Chương 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007: Những quy định chung
Số hiệu: | 02/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Article 1. Scope of Regulation
1. This Law regulates the prevention and control of domestic violence, protecting and assisting the victims of domestic violence; the responsibilities of individuals, families, organizations, institutions in domestic violence prevention and control and dealing with the breach of the Law on Domestic Violence Prevention and Cotrol.
2. Domestic violence is defined as purposeful acts of certain family members that cause or may possibly cause physical, mental or economic injuries to other family members.
Article 2. Domestic violence acts
1. The acts of domestic violence consist of:
a) Corporal beating, ill-treating, torturing or other purposeful acts causing injuries to one’s health and life;
b) Insulting or other intended acts meant to offend one’s human pride, honour and dignity;
c) Isolating, shunning or creating constant psychological pressure on other family members, causing serious consequences;
d) Preventing the exercise of the legal rights and obligations in the relationship between grandparents and grand children, between parents and children, between husbands and wives as well as among brothers and sisters.
e) Forced sex;
f) Forced child marriage; forced marriage or divorce and obstruction to freewill and progressive marriage
g) Appropriating, demolishing, destroying or other purposeful acts to damage the private properties of other family members, or the shared properties of family members;
h) Forcing other family members to overwork or to contribute more earning than they can afford; controlling other family members’ incomes to make them financially dependent;
i) Conducting unlawful acts to turn other family members out of their domicile.
2. The violent acts stipulated in paragragh 1 of this Article shall also be applicable to family members in cases of divorcees or living together as husband and wife without marriage registration.
Article 3. Principles of domestic violence prevention and control
1. Taking combined and integrated measures to prevent and fight domestic violence with preventive measures as key and special attention paid to communication and education on family values, counselling and reconciliation in line with the fine traditional and cultural practices of Viet Nam.
2. Domestic violence acts must be timely discovered, stopped and dealt with in accordance with laws.
3. Victims of domestic violence must be timely protected and assisted in accordance with their actual conditions and situation, and the national socio-economic situation; giving priority in protecting the legal rights and benefits of children, elderly people, disabled people and women.
4. Promoting the role and responsibility of individuals, families, communities, institutions and organizations in preventing and controling domestic violence.
Article 4. Obligations of persons committing domestic violence
1. Respecting lawful community interference, stopping immediately violent acts against family members.
2. Complying with decisions of the authorized institutions and organizations.
3. Timely sending the victims for first aid and medical treatments; taking care of the victims of domestic violence unless the victims refuse these offers.
4. Compensating for the damages and losses caused to the domestic violence victims when required in accordance with the Law.
Article 5. Rights and obligations of domestic violence victims
1. Victims of domestic violence shall have the following rights:
a) To request the authorized institutions, organizations and individuals to protect their lives, dignity and other rights and legitimate benefits
b) To request the authorized institutions and individuals to apply measures to prevent, protect and forbid contact as stipulated by this Law.
c) To be provided with medical services as well as psychological and legal advice;
d) To be provided with temporary domicile which shall be kept confidential as well as with other information that is regulated by this Law;
e) Other rights stipulated by laws.
2. Victims shall be obliged to provide information relating to the domestic violence to the authorized individuals, institutions and organizations when required
Article 6. State policies on domestic violence prevention and control
The State shall allocate an appropriate budget for domestic violence prevention and control activities.
2. Encouraging institutions/organizations and individuals to provide financial support for domestic violence prevention and control; developing the domestic violence prevention models and assisting the victims.
3. Encouraging research and production of literature and art works on the domestic violence prevention and control.
4. Organizing and assisting the training of officials involved in domestic violence prvention and control.
5. Persons directly involved in the fight against domestic violence shall be rewarded for their good contributions and given proper entitlements in accordance with laws in return to resulting losses/damages to their health, lives and properties.
Article 7. International cooperation in domestic violence prevention and control
1. The State encourages international cooperation in domestic violence prevention and control on the basis of equality, respect for sovereignty and compliance with national and international laws.
2. International cooperation activities include:
a) Developing and implementing programes/projects and activities to prevent and fight domestic violence;
b) Joining international organizations; signing, acceeding to and implementing the related international treaties and agreements on domestic violence prevention and control;
c) Exchanging information and experiences in domestic violence prevention and control.
Article 8. Acts strictly forbidden
1. Domestic violence acts defined in Article 2 of this Law.
2. Forcing, provoking, urging and enabling other persons to commit domestic violence acts
3. Using and diffusing information, images and sounds to provoke domestic violence acts
4. Revenging or threatening to revenge the people who help the victims of domestic violence, discover, report and prevent the domestic violence acts.
5. Obstructing the discovery, reporting and settlement of domestic violence acts.
6. Making use of domestic violence prevention and control to make profits or to carry out other illegal activities.
7. Complicity, covering up, avoiding settlement and mis-settlement of domestic violence acts and non-compliance with the Law.