Chương 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007: Phòng ngừa bạo lực gia đình
Số hiệu: | 02/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3. Tác hại của bạo lực gia đình.
4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Thực hiện trực tiếp.
2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.
1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư để phòng ngừa bạo lực gia đình.
2. Tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây:
a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
3. Việc tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc;
d) Người chuẩn bị kết hôn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở.
1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
PREVENTION OF DOMESTIC VIOLENCE
Part 1. INFORMATION AND COMMUNICATION ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL
Article 9. Objectives and requirements of information and communication on domestic violence prevention and control
1. Information and communication on domestic violence prevention and control, are meant to change perception and behaviour related to domestic violence acts in order to gradually eliminate domestic violence as well as to raise awareness of good traditions and morality of the Vietnamese people and families.
2. Information and communication on domestic violence prevention and control must meet the following requirements:
1. Accurate, specific, simple and realistic;
2. Suitable to specific cases, qualification, age, gender, tradition, culture, religion and ethnic identity;
3. No impact on the gender equality, pride and honour of the victims and other family members.
Article 10. Contents of information and communication on domestic violence prevention and control
1. Policies and laws on domestic violence prevention and control, gender equality, rights and obligations of family members.
2. Good traditions and moral standards of the Vietnamese people and families
3. Negative impacts of domestic violence.
4. Measures, models and experiences in domestic violence prevention and control.
5. Knowledge of marriage and family issues; behavioural skills, cultural family building.
6. Other elements related to domestic violence prevention and control.
Article 11. Forms of information and communication on domestic violence prevention and control
1. Direct implementation
2. Through the mass media
3. Mainstreaming this issue into the teaching and learning programmes at training institutions of the national education system.
4. Through art, literature and community life or other popular cutural activities.
Part 2. RECONCILIATION OF CONFLICTS AND DISPUTES AMONG FAMILY MEMBERS
Article 12. Principles of reconciliating conflicts and disputes among family members
1. Timely, proactive and patient;
2. In harmony with the policy of the Communist Party, the Law of the State, the social morality and the good customs and practices of the people;
3. Respect for the free will of all conflicting parties to come to reconsiliation;
4. Impartiality, fairness, sensibility and sentiment;
5. Maintaining one’s privacy;
6. Respect for the rights and legitimate interests of other people; no encroachment on the State and public interests.
7. No reconciliation of conflicts and disputes among family members stipulated in Articles 14 and 15 of this Law, in the following cases:
a) Incidents of criminal nature, unless the victims request for an exemption from Criminal proceeding
b) Violations of Administrative laws subject to civil fines.
Article 13. Reconciliation of conflicts and disputes by the family and clan
The family shall be reponsible for timely discovering and reconciliating conflicts and disputes among family members.
In the case that the family cannot reconcile or at the request of any family member, the head or the prestigious person in the clan or the prestigious person in the comminity shall actively conduct the reconciliation.
Article 14. Reconciliation of conflicts and disputes by an institution/organization
Institutions/organizations shall be responsible for conducting reconciliation of conflicts and disputes between their employees and their family members at the family members’ request. if necessary, they shall cooperate with their local counterparts in conducting reconciliation.
Article 15. Reconciliation of conflicts and disputes by the grassroots reconciling teams
1. The grassroots reconciling team shall conduct reconciliation of conflicts and disputes among family members in accordance with legislation on reconciliation at the grassroots level .
2. The People’s Committees of communes, wards and townships (referred to as Commune People’s Committee) shall be responsible for cooperating with the Committee of Viet Nam Fatherland Front at the same level and its members in giving guidance, assistance and good conditions to the grassroots reconciling teams to reconcile conflicts and disputes among family members.
Part 3. COUNSELLING, COMMENTS AND CRITICISM OF COMMUNITIES ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION
Article 16. Counselling about family issues at the grassroots level
1. The State shall facilitate and encourage organizations and individuals to provide counselling services on family issues at the grassroots level to help local inhabitants prevent and fight domestic violence.
2. Counselling on family issues at the grassroots level shall include the following:
a) Provision of information, knowledge, laws and regulations about marriage, family and domestic violence prevention and control;
b) Guidance on behavioural skills in the family and on dealing with conflicts and disputes among family members.
3. Counselling on family issues shall target at the following cases:
a) Persons committing domestic violence acts;
b) Victims of domestic violence;
c) Alcholic and drug addicts, gamblers;
d) Fiancees and fiances.
4. The commune People’s Committee shall play the lead role and collaborate with the Committee of Viet Nam Fatherland Front at the same level and its members in providing counselling services on family issues.
Article 17. Comments and criticizm of communities
1. Comments and criticizm of a community shall be targeted at persons aged 16 and above committing family violence acts and continuing to do so after reconciliation by the grassroots reconciliation teams.
2. The head of a village, hamlet, township or group of local inhabitants or a head of a similar body (refered to following as community leader) shall decide and organize communal meetings to collect comments and criticism of community. The participants in such events shall include family reprentatives, nextdoor neighbours and other concerned people shall be invited by the community leader.
3. The commune People’s Committee shall be responsible for supporting the community leader in organizing communal meetings to collect comments and criticism of the community on the person(s) committing domestic violence.