Chương 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007: Chống dịch
Số hiệu: | 03/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;
b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;
c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.
1. Nội dung công bố dịch gồm:
a) Tên bệnh dịch;
b) Thời gian, địa điểm và quy mô xảy ra dịch;
c) Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch;
d) Các biện pháp phòng, chống dịch;
đ) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai các biện pháp chống dịch.
1. Điều kiện để công bố hết dịch bao gồm:
a) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật này.
2. Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin chính xác, kịp thời và trung thực về tình hình sau khi dịch đã được công bố và công bố hết dịch theo đúng nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp.
1. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp;
b) Việc ban bố tình trạng khẩn cấp phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
1. Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp.
2. Địa bàn trong tình trạng khẩn cấp.
3. Ngày, giờ bắt đầu tình trạng khẩn cấp.
4. Thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.
1. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân có trách nhiệm đăng ngay toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thi hành nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa tin kịp thời về các biện pháp đã được áp dụng tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp và tình hình khắc phục hậu quả dịch; đăng toàn văn nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch.
Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức và nơi công cộng.
2. Các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm đưa tin về việc ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch và quá trình khắc phục hậu quả dịch.
1. Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.
2. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;
b) Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.
3. Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp.
1. Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.
2. Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch, cơ quan y tế phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ khai báo, báo cáo dịch.
Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch:
1. Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người mắc bệnh dịch theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế;
2. Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;
3. Căn cứ vào tính chất, mức độ và quy mô của bệnh dịch, Ban chỉ đạo chống dịch quyết định áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tổ chức các cơ sở điều trị tại vùng có dịch để tiếp nhận, cấp cứu người mắc bệnh dịch;
b) Điều động đội chống dịch cơ động vào vùng có dịch để thực hiện việc phát hiện, cấp cứu và điều trị tại chỗ người mắc bệnh dịch; chuyển người mắc bệnh dịch về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch;
d) Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
1. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.
2. Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
3. Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ
1. Các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bao gồm:
a) Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân;
b) Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh dịch;
c) Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung gian truyền bệnh.
2. Đội chống dịch cơ động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo quy trình chuyên môn ngay sau khi được Ban chỉ đạo chống dịch yêu cầu.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; trường hợp không tự giác thực hiện thì cơ quan y tế có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bắt buộc.
1. Người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch phải thực hiện một hoặc một số biện pháp bảo vệ cá nhân sau đây:
a) Trang bị bảo vệ cá nhân;
b) Sử dụng thuốc phòng bệnh;
c) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh;
d) Sử dụng hoá chất diệt khuẩn, hoá chất phòng trung gian truyền bệnh.
2. Nhà nước bảo đảm cho người tham gia chống dịch thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Các biện pháp kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với bệnh dịch thuộc nhóm A bao gồm:
a) Hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế;
b) Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người vào vùng có dịch quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
d) Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch thành lập các chốt, trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch để thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc thành lập Ban chỉ đạo chống dịch trong tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 của Luật này.
2. Trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Trưởng Ban chỉ đạo có quyền:
a) Huy động, trưng dụng các nguồn lực quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;
c) Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch;
d) Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
đ) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch;
e) Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng;
g) Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người;
h) Áp dụng các biện pháp khác quy định tại Mục 3 của Chương này.
1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.
2. Việc trưng dụng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Tài sản đã trưng dụng phải được vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trước khi hoàn trả.
3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định tại Luật này.
1. Khi có dịch xảy ra, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định hợp tác quốc tế về trao đổi mẫu bệnh phẩm, thông tin dịch, chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia, thiết bị, kinh phí trong hoạt động chống dịch.
2. Trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực để chống dịch và phối hợp triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan.
Section 1. EPIDEMIC ANNOUNCEMENT
Article 38. Principles, competence, time limit and conditions for epidemic announcement
1. Epidemic announcement must abide by the following principles:
a/ All cases of epidemic must be announced;
b/ Announcement of an epidemic and its termination must be public, accurate, timely and duly made.
2. The competence to announce an epidemic is stipulated as follows:
a/ Provincial-level Peoples Committee presidents announce epidemics at the request of provincial-level Health Service directors, forclass-A and class-B infectious diseases;
b/ The Minister of Health announce epidemics at the request of provincial-level Peoples Committee presidents, for class-A infectious diseases and for some class-B infectious diseases which have been announced in two or more provinces and centrally run cities;
c/ The Prime Minister announce epidemics at the request of provincial-level Peoples Committee presidents, for class-A infectious diseases, which quickly spread from one province to another, seriously affecting human life and health.
3. Within 24 hours after receiving a request for epidemic announcement, competent persons specified in Clause 2 of this Article shall make decision on epidemic announcement.
4. The Prime Minister shall issue specific regulations on conditions for epidemic announcement.
Article 39. Details of epidemic announcement
1. An epidemic announcement contains:
a/ Name of the epidemic;
b/Time, place and scope of occurrence of the epidemic;
c/ Causes, ways of transmission, nature and danger of the epidemic;
d/ Measures for preventing and controlling the epidemic;
e/ Medical examination and treatment establishments that admit and treat persons suffering from infectious diseases.
2. The details specified in Clause 1 of this Article must be promptly notified to related agencies, organizations and individuals for taking anti-epidemic measures.
Article 40. Conditions and competence for announcing epidemic termination
1. Conditions for announcing termination of an epidemic include:
a/ No new cases of infection are detected after a particular period of time and other conditions are met for each epidemic as stipulated by the Prime Minister;
b/ Anti-epidemic measures have been taken as prescribed in Section 3, Chapter IV of this Law.
2. Persons competent to announce epidemics are competent to announce termination of epidemics at the request of competent agencies specified in Clause 2, Article 38 of this Law.
Mass media agencies are responsible for carrying accurate, prompt and truthful information on the situation after the announcement of an epidemic and termination of an epidemic with proper details supplied by competent health agencies.
Section 2. DECLARATION OF A STATE OF EMERGENCY IN CASE OF EPIDEMIC
Article 42. Principles and competence for declaring a state of emergency in case of epidemic
1. Declaration of a state of emergency in case of an epidemic must comply with the following principles:
a/ When an epidemic rapidly spreads on a wide area, seriously threatening human health and life and the national socio-economic situation, a state of emergency must be declared;
b/ Declaration of a state of emergency must be public, accurate, timely and duly made.
2. The National Assembly Standing Committee shall issue a resolution to declare a state of emergency at the request of the Prime Minister; in case the National Assembly Standing Committee cannot meet immediately, the President shall ls^ue an order to declare a state of emergency.
Article 43. Details of declaration of a state of emergency upon the occurrence of an epidemic
1. Reason for declaring a state of emergency.
2. Geographical area placed under a state of emergency.
3. Hour and date of commencement of a state of emergency.
4. Competence to organize the enforcement of the resolution or order to declare a state of emergency.
Article 44. Competence to terminate a state of emergency upon the end of an epidemic
After the epidemic has been stamped out, at the request of the Prime Minister, the National Assembly Standing Committee shall issue a resolution or the President shall issue an order to terminate the state of emergency it/he/she has declared.
Article 45. Reporting news in a state of emergency
1. The Vietnam News Agency, the Radio Voice of Vietnam, the Vietnam Television, Nhan Dan (People) newspaper and Quan Doi Nhan Dan (Peoples Army) newspaper shall immediately carry the full text of the resolution of the National Assembly Standing Committee or the order of the President to declare a state of emergency in case of epidemic, decisions of the Prime Minister to enforce the resolution of the Standing Committee of the National Assembly or the order of the President to declare a state of emergency in case of epidemic; promptly carry news on measures already taken in the area placed under a state of emergency and the overcoming of epidemic consequences; and carry the full text of the resolution of the National Assembly Standing Committee or the order of the President to terminate a state of emergency.
Resolutions of the National Assembly Standing Committee or orders of the President declaring termination of a state of emergency must be publicly posted at offices of agencies and organizations and in public places.
2. Other central and local mass media shall carry news on the declaration and termination of a state of emergency in case of epidemic and the process of overcoming epidemic consequences.
Section 3. ANTI-EPIDEMIC MEASURES
Article 46. Establishment of anti-epidemic steering committees
1. An anti-epidemic steering committee shall be set up as soon as an epidemic is announced.
2. The membership of an anti-epidemic steering committee is stipulated as follows:
a/ A national anti-epidemic steering committee consists of representatives of health, finance, information-communication, foreign affairs, defense, public security and other related agencies. Depending on the area in which an epidemic is announced and its characteristics, the Prime Minister may act or designate a deputy prime minister or the Minister of Health to act as head of the steering committee. The Ministry of Health is the standing body of the steering committee;
b/ A provincial-level, district-level or commune-level anti-epidemic steering committee consists of representatives of health, finance, information-communication, army, public security and other related agencies. The head of an anti-epidemic steering committee is the president of the Peoples Committee of the same level. The health agency of the same level shall act as the standing body of the steering committee.
3. An anti-epidemic steering committee has the tasks of taking anti-epidemic measures and overcoming epidemic consequences, and set up mobile anti-epidemic teams to directly render first aid, provide medical treatment and deal with epidemic foci.
4. The Prime Minister shall issue specific regulations on the competence to set up anti-epidemic steering committees at all levels, and their organization and operation.
Article 47. Epidemic declaration and reporting
1. Upon the occurrence of an epidemic, persons suffering from the disease or persons detecting cases of infection or suspected cases of infection shall report them to the nearest health agencies within 24 hours after detecting the epidemic.
2. Upon detecting cases of infection or reported information on an epidemic, health agencies shall report them to the Peoples Committees of places where the epidemic has occurred and preventive medicine establishments for urgently deploying anti-epidemic measures.
3. The Minister of Health shall issue specific regulations on epidemic declaration and reporting regime.
Article 48. Organization of first aid and medical examination and treatment
Anti-epidemic steering committees shall direct the application of the following measures for rendering first aid and providing medical examination and treatment for persons suffering from and suspected of suffering from an epidemic disease:
1. Classifying and rendering timely first or emergency aid for persons suffering from the epidemic disease under the Health Ministrys diagnosis and treatment instructions;
2. Mobilizing vehicles, medicines, medical equipment, hospital beds and medical examination and treatment establishments and capable health workers to work around the clock and are prepared to render first aid and medical examination and treatment to combat epidemics. Persons suffering from an epidemic disease of class A are entitled to free medical examination and treatment.
3. Based on the characteristics, seriousness and scale of an epidemic, the anti-epidemic steering committee shall make decision to take the following measures:
a/ Organizing medical treatment establish-ments right in epidemic zones to receive and treat persons suffering from the epidemic disease;
b/ Sending mobile anti-epidemic teams to epidemic zones to detect, render first aid and provide on-spot treatment for persons suffering from the epidemic disease and transfer them to medical examination and treatment establishments;
c/ Mobilizing medical examination and treatment establishments to participate in providing first aid and medical examination and treatment to combat epidemics;
d/ Applying other necessary measures as prescribed by law.
Article 49. Organization of medical isolation
1. Isolation is obligatory for persons suffering from an epidemic disease, persons suspected of suffering from an epidemic disease, persons carrying epidemic pathogens, persons who have been in contact with pathogens of an epidemic disease of class A and a number of diseases of class B stipulated by the Minister of Health.
2. Forms of isolation include home-based isolation and isolation at medical examination and treatment establishments or other establishments and places.
3. Health establishments located in epidemic zones shall organize isolation according to instructions of heads of anti-epidemic steering committees. If those persons defined in Clause 1 of this Article fail to comply with isolation requests of health establishments, isolation measures shall be taken against them according to regulations of the Government.
Article 50. Sanitation, disinfection and sterilization in epidemic zones
1. Sanitation, disinfection and sterilization measures include:
a/ Keeping environmental sanitation, water and food hygiene, and personal hygiene;
b/ Disinfecting and sterilizing areas identified to have or suspected of having epidemic agents;
c/ Culling animals and destroying food and other articles that are vectors.
2. Mobile anti-epidemic teams shall take sanitation, disinfection and sterilization measures according to processional processes upon request of anti-epidemic steering committees.
3. Agencies, organizations and individuals shall take sanitation, disinfection and sterilization measures according to instructions of competent health agencies; if they refuse to voluntarily take these measures, health agencies may apply compulsory ones.
Article 51. Personal protection measures
1. Persons participating in anti-epidemic activities and persons at risk of contracting an epidemic disease shall take one or several of the following personal protection measures:
a/ Equipping themselves with personal protection devices;
b/ Taking preventive medicines;
c/ Taking vaccines and medical bio-products against diseases;
d/ Using chemicals for sterilization and chemicals against vectors.
2. The State shall assure conditions for persons participating in anti-epidemic activities to take personal protection measures specified in Clause 1 of this Article.
Article 52. Other anti-epidemic measures to be taken during an epidemic
1. In case of necessity, competent state agencies may apply one of the following anti-epidemic measures:
a/ Suspending operation of public food and drink establishments likely to transmit the epidemic disease in epidemic zones;
b/ Imposing a ban on trading in and consumption of foods which have been identified to be vectors by competent health agencies;
c/ Prohibiting mass gatherings or suspending activities and services in public places in epidemic zones.
2. The Government shall issue specific regulations on the application of measures specified in Clause 1 of this Article.
Article 53. Control of entry into and exit from class-A epidemic zones
1. Measures for controlling entry into and exit from zones infected with class-A epidemic diseases:
a/ Restricting persons and means of transport from entering and leaving epidemic zones; in case of necessity, medical inspection, surveillance and disposal shall be conducted;
b/ Prohibiting transportation from epidemic zones of articles, animals, plants, food and other commodities capable of transmitting the epidemic disease;
c/ Taking personal protection measures, for persons entering epidemic zones specified in Clause 1, Article 51 of this Law;
d/ Other necessary measures as prescribed by law.
2. Heads of anti-epidemic steering committees shall set up quarantine posts and stations at road junctions leading to epidemic zones for taking measures specified in Clause 1 of this Article.
Article 54. Measures to be applied in a state of emergency in case of epidemic
1. Setting up anti-epidemic steering committees in a state of emergency under the provisions of Point a. Clause 2. Article 46 of this Law.
2. When declaring a state of emergency in case of epidemic, the head of the steering committee has the following powers:
a/ Mobilizing and requisitioning resources specified in Article 55 of this Law;
b/ Placing signboards, guard stations and instructions on travel bypassing epidemic zones;
c/ Requesting medical inspection and disposal of means of transport before they leave epidemic zones;
d/ Prohibiting mass gathering and other activities likely to transmit the epidemic disease in epidemic zones;
e/ Prohibiting persons and vehicles from entering epidemic foci, except for those on duty;
f/ Conducting disinfection and sterilization on a large scale;
g/ Culling animals and destroying food and other articles likely to transmit the epidemic disease to humans;
h/ Taking other measures specified in Section 3 of this Chapter.
Article 55. Mobilization and requisition of resources for anti-epidemic activities
1. Depending on the nature, extent of danger and scope of an epidemic threatening the peoples health, competent persons may mobilize people, mobilize and requisition physical facilities, medical equipment, medicines, chemicals, medical supplies, public service facilities, means of transport and other resources to combat the epidemic. Means of transport mobilized in anti-epidemic activities are entitled to priorities according to the traffic law.
2. Requisition stipulated in Clause 1 of this Article complies with the provisions of law on compulsory purchase and requisition of property. Requisitioned property must be cleansed, disinfected and sterilized before they are returned to their owners.
3. The Government and Peoples Committees at all levels shall assure conditions for implementing anti-epidemic measures in accordance with this Law.
Article 56. International cooperation in anti-epidemic activities
1. During an epidemic, depending on its nature and degree of danger, the Minister of Health shall decide on international cooperation in the exchange of medical swabs, epidemic information, professional and technical issues, equipment and funds in anti-epidemic activities.
In case of declaring a state of emergency, the Prime Minister shall call on foreign countries and international organizations to support resources for anti-epidemic efforts and coordinate in implementing measures for preventing epidemictransmission.