Chương 1 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007: Những quy định chung
Số hiệu: | 03/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; chống dịch; các điều kiện bảo đảm cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người.
Việc phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
3. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
4. Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.
5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
6. Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh.
7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.
8. Giám sát bệnh truyền nhiễm là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
9. An toàn sinh học trong xét nghiệm là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng.
10. Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh.
11. Sinh phẩm y tế là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và chẩn đoán bệnh cho người.
12. Tình trạng miễn dịch là mức độ đề kháng của cá nhân hoặc cộng đồng với một tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
13. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
14. Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch.
15. Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch.
16. Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
17. Xử lý y tế là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác.
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
1. Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
2. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.
5. Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
6. Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
7. Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Law provides for prevention and control of infectious diseases; border quarantine; epidemic combat; and conditions to assure the prevention and control of infectious diseases in humans.
The prevention and control of human immunodeficiency virus (HIV/AIDS) are not governed by this Law.
2. This Law applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law. the phrases below are construed as follows;
1 Infectious disease means a disease that transmits directly or indirectly from humans or animals to humans due to agents of infectious disease.
2. Agents of infectious disease include viruses, bacteria, parasites or fungi capable of causing an infectious disease.
3. Vectors include insects, animals, environments, food and other articles that carry agents of infectious disease and are capable of transmitting a disease.
4. Person suffering from an infectious disease means a person who is infected with agents of an infectious disease and shows symptoms of the disease.
5. Pathogen carrier means a person who is infected with agents of an infectious disease but does not show any symptoms of the disease.
6. Contact means a person who has come into contact with a person suffering from an infectious disease or a person with pathogens of infectious disease or vectors and is capable of contracting the disease.
7. Person suspected of suffering-from an infectious disease means a contact or a person showing symptoms of an infectious disease with unknown agents of disease.
8. Infectious disease surveillance means the continuous and systematic collection of information on the situation and tendency of infectious diseases, analysis and explanation to supply information for the planning, implementation and evaluation of the effectiveness of measures against infectious diseases.
9. Biosafety in testing means the use of measures for reducing or eliminating the risk of transmission of agents of any infectious disease within laboratories or from laboratories into the environment and community.
10. Vaccine means a preparation containing antigens immunizing the body and used for preventive purposes.
11. Medical bio-product means a product of biological origin which is used for prevention, treatment and diagnosis of diseases in humans.
12. Immunology means the level of resistance of an individual or a community against agents of infectious disease.
13. Epidemic means the occurrence of an infectious disease in a number of persons exceeding the normal projected number of [persons during a particular period and in a given area.
14. Epidemic zone means a zone ascertained by a competent agency to be infected with an epidemic.
15. Zone at the risk of an epidemic means a zone adjacent to an epidemic zone or where emerge epidemic-causing factors.
16. Medical isolation means the isolation of a person suffering from an infectious disease, a person suspected of suffering from an infectious disease or a pathogen carrier or articles possibly carrying agents of infectious disease in order to limit the spread of disease.
17. Medical disposal means the application of measures of using vaccines, medical bio-products, medical isolation, disinfection, elimination of agents of infectious disease and vectors and other medical measures.
Article 3. Classification of infectious diseases
1. Infectious diseases are divided into the following classes:
a/ Class A, consisting of extremely dangerous infectious diseases that can transmit very rapidly and spread widely with high mortality rates or with unknown agents.
Class-A infectious diseases include poliomyelitis; influenza A-H5N1; plague: smallpox: Ebola virus. Lassa virus and Marburg virus hemorrhagic fever: West Nile fever: yellow fever cholera; SARS and dangerous infectious diseases newly emerging and with unknown agents;
b/ Class B, consisting of dangerous infectious diseases that can rapidly transmit and be fatal.
Class-B infectious diseases include adenovirus disease; HTV/AIDS; diphtheria; influenza; rabies; pertussis; pulmonary tuberculosis; human streptococcus suis; amebiasis; bacillary dysentery; mumps; dengue fever; dengue hemorrhagic fever; malaria; scarlet fever; measles; hand-foot-mouth disease; anthrax; chicken pox; typhoid; tetanus; German measles; viral hepatitis; Neisseria meningitis; viral meningitis; leptospirosis; Rota virus diarrhea;
c/ Class C, consisting of less dangerous infectious diseases that are not rapidly transmittable.
Class-C infectious diseases include Chlamydia; syphilis; worm-related diseases; gonorrhea; trachoma; Candida Albicans disease; Nocardia disease; leprosy; Cytomegalo virus disease; herpes; taeniasis; fascioliasis; paragonimiasis; Fasciolopsis buski; scrub typhus; Rickettsia fever; Hantavirus hemorrhagic fever; trichomonas; Pyodermatitis; coxsakie virus pharyngitis, stomatitis and carditis; Giardiasis; Vibrio Parahaemolyticus enteritis, and other infectious diseases.
2. The Minister of Health shall make decision to adjust and supplement the list of infectious diseases of the classes specified in Clause 1 of this Article.
Article 4. Principles of prevention and control of infectious diseases
1. Prevention of disease is key with infectious disease information, education and communication and surveillance regarded as major measures. To combine technical medical measures with social and administrative measures in preventing and controlling infectious diseases.
2. To organize inter-branch coordination and social mobilization in the prevention and control of infectious diseases; to integrate activities of prevention and control of infectious diseases into socio-economic development programs.
3. To publicize in a timely manner accurate information on epidemics.
4. To carry out anti-epidemic activities in a proactive, active, timely and thorough manner.
Article 5. State policies on prevention and control of infectious diseases
1. To prioritize and support preventive medicine training.
2. To prioritize investment in enhancing the capacity for surveillance personnel and systems to detect infectious diseases and in the research and production of vaccines and bio-medical products.
3. To support and encourage scientific research, exchange and training of specialists and transfer of technology in the prevention and control of infectious diseases.
4. To support medical attendance for persons suffering from infectious diseases due to occupational risks and in other necessary cases.
5. To support compensation for the cull of cattle and poultry carrying agents of infectious disease in accordance with law.
6. To mobilize contributions in terms of finance, technique and labor from the entire society to the prevention and control of infectious diseases.
7. To expand cooperation with international organizations and other countries in the region and the world in the prevention and control of infectious diseases.
Article 6. State management agencies responsible for prevention and control of infectious diseases
1. The Government performs the unified state management of the prevention and control of infectious diseases nationwide.
2. The Ministry of Health shall take responsibility before the Government for performing the state management of the prevention and control of infectious diseases nationwide.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Health in performing the state management of the prevention and control of infectious diseases.
4. Peoples Committees at all levels shall perform the state management of the prevention and control of infectious diseases according to the Governments decentralization.
Article 7. Responsibilities of agencies, organizations and individuals for the prevention and control of infectious diseases
1. Agencies, organizations and peoples armed forces units shall, within the scope of their assigned tasks and vested powers, make and organize the implementation of, plans for preventing and controlling infectious diseases; closely coordinate with and support one another upon the occurrence of epidemics, and observe and comply with the direction and instructions of anti-epidemic steering committees.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall conduct public information work and mobilize the people to participate in preventing and controlling infectious diseases; and participate in supervising the observance of the law on prevention and control of infectious diseases.
3. Domestic and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam shall participate in preventing and controlling infectious diseases in accordance with this Law.
1. Intentionally transmitting agents of infectious disease.
2. Persons suffering from an infectious disease, persons suspected of suffering from an infectious disease and pathogen carriers are prohibited from performing jobs likely to transmit agents of infectious disease as prescribed by law.
3. Concealing and failing to report or reporting not in a timejy manner cases of contracting infectious diseases in accordance with law.
4. Intentionally declaring or reporting untrue information on infectious diseases.
5. Discriminating against and publishing negative images of and information on persons suffering from an infectious disease.
6. Failing to apply or applying not in a timely manner measures for preventing and controlling infectious diseases as prescribed by this Law.
7. Failing to comply with measures for preventing and controlling infectious diseases at the request of competent agencies and organizations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực