Chương 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007: Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
Số hiệu: | 02/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này.
1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:
a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;
b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.
3. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.
1. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.
2. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.
3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
1. Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân hoặc tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết.
1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc y tế theo quy định tại Điều 23 của Luật này và tư vấn về sức khỏe.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình.
Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ kinh phí cho một số cơ sở hỗ trợ, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ do Chính phủ quy định.
2. Theo quy chế hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải có các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất và nhân lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Có nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
1. Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.
2. Cá nhân, tổ chức thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy.
3. Tùy theo điều kiện và khả năng thực tế, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; thực hiện việc hướng dẫn, tổ chức tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
PROTECTING AND ASSISTING VICTIMS OF DOMESTIC VIOLENCE
Part 1. MEASURES TAKEN TO PROTECT AND ASSIST VICTIMS OF DOMESTIC VIOLENCE
Article 18. Discovering and reporting domestic violence acts
1. The person who discovers domestic violence acts shall report these to the nearest police station or to the commune People’s Committee or the community leader at the scene of violence, except for the cases referred to in paragragh 3 of Article 23 and paragragh 4 of Article 29.
2. The Police station, the commune People’s Committee and the comminity leader, that have discovered or been informed of domestic violence acts shall be responsible for timely dealing with the case or requesting the relevant authorities or individuals to do it and keep the identity of the reporter confidential, and as/if necessary, protect the person reporting domestic violence acts.
Article 19. Prevention and protection measures
1. Prevention and protection measures shall be applied to protect the victim of domestic violence, stop violent acts and minimize the consequences of domestic violence, including:
a) Stopping domestic violence acts;
b) Making first aid arrangements for the victim of domestic violence;
c) Taking preventive measures in accordance with the Law in dealing with the violations of civil and criminal nature applicable to the person committing domestic violence;
d) The person committing violent acts shall not be allowed to approach the victim and not to use telephone or other medium to get in touch with the victim in order to commit violence (hereinafter referred to as a measure of forbidden contact);
2. The person present at the scene of violence, depending on the severity of the violent acts and their ability, shall be reponsible for taking measures referred to in points a and b, paragragh 1 of this Article;
3. Authority and conditions for the application, change and cancelation of measures referred to in point c, paragragh 1 of this Article shall be in accordance with the legislation on dealing with violations of civil or criminal nature;
4. The application of measures stipulated in point d, paragragh 1 of this Article shall comply with Articles 20 and 21 of this Law.
Article 20. Contact forbidden upon decision of the Chairperson of the commune People’s Committee
The commune People’s Committee at the site of domestic violence can decide to apply the measure of forbidding contact for no longer than three days when meeting the following conditions:
a) There is a written request from the victim of domestic violence, the custodian or the legal representative of the relevant organization/agency. In case of the institution, organization of authority request, it must be agreed by the victim of domestic violence,
b) Domestic violence acts cause or threaten to cause serious physical injury to health or life of the victim of domestic violence
c) The domestic violence victim and the violence committing person are living at different domiciles at the time of contact
2. By the latest of 12 hours from the receipt of the request, Chairperson of communal People’s Committee shall decide to apply the forbidden contact measure with the victim of domestic violence; In case no decision shall be made, a written notice with specific reasons shall be sent to the requesting person.
Decision forbidding contact with the victim of violence shall be in force right after its issuance, and sent to the person conducting violence, the victim of violence, the community leader at the victim’s domicile.
3 The chairperson of communal People’s Committee deciding to forbid contact with the victim, shall cancel that decision when the victim of violence request this cancelation, or when the measure is found not necessary any more
4. In case there happen the wedding or funeral, or some special events in their families that require the violence victims and the violence committed persons to contact each other, the violence committed person has to inform the victim’s community leader..
5. The violence committing person breaching the forbidden contact decision can be seized for civil breach of Law and fined
6. The Government shall stipulates specifically the application, cancellation of the measure to forbid contact with the victim of violence, the person of supervising authority , and the treatment of the person who commits domestic violence and breach the forbidden contact rule in this Article.
Article 21. Forbidding contact upon decision of the court
1. In collecting evidence or processing civil case between the victim of domestic violence and the person conducting violent acts, the courts shall have the authority to forbid the person committing violent acts to contact the victim of domestic violence for no longer than 4 months when having sufficient conditions as following:
a) Written request from the victims of domestic violence, the custodian or the legal representative or the authorized institution/organization. In case the authorized institution/organization requests, they must be agreed to by the victim of domestic violence,
b) The domestic violence causing physical damages or threatening to cause serious injury to the health and life of the victim of domestic violence.
c) The violence committing person and the victim are not living in the same domicile during the forbidden contact duration.
2. The decision of forbidden contact with the victim of domestic violence shall be effective after signing and shall be notified to the violence committed person, the victim of violence and the community leader at the victim’s domicile and the people’s Inspecting Institute at the same level.
3. The people’s court that decided on the forbidden contact measure, shall cancel that decision when receiving the written request for cancellation from the violence victim or when it sees that this measure is no longer needed
4. In case there is a wedding or funeral, or some special events in their families that require the victim of violence and the violence committing person to contact each other, the violence committing person must inform the victim’s community leader.
5. Authority, sequence of steps and procedures, changes, cancelation of forbidden contact measure with the domestic violence victim referred to in this Article shall be similarly applied in accordance with the Law on Civil Proceedings for temporary emergency measures.
Article 22. Supervising the implementation of the forbidden contact decision
1. Upon receipt of the decision on forbidden contact with the domestic violence victim from the chairperson of communal People’s Committee or from the authorized court, the community leader shall cooperate with the concerned organization at the grass-roots level to assign people to supervise the implementation of the forbidden contact Decision.
2. The assigned superviser shall have following duties:
a) following up the carry-out of the forbidden contact decision between the violence committed persons and the violence victims; in case the violence committed persons are found meeting with the violence victims , requesting that person to strictly comply with the no-contact Decision
b)In case the violence committed person attempt to contact with the violence victims, the assigned superviser shall report to the community leader to stop that from occuring.
3. Should the violence committed person be allowed to meet with the violence victims in accordance with the regulation at paragragh 4, article 20 and paragragh 4 of Article 21 of this Law, the family members are required to supervize the meeting to make sure no domestic violence taking place
Article 23. Taking care of domestic violence victim at health stations
1. Domestic violence victims, after taking medical care and treatment, can be granted with the certificate of injury at their request.
2. Expenses of medical care and treatment for domestic violence victims shall be covered by the medical insurance funds if they hold medical insurance cards.
3. Medical staff, in doing their jobs, shall be reponsible for keeping the violence victim’s private information confidential; in case the domestic violence acts are found with criminal signs, the medical staff shall have to inform the case to the Head of the health station, who shall report it to the police at the nearest station
Article 24. Counselling for domestic violence victims
1. Victims shall be given advice on health care, family, domestic behaviour, law and psychological issues to deal with the domestic violence acts
2. Health stations, social protection centers, domestic violence counselling centres, domestic violence victim supporting facilities, individuals or organizations as stipulated in Articles 27, 28, 29 and 30 of this Law, depending on their functions and duties, shall be obliged to provide suitable advice to domestic violence victims.
Article 25. Imergency support of essential provisions
The commune People’s Committee shall play the lead role and collaborate with with the Committee of Viet Nam Fatherland Front of the same level and its members and other local social organizations and domestic violence victim supporting facilities in providing emergency support to meet essential needs of domestic violence victims when neccessary.
Part 2. DOMESTIC VIOLENCE VICTIM SUPPORT FACILITIES
Article 26. Domestic violence victim supporting facilities
1. Domestic violence victims supporting facilities shall provide domestic violence victims with care, advice and temporary domicile and other essential support.
2.The domestic violence victim support facilities shall includes:
a) Health stations;
b) Social Protection and Assisting Centers;
c) The domestic violence victim supporting centers;
d) Counselling centres for prevention and control of domestic violence;
đ) Reliable addresses in community.
1. Health stations shall provide medical services in line with Article 23 of this Law and also provide advice on health issues.
2. Public health stations, apart from performing as mentioned in paragraph 1 of this Article, depending on their actual capacity and conditions, shall provide temporary domicile to the domestic violence victims for no longer than one day at the request of the victims.
Article 28. Social protection centers
Social protection centers shall provide assistance, psychological advice, temporary domicile and other necessities to domestic violence victims.
Article 29. Domestic violence victim assistance as well as domestic violence prevention and control counselling centres
1. The State shall encourage and facilitate individuals and organizations to establish domestic violence victim supporting and counselling facilities; provide financial support to some supporting and counselling facilities under the domestic violence prevention and control programs/plans as well as to target beneficiaries defined by the government
2. Depending on their operational policies and functions, domestic violence victim supporting and counselling centres shall provide health care, legal and psychological advice, temporary domiciles and other essential support to domestic violence victims
3. The domestic violence victim supporting and counselling facilities must meet the following conditions:
a) Having sufficient physical resources and qualified human resources suitable to carry out domestic violence victim supporting activities
b) Being financially viable to maintain violence victim supporting activities.
4. The counsellors must have good ethics and good expetise in their field in accordance with regulations on counselling services. They must keep the victim’s privacy confidential except for the case that they find some criminal signs out of domestic violence acts. In such a case, they should report to the Head of their counselling centre, who must report to the police immediately.
Article 30. Reliable addresses in the community
1. Reliable addresses in community are: prestigious individuals and organizations that are capable volunteers ready to help domestic violence victims in the community
2. Individuals and organizations shall inform the commune People’s Committee of their willingness and readiness to be reliable addresses and their locations.
3. The reliable addresses in the community, depending on their actual situation and capacity, shall admit violence victims and provide them with assistance, advice and temporary domicile and keep the relevant authorities informed.
4. The commune People’s Committee shall list reliable addresses in the community; provide guidance and conduct training on prevention and control of domestic violence and protect the reliable addresses when necessary.
5. The commune/ward/township Committee of Fatherland Front and its members shall be obliged to work with the People’s Committee at the same level, to carry out communication/advocacy and establish reliable addresses in the community
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực