Chương 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình
Số hiệu: | 02/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác .
2. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Hằng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội phải có nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.
1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
2. Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.
Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
RESPONSIBILITIES OF INDIVIDUALS, FAMILIES, INSTITUTIONS/ORGANIZATIONS IN PREVENTION AND CONTROL OF DOMESTIC VIOLENCE
Article 31. Individual responsibility
1. Complying with the Laws on Domesic Violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender Equality; on Drug, Sex and Other Social Evil Prevention and Control.
2. Timely preventing domestic violence acts; reporting domestic violence acts to relevant authorities.
Article 32. Responsibility of families
1. Educating and urging family members to comply with the Laws on Domestic violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender Equality; on Drug. Sex and Other Socil Evil Prevention and Control.
2. Conciliating conflicts and disputes among family members; preventing people from committing violent acts; nursing and taking care of domestic violence victims who are family members.
3. Cooperating with the institutions/organizations and the community to prevent and fight domestic violence acts.
4. Taking other measures to prevent and fight domestic violence acts in accordance with this Law.
Article 33. Responsibility of the Viet Nam Fatherland Front Committee and its member organizations
1. Conducting communication and education activities, encouraging the members and people to comply with the Laws on Domstic Violence Prevention and Control; on Marriage and Family; on Gender equality; on Drug, Sex and other Social Evil Prevention and Control.
2. Proposing necessary measures to the State Agencies to eenact the Regulations of the Laws on Prevention and control of domestic violent acts; Marriage and Family, Gender equality; Prevention, anti-drug, sex and other social illnesses, preventing and fighting the domestic violent acts; nursing and protecting the domestic violence victims.
Jointly supervising the enforcement of the Law on Domestic Violence Prevention and Control.
Article 34. Responsibility of the Viet Nam‘s Women Union
1. Bearing responsibilities as stipulated in Article 33 of this Law.
2. Organizing domestic violence prevention and control couselling centers and victim supporting centres.
3. Organizing vocational training, credit and saving activities to support victims.
4. To cooperate with the concerning institutions, organizations to protect and assist victims.
Article 35. The state management agency on domestic violence prevention and control
1. The Government shall unify state management of domestic violence prevention and control;
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be responsible to Government for exercising the state management of domestic violence prevention and control;
3. Ministries and ministerial-level agencies, within their designated functions and authority, shall be obliged to cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, in exercising state management of domestic violence prevention and control;
4. People’s Committees at all levels, within their designated functions and authority, shall be obliged to perform the state management of domestic violence prevention and control;
5. Annual reports on socio-economic situation submitted by Commune People’s Committees to the Commune People’s Councils shall include details of domestic violence prevention and control situation and results.
Article 36. Responsibility of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
1. Preparing normative legal documents and action plans and programs on prevention and control of domestic violence acts and submitting them to the relevant authorities for their promulgation or it can promulgate these by itself within its authority.
2. Actively cooperating with other ministries, ministerial level agencies, Government offices and provincial People’s Committees in enforcing the legal documents and action plans and programs on prevention and control of domestic violence acts.
3. Providing guidance on counselling on family issues as well as on the establishment and dismissal of counselling centres for domestic violence prevention and control and domestic violence victim assistance centres.
4. Actively cooperating with the concerned institutions/organizations to issue and organizing the implementation of the regulations on training the staff involved in domestic violence prevention and control.
5. Inspecting and checking the enforcement of the Law on Domestic Violence Prevention and Control.
6. Conducting international cooperation on prevention and control of domestic violence acts in line with the laws.
7. Actively guiding review, analysis and consolidation of domestic violence prevention and control activities, guiding the preparation of statistical reports on domestic violence prevention and control as well as guiding the review of practical experiences and replication of good models on domestic violence prevention and control.
8. Actively cooperating with the concerned institutions in editing and providing information on prevention and control of domestic violence acts.
Article 37. Responsibility of the Ministry of Health
1. Promulgating and enacting the regulations on taking in patients who are domestic violence victims and providing medical treatment to them at all medical institutions.
2. Guiding the Health Care Facilities to provide statistical reports on patients who are domestic violence victims
3. Promulgating the procedures of curing the alcoholic addicted symptoms.
Article 38. Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Instructing the prevention and control of domestic violence to be integrated into the programs of poverty reduction and hunger elimination, training and employment.
2. Giving guidance on assisting domestic violence victims at the Social Protection and Assistance Centers.
Article 39. Responsibility of the Ministry of Education and Training and other education institutions in the national education system
1. The Ministry of Education and Training shall instruct the measures to prevent and control domestic violence acts to be integrated into the academic curriculums appropriate to the requirement from the disciplines, subjects being taught at each educational level.
2. Schools and other trainin institutions in the national education system shall be obliged to integrate the knowledge of domestic violence prevention and control into their curricula.
Article 40. Responsibility of the Ministry of Information and Communication and mass media agencies
1. The Ministry of Information and Communication shall instruct the media and press agencies to diffuse and popularize the policies and Law on Domestic Violence Prevention and Control.
2. The press and media agencies shall disseminate timely and accurate information on the policies and Law on Domestic Violence Prevention and Control..
Article 41. Responsibility of the police, courts and investigating bodies
Police, courts and inspectors, within their duties and authority, shall be obliged to cooperate with the concerned organizations in protecting the rights and legitimate interests of domestic violence victims; actively preventing, timely discovering, stopping and dealing with any violations of the Law on Domestic Violence Prevention and Control; coordinating and facilitating the State management agencies on domesic violence prevention and control to do statistical work on domestic violence cases.