
a) Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương;
b) Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;
c) Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
4. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:
a) Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;
b) Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;
c) Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
d) Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;
đ) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
5. Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biễn thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
1. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai đối với từng loại thiên tai, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm theo dõi tình hình thiên tai; chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và điều phối hoạt động ứng phó thiên tai liên ngành với phạm vi cấp vùng từ hai tỉnh trở lên; hỗ trợ địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiên tai và hoạt động ứng phó thiên tai.
2. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai đối với từng loại thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn; huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương tham gia thực hiện tìm kiếm cứu nạn trong ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật về tìm kiếm cứu nạn.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn phương án và biện pháp ứng phó thiên tai;
b) Tổ chức thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai bảo đảm an toàn công trình và hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo ứng phó thiên tai;
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn.
4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn;
b) Chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu thiệt hại;
c) Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên.
5. Lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và tham gia ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.
7. Căn cứ vào các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể, các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên cùng địa bàn phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo, chỉ huy của người có thẩm quyền để thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai.
8. Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp trên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.
3. Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
4. Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp ứng phó thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Người có thẩm quyền quyết định huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm có trách nhiệm quyết định việc hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được huy động theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:
a) Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương;
b) Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;
c) Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn;
d) Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
đ) Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở;
e) Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu;
g) Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.
2. Trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;
b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên hoặc Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi quản lý; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ;
d) Các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại một số bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
đ) Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước; chủ trì phối hợp với lực lượng hỗ trợ của quốc tế và khu vực trong tìm kiếm cứu nạn.
1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:
a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;
b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;
b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;
d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo chính xác thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi quản lý với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã, cơ quan chủ quản.
2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại; kiểm tra kết quả đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
4. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại do thiên tai báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi quản lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố số liệu về thiệt hại do thiên tai gây ra.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
1. Cứu trợ khẩn cấp được quy định như sau:
a) Cứu trợ khẩn cấp được thực hiện trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra, tập trung vào thực hiện hoạt động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
b) Đối tượng được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương;
c) Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
2. Hỗ trợ trung hạn được quy định như sau:
a) Hỗ trợ trung hạn được thực hiện tiếp theo cứu trợ khẩn cấp, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại;
b) Đối tượng được hỗ trợ trung hạn bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp có công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
3. Hỗ trợ dài hạn được quy định như sau:
a) Hỗ trợ dài hạn được thực hiện tiếp theo hỗ trợ trung hạn, tập trung vào việc sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, công trình hạ tầng công cộng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai;
b) Đối tượng được hỗ trợ dài hạn bao gồm tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động công ích bị thiệt hại do thiên tai gây ra;
c) Nguồn lực cho hỗ trợ dài hạn bao gồm ngân sách nhà nước và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
d) Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào tình hình thiệt hại và mức độ thiên tai ở địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực thực hiện.
1. Nguyên tắc huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Việc huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ phải tuân theo quy định của pháp luật, căn cứ vào mức độ thiệt hại, chia sẻ thông tin và phối hợp với chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ để bảo đảm công bằng, công khai và tránh trùng lặp;
b) Việc cứu trợ cần tập trung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương.
2. Thẩm quyền huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực của Nhà nước theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về dự trữ quốc gia; việc hỗ trợ dài hạn thực hiện theo kế hoạch hằng năm;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai địa phương để cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn theo quy định về Quỹ phòng, chống thiên tai;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động quyên góp và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội chữ thập đỏ các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn;
d) Tổ chức, cá nhân được phép quyên góp từ cộng đồng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
NATURAL DISASTER PREVENTION AND CONTROL ACTIVITIES
Section 1. PREVENTION OF NATURAL DISASTERS
Article 13. Contents of natural disaster prevention
1. Elaborating, approving and implementing natural disaster prevention and control strategies and plans.
2. Integrating natural disaster prevention and control contents into national and local socio-economic development master plans and plans and sectoral development master plans and plans.
3. Formulating policies on natural disaster prevention and control.
4. Identifying, assessing and zoning natural disaster risks and monitoring and supervising natural disasters.
5. Planning residential areas and organizing production and adaptation to natural disasters; reviewing and elaborating plans on the relocation of inhabitants in areas with a very high natural disaster risk.
6. Identifying levels of natural disaster risks.
7. Building and managing natural disaster prevention and control works.
8. Organizing and joining natural disaster prevention and control information, communication and education activities at all levels and in all sectors and communities.
9. Preparing to respond to natural disasters, including:
a/ Elaborating response plans for different levels of natural disaster risks and specific types of natural disasters;
b/ Preparing manpower, supplies, means, equipment and essentials in response to natural disasters;
c/ Organizing standing units and updating information on natural disaster developments; organizing natural disaster forecast and warning;
d/ Organizing and participating in training and drills on natural disaster prevention and control skills.
Article 14. National Strategy on Natural Disaster Prevention and Control
1. The National Strategy on Natural Disaster Prevention and Control is elaborated for every 10 years, with a 20-year vision and is updated and adjusted once every 5 years or upon great changes in the situation of natural disasters.
2. The National Strategy on Natural Disaster Prevention and Control must identify objectives, tasks, solutions, programs, key schemes and projects, for the organization of natural disaster prevention and control activities nationwide.
3. The National Strategy on Natural Disaster Prevention and Control is elaborated based on the following grounds:
a/ The Party’s line and policies and the State’s policies and laws on natural disaster prevention and control and socio-economic development;
b/ The practical situation of natural disaster prevention and control in the country;
c/ Results of identification, assessment and zoning of natural disaster risks, natural disaster developments and climate change;
d/ Resources for natural disaster prevention and control activities;
dd/ Communities’ needs and adaptability to natural disasters.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and localities in, elaborating and submitting the national strategy on natural disaster prevention and control to the Prime Minister for approval.
Article 15. Natural disaster prevention and control plans
1. Natural disaster prevention and control plans are elaborated at local, ministerial and national levels every 5 years corresponding to socio-economic development plans, and adjusted annually.
2. A commune-level natural disaster prevention and control plan has the following principal contents:
a/ Assessing and annually updating population, socio-economic and infrastructure characteristics of the locality covered by the plan;
b/ Identifying natural disaster prevention and control contents and measures suitable to each type of natural disaster and level of natural disaster risk frequently occurring in the locality, paying attention to vulnerable groups. These contents and measures include: organizing information and communication activities to improve community awareness about natural disaster prevention and control, elaborating response plans for different levels of natural disaster risks and specific types of natural disaster; organizing a standing unit and updating information on natural disaster developments; identifying dangerous areas; preparing evacuation sites; and organizing training and drills on natural disaster prevention and control skills;
c/ Preparing supplies, means, equipment and essentials for natural disaster prevention and control activities;
d/ Making proposals on resources and setting schedules for the implementation of the plan in the locality each year and during the five-year period;
dd/ Identifying responsibilities for organizing the implementation of the plan.
3. A district-level natural disaster prevention and control plan has the following principal contents:
a/ Assessing and annually updating population, socio-economic and infrastructure characteristics of the locality covered by the plan;
b/ The situation of natural disasters in the locality;
c/ Identifying natural disaster prevention and control contents and measures suitable to each type of natural disaster and level of natural disaster risk frequently occurring in the locality, paying attention to vulnerable groups. These contents and measures include: building decentralized local natural disaster prevention and control works ; organizing information and communication activities to improve community awareness about natural disaster prevention and control; identifying dangerous areas; elaborating response plans for different levels of natural disaster risk and specific types of natural disaster; organizing a standing unit and updating information on natural disaster developments; and organizing training and drills on natural disaster prevention and control skills.
d/ Preparing supplies, means, equipment and essentials for natural disaster prevention and control activities; specialized equipment for the direction and command of natural disaster prevention and control activities;
dd/ Integrating natural disaster prevention and control contents into socio- economic development master plans and plans;
e/ Making proposals on resources and setting schedules for the implementation of the plan in the locality each year and during the five-year period;
g/ Identifying responsibilities for organizing the implementation of the plan.
4. A provincial-level natural disaster prevention and control plan has the following principal contents:
a/ Assessing and annually updating population, socio-economic and infrastructure characteristics of the area covered by the plan;
b/ Identifying and assessing natural disaster risks and levels of natural disaster risks that frequently occur, and the impacts of climate change on local socio- economic activities;
c/ Identifying natural disaster prevention and control contents and measures suitable to each level of natural disaster risk and specific type of natural disaster so as to minimize natural disaster risks, paying attention to dangerous areas and vulnerable groups;
d/ Identifying methods of integrating natural disaster prevention and control contents into socio-economic development master plans and plans;
dd/ Identifying resources and schedules for implementation of the plan in each year and during the five-year period;
e/ Identifying responsibilities of organizations and individuals in implementing, and examining and supervising the implementation of, the plan.
5. A ministerial-level natural disaster prevention and control plan has the following principal contents:
a/ Annually assessing and updating the socio-economic situation, sectoral development situation and infrastructure under their management;
b/ Identifying and assessing natural disaster risks and the levels of natural disaster risks that frequently occur, and the impacts of climate change on sectoral development activities;
c/ Identifying natural disaster prevention and control contents and methods suitable to each level of natural disaster risk and specific types of natural disaster so as to minimize natural disaster risks;
d/ Identifying methods of integrating natural disaster prevention and control contents into sectoral development master plans and plans;
dd/ Identifying resources and schedules for implementation of the plan in each year and during the five-year period;
e/ Identifying responsibilities of organizations and individuals under the ministry’s management in implementing, examining and supervising the implementation of, the plan.
6. A national natural disaster prevention and control plan has the following principal contents:
a/ Annually assessing and updating population and socio-economic characteristics and the development of economic sectors and infrastructure nationwide;
b/ Identifying and assessing natural disaster risks and levels of natural disaster risks that frequently occur, and the impacts of climate change on the development of sectors and localities nationwide;
c/ Identifying overall natural disaster prevention and control contents, measures, programs, schemes and projects suitable to each level of natural disaster risk and specific type of natural disaster so as to minimize natural disaster risks, paying attention to dangerous areas and vulnerable groups;
d/ Identifying natural disaster prevention and control contents to be integrated into national socio-economic development master plans and plans;
dd/ Identifying resources and schedules for implementation of the plan each year and during the five-year period;
e/ Identifying responsibilities of agencies and organizations in implementing, examining and supervising the implementation of, the plan nationwide.
7. The responsibilities to elaborate natural disaster prevention and control plans are provided as follows:
a/ People’s Committees at all levels shall elaborate and approve local natural disaster prevention and control plans and report such plans to the higher-level People’s Committees for summarization and direction. Provincial-level People’s Committees shall report provincial-level natural disaster prevention and control plans to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of National Defense;
b/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their functions and competence, elaborate and report their natural disaster prevention and control plans to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of National Defense;
c/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of National Defense and other ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and localities in, elaborating national natural disaster prevention and control plans for submission to the Prime Minister for approval.
Article 16. Integration of natural disaster prevention and control contents into sectoral development or socio-economic development master plans and plans
1. National and local socio-economic development or sectoral development master plans and plans must have natural disaster prevention and control contents suitable to the characteristics of natural disasters in each region and locality in order to ensure sustainable development.
2. Based on the results of assessment and zoning of natural disaster risks, contents to-be-integrated include:
a/ Identifying measures to prevent and mitigate the impacts of natural disasters on the socio-economic development process;
b/ Identifying and implementing measures to mitigate adverse impacts on the environment and prevent the increase of natural disaster threats;
c/ Identifying measures to build infrastructure systems, which concurrently serve natural disaster prevention and control;
d/ Identifying resources for implementing measures of integrating natural disaster prevention and control contents.
3. The responsibility to integrate natural disaster prevention and control contents into sectoral development or socio-economic development master plans and plans is provided as follows:
a/ People’s Committees at all levels shall integrate natural disaster prevention and control contents into local socio-economic development master plans and plans;
b/ Ministries and ministerial-level agencies shall integrate natural disaster and control prevention contents into sectoral development master plans and plans;
c/ The Ministry of Planning and Investment shall advise and assist the Government in integrating natural disaster prevention and control contents into national socio-economic development master plans and plans.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and ministerial-level agencies in, guiding the integration of natural disaster prevention and control contents into sectoral development or socio-economic development master plans and plans.
Article 17. Identification, assessment and zoning of natural disaster risks; monitoring and supervision of natural disasters
1. The identification, assessment and zoning of natural disaster risks; and monitoring and supervision of natural disasters include:
a/ Observing, collecting, updating, monitoring, supervising, synthesizing and processing information from observation systems, and building databases on natural disasters;
b/ Assessing and zoning natural disaster risks; making natural disaster warning maps;
c/ Fully and promptly providing information on natural disasters to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, ministries, ministerial-level agencies and localities to serve the direction and implementation of natural disaster prevention and control activities.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment and Vietnam Academy of Science and Technology shall base themselves on their assigned functions and tasks to implement the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 18. Levels of natural disaster risks
1. Natural disaster risks are classified into levels, which serve as a basis for the warning, direction and command of, response to, and remediation of the consequences of, natural disasters.
2. Criteria for classification of levels of natural disaster risks include:
a/ Intensity or danger of natural disasters;
b/ Scope of effect;
c/ Possible damage to human lives, property, infrastructure works and the environment.
3. The Prime Minister shall provide in detail levels of natural disaster risks.
Article 19. Assurance of natural disaster prevention and control requirements in the construction or upgrading of urban centers, rural residential spots and technical infrastructure works
1. When formulating and implementing investment projects to build or upgrade urban centers, rural residential spots and technical infrastructure works, investors must meet natural disaster prevention and control requirements, specifically:
a/ Minimizing or not increasing natural disaster risks and assuring the stability of the works during natural disasters;
b/ Observing the laws on environmental protection, construction and urban planning.
2. Persons competent to approve investment projects shall appraise the contents on assurance of natural disaster prevention and control requirements in the dossiers of projects to build or upgrade urban centers, rural residential spots or technical infrastructure works before approving these projects.
3. When building or upgrading works and houses, households and individuals are encouraged to apply standards and technical regulations to ensure safety of these works and houses during natural disasters.
4. When formulating standards and technical regulations on the construction of works, ministries shall include the contents on assurance of safety during natural disasters.
Article 20. Construction and protection of natural disaster prevention and control works and works concurrently serving natural disaster prevention and control purposes
1. The construction of natural disaster prevention and control works must comply with approved master plans and plans, national standards and technical regulations; and apply advanced and modern technologies, especially for the construction, upgrading and expansion of meteorological, hydrographical, oceanographic and seismic observatories and stations for receiving early warning information on rain, typhoons, floods, earthquakes and tsunamis.
2. The construction and upgrading of schools, health stations, working offices, community cultural houses and other public works in natural disaster-prone areas must take into account the use of these works as places for people’s evacuation when natural disasters occur.
3. The responsibility to build and protect natural disaster prevention and control works is provided as follows:
a/ The Government shall assign and decentralize the construction of natural disaster prevention and control works to ensure efficiency and uniformity. The Prime Minister shall approve national master plans, plans, programs and schemes on the construction of natural disaster prevention and control works, and allocate sufficient resources for implementation of these plans, programs and schemes;
b/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall approve, and organize the implementation of, master plans and plans on the construction of natural disaster prevention and control works as assigned and decentralized by the Government, and manage such construction according to their competence;
c/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall manage the protection, renovation, maintenance and operation of natural disaster prevention and control works under their management, ensuring their safety and efficiency;
d/ Organizations and individuals shall participate in the protection of natural disaster prevention and control works.
Article 21. Information, communication and education about natural disaster prevention and control
1. Information, communication and education about natural disaster prevention and control aim to provide knowledge about types of natural disasters, impacts of natural disasters, measures to prevent and control natural disasters, responsibilities of organizations and individuals in natural disaster prevention and control activities, and relevant laws.
2. Information, communication and education about natural disaster prevention and control must be conducted in various forms suitable to different target groups, including:
a/ Via websites of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and localities, and in the mass media;
b/ Developing specialized documents, journals and leaflets, including documents in ethnic minority languages;
c/ Holding exhibitions, workshops and training courses on and drills on natural disaster prevention and control;
d/ Integrating natural disaster prevention and control knowledge into curricula of all educational levels;
dd/ Holding natural disaster prevention and control forums for extensive consultation on policies and laws and share information and experiences on natural disaster prevention and control.
3. The responsibility to conduct information, communication and education about natural disaster prevention and control is provided as follows:
a/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall, within the scope of their tasks and powers, build, manage and operate radio and television broadcasting systems, communication systems and other information transmission systems for collecting and transmitting information on natural disaster forecasts and warnings for organizations, individuals and communities; and organize information, communication and education about natural disaster prevention and control;
b/ The Ministry of Information and Communications shall direct and guide mass media agencies in conducting information and communication about natural disaster prevention and control;
c/ The Ministry of Education and Training shall direct and guide the integration of natural disaster prevention and control knowledge into curricula of all educational levels;
d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct and organize the implementation of programs and schemes on raising public awareness and community-based natural disaster management;
dd/ Organizations, households and individuals shall participate in information, communication and education about natural disaster prevention and control; and furnish themselves with equipment for receiving natural disaster forecasts and warnings.
Article 22. Natural disaster response plans
1. A natural disaster response plan is formulated based on the following grounds:
a/ Types of natural disasters and levels of natural disaster risks, which are likely to occur in localities and fields under management;
b/ Natural disaster response capacity of organizations and individuals;
c/ Ability for coordination among and support of, different forces and local administrations at all levels.
2. A natural disaster response plan contains the following principal contents:
a/ Protection of natural disaster prevention and control works and key works;
b/ Evacuation and protection of people, properties and the protection of production;
c/ Assurance of security, order, transport and communication;
d/ Coordination in directing and commanding the prevention of and response to natural disasters and search and rescue;
dd/ Manpower to respond to natural disasters;
e/ Reserves of supplies, means, equipment and essentials.
3. Natural disaster response plans are formulated for localities, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies as well as other agencies and organizations; and annually reviewed, adjusted and supplemented.
4. The responsibility to guide, formulate and approve natural disaster response plans is provided as follows:
a/ The Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Committee for Search and Rescue in, guiding the formulation of response plans corresponding to levels of natural disaster risks;
b/ Heads of agencies or organizations shall organize the formulation of, and approve their own natural disaster response plans and send them to related local People’s Committees and their superior agencies for coordinated direction of implementation;
c/ Ministers and heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies shall organize the formulation of, and approve natural disaster response plans and send them to related provincial-level People’s Committees, the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for coordinated direction of implementation;
d/ Chairpersons of People’s Committees at all levels shall organize the formulation of, and approve natural disaster response plans suitable to the characteristics of natural disasters in their localities and send these plans to immediate superior People’s Committees for coordinated direction of implementation. Provincial-level People’s Committees shall send natural disaster response plans to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for monitoring and coordinated direction of implementation.
Article 23. Preparation of manpower, supplies, means, equipment and essentials for natural disaster prevention and control
1. Manpower, supplies, means, equipment and essentials for natural disaster prevention and control activities must be prepared under approved natural disaster response plans.
2. Organizations, households and individuals shall take the initiative in preparing manpower, supplies, means, equipment and essentials for natural disaster prevention and control activities under the guidance of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue.
3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People’s Committees at all levels shall organize the implementation of natural disaster response plans; take the initiative in preparing manpower, supplies, means, equipment and essentials under approved natural disaster response plans; and organize training courses and drills under local natural disaster prevention and control plans.
4. The National Committee for Search and Rescue shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees in, training search and rescue forces nationwide to participate in natural disaster response.
Section 2. RESPONSE TO NATURAL DISASTERS
Article 24. Forecast, warning, and transmission of information on natural disasters
1. Information on natural disaster forecasts and warnings must be timely, accurate and meet the needs of various target groups, and made in a common language (Vietnamese), paying special attention to vulnerable groups and, when necessary, made in ethnic minority languages.
2. Principal contents of a bulletin on natural disaster forecasts and warnings include:
a/ A bulletin on meteorological, hydrographical and oceanographic forecasts and warnings about natural disasters must have information on the type of natural disaster, intensity and level of natural disaster risk, current location and coordinates, and forecast of natural disaster developments;
b/ An bulletin on earthquakes and tsunami forecasts and warnings must have information on the location, intensity and level of risk of, and the extent of impacts caused by earthquakes; forecasts of the starting location, possibility, height, level of risk and direction of, and areas affected by, tsunamis.
3. The responsibility for natural disaster forecast and warning is provided as follows:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue meteorological and hydrographical forecasts and warnings about natural disasters;
b/ The Vietnam Academy of Science and Technology shall issue bulletins on earthquakes and tsunami forecasts and warnings;
c/ The agencies specified at Points a and b of this Clause shall send bulletins on natural disaster forecasts and warnings to Vietnam Television, the Voice of Vietnam and competent agencies and take responsibility for the contents of natural disaster forecasts and warnings.
4. Vietnam Television and the Voice of Vietnam shall transmit and broadcast natural disaster forecasts and warnings of the agencies specified at Points a and b, Clause 3 of this Article.
5. The Prime Minister shall promulgate regulations on forecast, warning and transmission of information on natural disasters.
Article 25. Direction and command of response to natural disasters
1. Based on bulletins on natural disaster forecasts and warnings, the Prime Minister, the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, the National Committee for Search and Rescue, commanding committees for natural disaster prevention and control of ministries, and provincial-level commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue shall issue documents to direct and command the implementation of natural disaster response measures according to the Government’s regulations.
2. The forms, contents and methods of transmitting and broadcasting documents to direct and command response to natural disasters is provided as follows:
a/ Documents to direct and command response to natural disasters are issued in the form of official telegram or official letter;
b/ The contents of a document to direct and command response to natural disasters must conform to the contents of the bulletin on natural disaster forecasts and warnings and actual developments of natural disasters in localities; natural disaster response and search and rescue measures;
c/ The means for transmitting and broadcasting documents to direct and command response to natural disasters include fax, short message service (SMS), television, radio, early warning system, direct transmission, and other forms.
3. The responsibility to transmit and broadcast documents to direct and command response to natural disasters is provided as follows:
a/ Agencies competent to issue documents to direct and command response to natural disasters shall send such documents to television and radio stations of the same levels and related agencies as prescribed by law;
b/ Commune-level People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue shall disseminate the contents of documents to direct and command response to natural disasters to the community and people;
c/ Central and local television and radio stations shall broadcast news reports on the direction and command of response to natural disasters.
4. The Government shall specifically determine agencies responsible for transmitting information; frequency and time of transmitting information to direct and command response to natural disasters; information networks and equipment serving the direction and command of response to natural disasters.
Article 26. Basic measures to respond to natural disasters
Based on the types of natural disasters and levels of natural disaster risks, the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, the National Committee for Search and Rescue and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue at all levels shall decide to select one or several of the following measures as appropriate:
1. Basic measures to respond to storms, tropical low pressures, heavy rain, floods, flashfloods, inundation, water rise, landslides or land subsidence due to floods or water currents are provided as follows:
a/ Evacuating people out of dangerous areas or unsafe places; focusing on implementing measures to assure safety for people, especially vulnerable groups in emergencies caused by natural disasters;
b/ Moving ships, boats and aquaculture facilities at sea, in coastal areas or on rivers out of dangerous areas; tallying and guiding ships and boats to anchor, or taking other measures to assure safety;
c/ Taking measures to assure safety for houses, working offices, hospitals, schools, warehouses, works and economic, security and defense facilities;
d/ Proactively taking measures to protect production;
dd/ Checking, detecting and handling incidents at natural disaster prevention and control works and key socio-economic and security and defense works;
e/ Supervising, guiding and proactively restricting or banning people and vehicles from entering dangerous areas on rivers or the sea, deeply inundated areas and roads, areas prone to landslides due to floods or water currents and other dangerous areas;
g/ Ensuring transport and communication to meet the requirements of directing and commanding response to natural disasters;
h/ Conducting search and rescue, providing First Aid to injured people, and supplying food, curative medicines, drinking water and other essentials for isolated areas, seriously inundated areas and evacuation places;
i/ Assuring security, social order and safety and protecting properties of the State and people in natural disaster-hit areas;
k/ Urgently mobilizing and complying with decisions on direction and urgent mobilization of manpower, supplies, means, equipment and essentials for timely response to natural disasters.
2. Basic measures to respond to drought and seawater intrusion are provided as follows:
a/ Adjusting the structures of plants, animals and crops based on forecasts, warnings and developments of drought and seawater intrusion;
b/ Rationally operating reservoirs and water supply works, prioritizing supply of water for residential use; economically using water and preventing water loss;
c/ Prioritizing supply of electricity and necessary supplies and fuels for pumping stations;
d/ Observing the level of salinity and appropriately regulating the closure and opening of sluices for water collection and salinity prevention in specific circumstances.
3. Basic measures to respond to hoarfrost and damaging cold are provided as follows:
a/ Taking measures to prevent cold for people, especially vulnerable groups;
b/ Preventing cold and ensuring sufficient feed for livestock;
c/ Taking appropriate measures to protect plants.
4. Basic measures to respond to earthquakes and tsunamis are provided as follows:
a/ Proactively taking shelter, assuring safety when an earthquake occurs;
b/ Proactively evacuating people from tsunami-affected areas;
c/ Organizing search and rescue and treatment of injured people;
d/ Arranging temporary accommodation and providing food, curative medicines, drinking water and other essentials for affected people;
dd/ Assuring security, social order and safety and protecting properties of the State and people in natural disaster-hit areas.
5. For extreme hot weather, whirlwinds, lightning, hail and other types of natural disaster, based on forecasts, warnings, characteristics and actual developments of each type of natural disaster, proactively taking appropriate response measures in specific circumstances.
Article 27. Responsibilities in natural disaster response
1. Based on forecasts, warnings, levels of natural disaster risks of each type of natural disaster, the Central Steering Committee for Natural Disaster
Prevention and Control shall monitor the situation of natural disasters; direct ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and localities to take natural disaster response measures and coordinate inter- sectoral activities to respond to natural disasters occurring in two or more provinces; support localities in cases falling beyond their capacity; and report on the situation of natural disasters and natural disaster response activities to the Prime Minister.
2. Based on forecasts, warnings, levels of natural disaster risks of each type of natural disaster, the National Committee for Search and Rescue shall direct and organize search and rescue activities; mobilize and coordinate forces and means of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and localities to participate in search and rescue activities in response to natural disasters in accordance with the law on search and rescue.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall base themselves on forecasts, warnings, levels of natural disaster risks, developments of natural disasters and instructions of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue to:
a/ Decide to select natural disaster response plans and measures;
b/ Take natural disaster response measures to assure safety for works and activities in the fields under their management; report cases which fall beyond their capacity to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for coordinated direction in response to natural disasters;
c/ Coordinate with provincial-level People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue in responding to natural disasters in localities.
4. Based on forecasts, warnings, levels of natural disaster risks, developments of natural disasters, and the direction and command of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, the National Committee for Search and Rescue and superior commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue within the scope of their tasks and powers, local People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue shall:
a/ Decide to select response plans and measures and organize response activities suitable to the developments of natural disasters and local practical conditions;
b/ Direct functional agencies in summarizing and promptly reporting on damage caused by natural disasters and take responsibility for the accuracy of information and data on the damage;
c/ Report cases which fall beyond their capacity to superior People’s Committees or agencies in charge of directing and commanding natural disaster prevention and control.
5. People’s armed forces shall respond to natural disasters as mobilized by competent agencies.
6. Organizations, households and individuals shall take the initiative in taking natural disaster response measures and participate in natural disaster response as mobilized by competent agencies.
7. Based on the levels of natural disaster risks and types of natural disaster, forces participating in natural disaster response in the same locality shall coordinate closely with one another under the direction and command of competent persons in taking natural disaster response measures.
8. The Government shall define the assignment and decentralization of responsibilities and coordination in natural disaster response suitable to the levels of natural disaster risks.
Article 28. Competence to mobilize resources for natural disaster response activities
1. Chairpersons of district- and commune-level People’s Committees may mobilize manpower, supplies, means, equipment and essentials already prepared under to the four on-the-spot motto to respond to natural disasters and provide emergency relief in localities; and shall report cases which fall beyond their capacity or competence to superior People’s Committees.
2. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may mobilize manpower, supplies, means, equipment and essentials of local organizations, households and individuals to serve natural disaster response and emergency relief; and shall report cases which fall beyond their capacity or competence to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.
3. Heads of the commanding committees for natural disaster prevention and control of ministries and ministerial-level agencies may mobilize manpower, supplies, means, equipment and essentials of organizations and individuals under their management to serve natural disaster response and emergency relief.
4. The Chairman of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control may mobilize or shall report and propose the Prime Minister to mobilize resources and measures to respond to natural disasters in cases which fall beyond the capacity of localities, ministries or ministerial- level agencies.
5. Persons competent to mobilize manpower, supplies, means, equipment and essentials shall decide to return mobilized supplies, vehicles, equipment and essentials to or to pay compensations to their owners in accordance with this Law and relevant laws, and shall take responsibility for their decisions.
Article 29. Search and rescue activities in natural disaster response
1. Search and rescue activities for people facing danger in natural disaster-hit areas include:
a/ Evacuating people from dangerous places, giving priority to vulnerable groups;
b/ Promptly giving emergency relief to people facing danger; searching for missing people and vehicles;
c/ Building temporary emergency stations or requisitioning for a definite time working offices, schools and health establishments in natural disaster-hit areas to receive and provide First Aid to injured people
d/ Mobilizing manpower, supplies, equipment and curative medicines to rescue and treat injured people;
dd/ Building temporary tents for displaced people;
e/ Providing food, curative medicines, clean water and essentials;
g/ Taking other necessary measures suitable to the characteristics of natural disasters in localities and regions.
2. The search and rescue responsibility is provided as follows:
a/ Organizations and individuals shall take the initiative and participate in search and rescue activities as mobilized by competent agencies;
b/ Local People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue at all levels, shall take the initiative in organizing search and rescue activities in localities; and report cases, which fall beyond their capacity, to superior People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue or the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for support;
c/ Ministries and ministerial-level agencies shall take the initiative in organizing search and rescue activities within the scope of their management; and report cases, which fall beyond their capacity, to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue for support;
d/ Full-time or part-time search and rescue units in some ministries shall organize search and rescue activities as directed by the National Committee for Search and Rescue;
dd/ The National Committee for Search and Rescue shall direct and organize coordination in search and rescue activities nationwide; assume the prime responsibility for, and coordinate with international and regional relief forces in, search and rescue activities.
Section 3. REMEDIATION OF NATURAL DISASTER CONSEQUENCES
Article 30. Activities of remediation of natural disaster consequences
1. Activities of remediation of natural disaster consequences include:
a/ Continuing to organize search and rescue work and provide relief, food, curative medicines and other essentials as well as psychological assistance to stabilize people’s lives;
b/ Making statistics of and assessing damage caused by natural disasters, needs for relief and support, and proposing plans to remedy consequences;
c/ Providing plant varieties, animal breeds, supplies, equipment and essential fuels to restore production;
d/ Providing supplies and essential commodities and taking price management and market stabilization measures;
dd/ Assuring environmental sanitation, and preventing and controlling epidemics in areas affected by natural disasters;
e/ Repairing, restoring and upgrading natural disaster prevention and control works, transport, communication, irrigation and power works, schools, health establishments and public infrastructure facilities; conducting public information to raise community awareness and capacity of natural disaster prevention and control.
2. The responsibility to remedy natural disaster consequences is provided as follows:
a/ Organizations, households and individuals shall take the initiative in remedying natural disaster consequences with regard to infrastructure facilities and properties under their management; participate in and support the remediation of natural disaster consequences as mobilized by competent agencies;
b/ Local People’s Committees and commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue at all levels shall organize remediation of natural disaster consequences in localities according to Clause 1 of this Article;
c/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall take the initiative in remedying natural disaster consequences within the scope of their management and participate in remedying natural disaster consequences upon request;
d/ The Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall summarize damage assessment reports and needs for relief and support from localities, ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies; direct the remediation of natural disaster consequences and report on measures and resources to support the remediation of natural disaster consequences to the Government.
Article 31. Responsibilities to make statistics of and assess damage caused by natural disasters
1. Organizations and individuals shall accurately report on damage caused by natural disasters in the scope of their management to commune-level commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue and their managing agencies.
2. The commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue at all levels, shall summarize damage caused by natural disasters and report it to the People’s Committees of the same level and superior commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue. Provincial-level commanding committees for natural disaster prevention and control and search and rescue shall report damage caused by natural disasters to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control to direct work.
3. People’s Committees at all levels shall summarize, make statistics of, and assess damage caused by natural disasters; examine damage assessment results and report them to superior People’s Committees. Provincial-level People’s Committees shall send reports on damage caused by natural disasters to the Prime Minister, and concurrently to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarization.
4. The commanding committees for natural disaster prevention and control of ministries and ministerial-level agencies shall summarize damage caused by natural disasters and report such to the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control to direct work.
5. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall summarize, make statistics of, and assess damage caused by natural disasters within the scope of their management and report them to the Prime Minister and concurrently to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarization.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall summarize and assess damage caused by natural disasters nationwide, report such damage to the Prime Minister and publicize data on damage caused by natural disasters.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the making of statistics and assessment of damage caused by natural disasters.
Article 32. Forms, beneficiaries of, and resources for relief and support
1. Emergency relief is provided as follows:
a/ Emergency relief is provided right after natural disasters occur and during natural disasters, focusing on the provision of food, curative medicines and other essentials to stabilize people’s lives, clean the environment and prevent and control epidemics in areas affected by natural disasters;
b/ Relief beneficiaries include injured persons and households of dead persons; households and individuals that lose their homes, have no food, drinking water and other essentials and face life and health risks, paying special attention to vulnerable groups;
c/ Resources for relief include food, commodities, curative medicines, water and environment treatment chemicals from the national reserves; annual state budget provisions; the natural disaster prevention fund; and voluntary contributions of organizations and individuals.
2. Medium-term support is provided as follows:
a/ Medium-term support is provided following emergency relief, focuses on the provision of plant varieties, animal breeds, supplies, equipment and essential fuels for the restoration of production; provision of supplies and essential commodities and the application of price management and market stabilization measures; repair and restoration of damaged buildings, natural disaster prevention and control works, transport, communication, irrigation, water supply and power works, schools, health establishments and other essential infrastructure facilities;
b/ Beneficiaries of medium-term support include farming organizations and farmers suffering from damage; state agencies, armed forces units; non- business units and enterprises having works specified at Point a of this Clause;
c/ Resources for medium-term support include food and commodities from the state reserves; annual state budget provisions; the natural disaster prevention and control fund; and voluntary contributions of organizations and individuals.
3. Long-term support is provided as follows:
Long-term support is provided following medium-term support, focuses on the repair, restoration and upgrading of natural disaster prevention and control works, transport and public infrastructure facilities; and public information to raise community awareness and capacity of natural disaster prevention and control;
b/ Beneficiaries of long-term support include organizations, individuals, state agencies, non-business units and public-utility enterprises suffering from damage caused by natural disasters;
c/ Resources for long-term support include state budget funds and voluntary contributions of organizations and individuals;
d/ People’s Committees at all levels shall base themselves on the situation of damage and natural disasters in localities to work out support plans and allocate resources for implementation.
Article 33. Mobilization, fundraising and allocation of resources for relief and support
1. The mobilization, fundraising and allocation of resources for relief and support must adhere to the following principles:
a/ Complying with the law, being based on the extent of damage, sharing information and coordinating with the administrations of localities, providing relief and support to beneficiaries to assure equality and publicity and avoid duplication of relief and support for the same beneficiaries;
b/ Concentrating relief on meeting essential needs of people affected by natural disasters, especially vulnerable groups.
2. The competence to mobilize, collect and allocate resources for relief and support is provided as follows:
a/ The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of People’s Committees at all levels may mobilize state resources for emergency relief and medium-term support in accordance with the laws on state budget and national reserves. Long-term support must be provided under annual plans;
b/ Provincial-level People’s Committees may use local natural disaster prevention and control funds for emergency relief and medium-term support according to regulations on natural disaster prevention and control funds;
c/ The Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Vietnam Red Cross Society may mobilize contributions and allocate resources for emergency relief and medium-term support; Vietnam Fatherland Front Committees and Red Cross Societies at all levels shall coordinate with People’s Committees of the same levels in receiving and allocating resources for emergency relief and medium-term support;
d/ Organizations and individuals allowed by law to raise funds from the community shall coordinate with People’s Committees of localities in need of support in providing emergency relief and medium-term support.
3. The Government shall detail the mobilization, fundraising and allocation of resources for relief and support, to remedy the consequences of natural disaster.