Chương 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007: Các điều kiện đảm bảo để phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Lưu
Báo lỗi
Số hiệu: | 03/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1. Cơ sở phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Cơ sở y tế dự phòng;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm gồm có bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
2. Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên phải thành lập khoa truyền nhiễm.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
1. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch và ưu tiên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.
2. Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.
3. Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể các chế độ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Vốn viện trợ;
c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, Nhà nước bảo đảm đủ, kịp thời ngân sách cho các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngân sách phòng, chống bệnh truyền nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác.
1. Nhà nước thực hiện việc dự trữ quốc gia về kinh phí, thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để phòng, chống dịch.
2. Việc xây dựng, tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
1. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch khác.
2. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
CONDITIONS FOR ASSURING PREVENTION AND CONTROL OF INFECTIOUS DISEASES
Article 57. Infectious disease prevention and control establishments
1. Infectious disease prevention and control establishments include:
a/ Preventive medicine establishments;
b/ Infectious disease examination and treatment establishments, including infectious disease hospitals, infectious disease departments of general hospitals of districts, towns and provincial cities and higher levels, and other health establishments having the task of infectious disease examination and treatment.
2. General hospitals of districts, towns, provincial cities and higher levels shall set up infectious disease departments.
3. The Minister of Health shall issue regulations on locations, design, conditions on technical and physical bases, equipment and personnel of infectious disease examination and treatment establishments.
Article 58. Training and re-training of infectious disease prevention and control workers
1. The State shall formulate plannings and plans for and prioritize professional training and re-training for infectious disease prevention and control workers.
2. The Minister of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Minister of Education and Training and heads of concerned agencies and organizations in, providing professional training and re-training for infectious disease prevention and control workers.
Article 59. Entitlements for infectious disease prevention and control workers and anti-epidemic workers
1. Infectious disease prevention and control workers are entitled to occupational allowances and other entitlements.
2. Anti-epidemic workers are entitled to anti-epidemic allowances and, if contracting a disease, occupational risk benefits.
3. In the process of controlling an epidemic, if anti-epidemic workers die or are injured when courageously saving other persons, they may be considered for recognition as war fallen heroes or invalids and enjoy policies applicable to war invalids in accordance with the law on preferential treatment of persons with meritorious services to the revolution.
4. The Prime Minister shall specify benefits mentioned in Clauses 1,2 and 3 of this Article.
Article 60. Funds for infectious disease prevention and control work
1. Funds for infectious disease prevention and control work include:
a/ State budget funds;
b/ Aid capital;
c/ Funds of other sources as prescribed by law.
2. Annually, the State shall assure sufficient funds in a timely manner for infectious disease prevention and control activities. These funds may not be used for other purposes.
Article 61. National reserves for anti-epidemic work
1. The State shall build up national reserves of fund, medicines, chemicals and medical equipment for anti-epidemic work.
2. The building, organization, management, administration and use of national reserves for anti-epidemic work comply with the provisions of law on national reserves.
Article 62. Anti-epidemic support funds
1. Anti-epidemic support funds shall be set up and operate according to law to support the treatment of and care for persons suffering from infectious diseases and other anti-epidemic activities.-
2. The funds financial sources are formed from voluntary contributions and financial donations of domestic and international organizations and individuals.